Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Biện pháp tu từ

HOÁN DỤ: biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng. Trong tiếng Việt, dùng tên gọi của cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (vd. nhà có ba miệng ăn), dùng tên gọi cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng (vd. bàn tay vàng), dùng tên riêng để chỉ tính cách, đặc trưng (vd. Sở Khanh)... là những HD.
BIỆT NGỮ: tập hợp những yếu tố ngôn ngữ riêng, mang tính đặc thù của một nhóm người trong cộng đồng ngôn ngữ. Nhờ BN, nhóm người này có thể phân biệt được với các nhóm khác trong cùng cộng đồng ngôn ngữ đó. Về cấu trúc, BN là một thứ ngôn ngữ phát sinh từ ngôn ngữ tự nhiên, không hoàn chỉnh và không có tính hệ thống cao. Thông thường, BN không khác ngôn ngữ tự nhiên về ngữ âm và ngữ pháp, chỉ khác chủ yếu về một số đơn vị từ vựng.
ẨN DỤ:

1. (văn, ngôn ngữ), biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.). Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại: 1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv. 2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ. 3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình. Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).
2. (mĩ thuật), ÂD là bố cục tạo hình xây dựng những hình ảnh cụ thể nhưng gợi liên tưởng đến những ý niệm trừu tượng. Bức tranh "Công lí và sự báo phục truy nã tội phạm" của Pruđông (P. P. Proudhon) là bức tranh ÂD. Tranh Tết Việt Nam như tranh "Gà", "Lợn", gợi liên tưởng đến cảnh con cháu đầy đàn, cảnh làm ăn sung túc ấm no; tranh "Tùng", "Cúc", "Trúc", "Mai" gợi liên tưởng đến sự tuần hoàn của trời đất, đến khí chất thanh cao của hiền nhân quân tử.

ĐIỆP TỪ NGỮ:

biện pháp lặp lại một số từ, cụm từ hoặc một cấu trúc ngữ pháp để nhấn mạnh nội dung làm tăng giá trị biểu cảm.

– Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

(Hồ Chí Minh)

– Sống dại sinh chi đứng chật đời

Sống xem Âu Mĩ hổ chăng ai ?

Sống làm nô lệ cho người khiến.

Sống chịu ngu si để bạn cười !

Sống tưởng công danh không tưởng nước,

Sống lo phú quý chẳng lo đời,

Sống mà như thế đừng nên sống,

Sống dại sinh chi đứng chật đời.
BIỆN PHÁP TU TỪ: cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những BPTT cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản.
PHÉP HOÁN DỤ:

Hoán dụ là cách tạo tên gọi mới cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể nhằm diễn tả sinh động nội dung thông báo mà người viết muốn đề cập. Nguyên tắc của hoán dụ là lâm thời chuyển đổi tên gọi, trong đó “sự vật được nói tới” phải không xuất hiện trên văn bản. Tác giả Sứ Điệp Tình Thường cũng đã vận dụng biện pháp tu từ này một cách nhuần nhuyễn.

Ví dụ 1:

1* Dọc đường dư luận tỉ tê

Rằng: “ Gioan đã bị “Râu dê” cầm tù. ” (1067 – 1068)

2* Gioan từng kết án hôn quân

Cướp con đoạt vợ loạn luân vô nghì. (1981 – 1982)

3* Nhân ngày Khánh đản dịp may

Hôn quân mở tiệc vui say đình thần. (1987 – 1988)

4* Lạ thay! Giữa chốn triều đình

Hôn quân mặt sắt quên mình ngôi cao. (1993 – 1994

Tác giả sử dụng từ “Râu dê” và “hôn quân” ở đây là để nói về Vua Hêrôđê đã cướp vợ của anh trai mình.

Ví dụ 2:

Côn quang được lệnh bao vây

Ra đi, đi suốt một ngày về không

Đưa nhau trình diện hội đồng

Quan thầy hỏi chúng: “Sổ lồng rồi sao?”

Thưa rằng: “Kim cổ đời nào

Chưa ai triết lý thâm cao bằng Người. ”

Dứt lời bị mằng tơi bời:

“Lọ nồi mà cũng bị nhồi nữa sao?” (3611 – 3618)

Tác giả dùng từ “Lọ nồi” chính là sử dụng thủ pháp hoán dụ nói đến mấy tên côn quang.

Ví dụ 3:

Dù Ta tự chứng một mình

Chứng ta có mối đồng tình của Cha

Chính Ngài là Đấng sai Ta

Họ thưa: “Dám hỏi Cụ nhà ở đâu?” (3713 – 3716)

Từ “Cụ nhà” mà tác giả sử dụng là nhằm nói đến Thiên Chúa Cha.

Ví dụ 4:

1* Họ rằng: “Lạc đạo Ông ơi

Gọi Ông quỉ ám đúng lời lẽ chăng?” (3821 – 3822)



2* Ông bị quỷ ám chưa tha

Mọi người đều chết, chết già chết non (3833 – 3834)

Trong các đoạn thơ trên, từ “Ông quỷ ám” đều nhằm nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 5:

Biệt phái đứng thẳng hiên ngang

Lên cung sửa giọng âm vang rền rền:

“Lời tôi khẩn nguyện trước tiên

Là lời cảm tạ Chúa trên cõi trời

Cho tôi không giống người đời

Ngoại tình trộm cắp chơi bời đắm say

Không như “quân hút máu” nầy

Mỗi tuần tôi đã giữ chay hai lần. (4913 – 4920)

Từ “quân hút máu” nhằm chỉ người thu thuế.

Ví dụ 6:

Bấy giờ dù giữa mùa cày

Hai chàng thì sẽ gọi ngay một chàng

Hai cô xay bột bên đàng

Áo xanh để lại, áo vàng đem đi. (6479 – 6482)

Từ “áo xanh” và từ “áo vàng” trong câu thơ trên chính là sự hoán dụ thay cho hai cô gái.

Ví dụ 7:

Trời mai ngày áp đẹp trời

Phê- rô được lệnh cùng người Chúa yêu. (6671 – 6672)

Từ “người Chúa yêu” là nói đến thánh Gioan tông đồ.

Ví dụ 8:

Chúng con sạch cốt sạch bì

Mặc dù có kẻ gan lì đá chai. (6783 – 6784)

Từ “kẻ gan lì đá chai” nhằm ám chỉ ông Giu- đa bán Chúa.

Ví dụ 9:

Có quân hộ tống bạo tàn

Có dân đông đảo nhập đoàn trợ oai

Giữa bầy sói dữ lạc loài

Chúa thành cái đích chúng mài nhọn răng

Trước hàm sư tử hung hăng

Như chiên bị trói chẳng rằng chẳng kêu. (8175 – 8180)

Từ “bầy sói dữ” và “hàm sư tử” là tên mà tác giả dùng để gọi quân hộ tống và bọn người hùa theo kết án Chúa Giêsu.

Từ “chiên bị trói” thì ai cũng hiểu đó là nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 10:

Hỏi chi thì hỏi mặc dầu

Trăm câu chẳng được một câu đáp về

Bực mình đánh tiếng cười chê:

“Trẫm vô duyên gặp Thằng Hề ngu si

Ban cho Hắn chiếc bạch y

Trả về quan trấn làm chi thì làm. ” (8295 – 8300)

Từ “Thằng Hề” là nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 11:

Họ rồng, tộc rắn hai nhà

Bấy lâu có chuyện bất hoà sâu cay

Trời xui đất khiến vụ này

Rắn, rồng từ đó bắt tay làm lành. (8307 – 8310)

Từ “rồng” là tên gọi Vua Hê- rô- đê.

Từ “rắn” là tên gọi quan tổng trấn Phi- la- tô.



IV- SỬ DỤNG PHÉP KHOA TRƯƠNG:

Khoa trương hay phóng đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật hiện tượng dưới cách nhìn hài hước, châm biếm hoặc hy vọng lạc quan. Tuy là một tác phẩm chuyển thể của Thánh Kinh, nhưng thi sĩ đã vẫn sử dụng phép khoa trương rất đặc sắc trong một số trường hợp.

Ví dụ 1:

Ghé tai môn đệ nhỏ to:

Một đồng một cốt Thầy trò nhà bay

Trao ly cụng chén no say

Với quân bóc lột với tay gạt lường. (1347 – 1350)

Khi sử dụng các từ “một đồng một cốt”, tác giả đã phóng đại lên sự chê bai chỉ trích của các thầy thông luật và biệt phái đối với Thầy trò của Chúa Giêsu. Họ xem Chúa Giêsu và các môn đệ chỉ là những kẻ “sáng rượu trưa trà” chỉ biết nhậu nhẹt với phường tội lỗi, còn tất cả những phép lạ Chúa làm chỉ là sự ma mãnh của bọn đồng cốt mà thôi.

Ví dụ 2:

Ông này là bậc tiên tri

Lẽ ra biết ả tiện tỳ là ai. (2091 – 2092)

Tác giả đã dùng từ “ả tiện tỳ” nhằm cho thấy người Biệt Phái hạ thấp giá trị nhân phẩm của người phụ nữ tội lỗi.

Ví dụ 3:

Chúa ngồi bó gối ngoài khoang

Say sưa ôm giấc mơ vàng ngủ yên. (2351 – 2352)

Tác giả đã nói quá về sự mê ngủ của Chúa Giêsu, thuyền chật phải ngồi bó gối thì không thể nào “say sưa ôm giấc mơ vàng ngủ yên”, bởi vì Chúa đâu phải là kẻ ham ngủ một cách vô trách nhiệm trước những lo lắng của các môn đệ, nhưng Chúa muốn thử các môn đệ tin Ngài như thế nào mà thôi.

Ví dụ 4:

Vào hôm ngày Lễ bắt đầu

Xôn xao nổi dậy những câu thăm dò

Bọn người Do Thái nhỏ to:

“Liệu chừng Hắn có dám mò đến chăng?” (3497 – 3500)

Từ “dám mò” nhằm chê bai và hạ thấp giá trị của Chúa Giêsu, bởi vì Chúa vẫn công khai lên đền thờ rao giảng vào mỗi sáng cho đến khi chịu khổ nạn.

Ví dụ 5:

Chúng tao có Đấng quan thầy

Từng được Chúa phán dạy ngay nhãn tiền

Đó là tổ phụ Mai- sen

Ông Giê- su ấy dân đen xứ nào. (3963 – 3966)

Từ “dân đen” cũng nhằm chê bai và hạ thấp giá trị của Chúa Giêsu.

Ví dụ 6:

Ác vàng vừa trốn sau đồi

Trông lên núi Thánh rợp trời đèn hoa. (6691 – 6692)

Từ “Ác vàng” hay “quạ vàng’ (kim ô) sử dụng phép ẩn dụ để diễn tả mặt trời.

Ví dụ 7:

Hằm hằm một bọn trảo nha

Lôi người bị trói đứng ra giữa phòng

Người đâu tiều tuỵ hình dong

Mà trông ánh mắt uy phong khác người

Khuyển ưng chưa kịp rút lui

Một lô ruồi nhặng nối đuôi kéo vào

Trước toà răm rắp cúi chào

Luân phiên tố cáo ồn ào như sôi

Tố gian, tố dối một hồi

Bên mâu bên thuẫn tố bồi lẫn nhau. (7863 – 7872)

Từ “khuyển ưng” ám chỉ bọn thủ hạ của Cai- pha và từ “ruồi nhặng” ám chỉ lũ người làm chứng gian.

Ví dụ 8:

Phê- rô như dại như ngây

Ân sâu nghĩa nặng giờ đây còn gì

Nghẹn ngào bưng mặt chạy đi

Mắt hoen mờ lệ lòng bi thiết buồn

Mạch sầu như nước vỡ nguồn

Chảy mòn hai má chảy luôn trọn đời. (7979 – 7984)

Qua câu “chảy mòn hai má chảy luôn trọn đời”. Tác giả đã sử dụng thủ pháp khoa trương nhằm làm tăng thêm lòng ăn năn chân thành của Thánh Phê- rô trong suốt cả đời ông.

Ví dụ 9:

Lại còn độc địa khôn lường

Lại còn bêu rếu phi thường chua cay

Rằng: “Nghe lỗ miệng Tên nầy

Tự xưng Thiên Tử cũng tay ngạo đời. (8467 – 8470)

Từ “lỗ miệng” có tính chê bai khinh miệt Chúa Giêsu.

Ví dụ 10:

Kỳ hào ngậm miệng đã lâu

Tiết thêm nọc độc bắt đầu tuôn ra:

“Ngoại trừ hoàng đế Xê- da

Chúng tôi đâu có mồ ma vua nào?” (8561 – 8564)

Từ “tiết thêm nọc độc” nhằm làm tăng thêm tính nham hiểm và độc ác của bọn kỳ hào.

Từ “mồ ma” vừa nói lên sự dua nịnh vừa nói lên sự xảo ngôn của bọn kỳ hào không chấp nhận Chúa Giêsu là Vua mà chỉ thần phục Hoàng đế Xê- da của đế quốc Rôma.

Ví dụ 11:

Lý hình phóng tới vội vàng

Hung hăng như rắn hổ mang vờn mồi

Miệng phun bọt dãi tanh hôi

Bày trò lăng nhục ôi thôi đủ trò. (8585 – 8588)

Từ “rắn hổ mang”, “miệng phun bọt dãi tanh hôi” cũng đều làm tăng thêm tính nham hiểm và độc ác của bọn lý hình.

Trong giao tiếp nghệ thuật, việc phát huy hiệu lực của biện pháp tu từ ngữ nghĩa tuỳ thuộc vào vốn ngôn ngữ và quá trình rèn luyện tư duy của mỗi người. Nhà thơ Nguyễn Xuân Văn đã vận dụng chúng như là các thủ pháp tạo nên các đặc trưng của Sứ Điệp Tình Thường giúp cho người đọc có một chìa đi vào các lớp nghĩa ở cả bề sâu và cấu trúc của nó.

SỬ DỤNG PHÉP ẨN DỤ:

Trong Sứ Điệp Tình Thường, tác giả cũng thường vận dụng phép so sánh không nói thẳng ra, đó là phép ẩn dụ. Khi đọc câu thơ có phép ẩn dụ, người tiếp cận phải dùng năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố hiện diện trong câu thơ với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài câu thơ. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc.
1- Phép ẩn dụ nhân hoá:

Ẩn dụ nhân hoá là kiểu ẩn dụ được xây dựng trên mối quan hệ giữa người và vật. Đó là phép ẩn dụ được hình thành trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật mà tác giả đã vận dụng trong tác phẩm của mình.

Ví dụ 1:

Sứ Trời dẫn giải gần xa

“Trái Thần bởi phép Thánh Thần tượng sinh

Hoa trinh giữ vẹn hương trinh

Vườn xuân nắng giãi thêm hình sắc xuân. (147 – 150)

Để diễn đạt mầu nhiệm nhập thể, tác giả đã sử dụng từ “Trái Thần” để nói về Chúa Giêsu và từ “Vườn xuân” là nói về Đức Mẹ.

Ví dụ 2:

Dưới chân con bóng đã tròn

Chúa dừng nghỉ mệt tránh đòn nắng trưa. (957 – 958)

Thi sĩ đã sử dụng từ “con bóng” để nhân cách hoá “ông mặt trời” đang “đánh đòn nắng trưa”.

Ví dụ 3:

Qua cơn sóng nổi gió trôi

Thầy trò im lặng cùng ngồi nhìn xa

Dần dần thấy đất Giét- xa

Con thuyền mệt mỏi vượt qua biển hồ. (2367 – 2370)

Rõ ràng tác giả dùng từ “con thuyền mệt mỏi” để diễn tả trạng thái của các môn đệ vừa thoát qua cơn bão táp trong đêm.

Ví dụ 4:

Được Lời không nhận lấy Lời

Không tin nơi Đấng mà Người đã sai. (2951 – 2952)

Từ “Lời” ở đây không thể hiểu là lời nói mà chắc chắn là nói về “Đấng” mà Chúa Cha đã sai đến thế gian, đó chính là Chúa Giêsu, Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa.

Ví dụ 5:

Chúa xuân ví đến kịp thời

Hoa xuân đâu bị dập vùi cho cam. (5331 – 5332)

Từ “Chúa xuân” là nói đến Chúa Giêsu, còn từ “Hoa xuân” là ám chỉ La- da- rô.

Ví dụ 6:

Ai trao câu đố vào tai?

Cho người khó đứng cho ai khôn ngồi

Kể từ buổi ấy qua rồi

Biết vàng cao giá, lửa thôi thử vàng. (5995 – 5998)

Từ “vàng” là nói về Chúa Giêsu, từ “lửa” ám chỉ biệt phái.

Ví dụ 7:

Thiên thần chẳng rõ chẳng hay

Con Người cũng chẳng được bày tỏ ra

Chỉ riêng mình Đức Chúa Cha

Đo lường tuổi tác trời già mà thôi. (6457 – 6460)

Có lẽ chỉ có các loại sinh vật theo cái qui luật sinh bệnh lão tử thì mới già, chứ trời đất thì không theo qui luật này nên không ai gọi “trời già”. Tác giả đã nhân cách hoá tuổi tác của ông trời nhằm mục đích nói đến ngày cánh chung mà thôi.

Ví dụ 8:

Dù Thầy có phải ra đi

Là đi sắp chỗ thay vì các con

Bao giờ hoa nở trăng tròn

Sẽ quay trở lại nước non trùng phùng. (6967 – 6970)

Từ “trùng phùng” diễn đạt sự gặp gỡ của con người, cho nên trong câu thơ này từ “nước non” phải hiểu là đại biểu cho Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.

2- Phép ẩn dụ tượng trưng:

Tác giả Sứ Điệp Tình Thường cũng thường sử dụng ẩn dụ tương trưng là loại ẩn dụ được dùng đi dùng lại nhiều lần trở thành các hình ảnh có giá trị tượng trưng.

Ví dụ 1:

Chân trời mộng ước lùi xa

Nghĩ thôi mai cỗi trúc già thì thôi

Chim bay về núi tối rồi

Ngày xanh mấy thuở vãn hồi cho đâu? (45 – 48)

Trong đoạn thơ trên, rõ ràng các từ “mai cỗi”, “trúc già”, phải hiểu đó là nói về ông bà Giacaria đã già yếu và từ “chim bay” trong câu “ về núi tối rồi” là nói về tuổi già của ông bà đã không còn khả năng sinh con.

Ví dụ 2:

Vợ chồng sum họp đề huề

Nước non như cũ, trăng thề còn nguyên. (85 – 86)

Từ “nước non” và từ “trăng thề” thường biểu hiện cho tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng.

Ví dụ 3:

Thầy trò vui chuyện đổi thay

Chúa rằng: “ Thiên hạ cho Thầy là ai?”

Thưa rằng: “Kẻ trúc, người mai

Nào Gioan Tẩy giả, nào Ngài Ê- li. (3167 – 3168)

Trong mạch thơ này thì từ “trúc” và từ “mai” là nhằm nói đến các tiên tri và các ngôn sứ trong Cựu ước.

Ví dụ 4:

Ngày kia vào đến một làng

Dân Sâm- ri hận chẳng màng đón đưa

Giắc, Gioan nổi sấm sét thưa:

“Lửa trời khiến đốt cho chừa, nên chăng?” (3487 – 3490)

Từ “nổi sấm sét” trong câu thơ này tượng trưng cho sự tức giận.

Ví dụ 5:

Mặt rồng lộ vẻ vui tươi

Hân hoan chào khách nói lời tri ân. (6149 – 6150)

Từ “mặt rồng” là từ ẩn dụ nhằm nói đến nhà vua.
3- Phép ẩn dụ ngụ ngôn:

Ẩn dụ ngụ ngôn là nói đến bài học đạo đức, nói tới triết lý nhân sinh. Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người ta một cách thấm thía vì đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tưởng. Có thể nói đây là hình thức phát triển của ẩn dụ nhân hoá.

Mặc dù Thánh Kinh Tân Ước đầy ắp những dụ ngôn bằng văn xuôi của Chúa Giêsu, nhưng Linh mục Nguyễn Xuân Văn đã chuyển những dụ ngôn ấy qua thể qua thể lục bát một cách khéo léo mà không làm mất đi nội dung giáo lý và đạo đức, về cách ứng xử giữa con người với con người.

Ví dụ 1: Dụ ngôn “Cỏ lùng”:

Nước Trời giống cảnh thôn quê

Sang thu chủ ruộng lo bề tăng gia

Gieo xong giống tốt về nhà

Kẻ thù lén đến rắc pha cỏ lùng

Lúa lên thành gié thành bông

Cỏ lùng xuất hiện lộn sòng đứng chen

Tình hình đám ruộng rối ren

Gia nhân đem chuyện trình lên chủ nhà:

“Ông gieo giống tốt kia mà,

Cỏ đâu đến mọc ai pha trộn vào?”

Chủ rằng: “Chắc kẻ thù nào,

Muốn gây thêm chuyện hỗn hào với ta”.

Có người xin dọn ruộng nhà

Chủ rằng: “Đừng vội! Chẳng thà để yên.

Lúa và cỏ sẽ lớn lên

Tạm thời để nó chẳng nên nhổ lầm

Đến mùa ta sẽ tới thăm

Bảo đoàn thợ gặt lưu tâm thi hành

Cỏ thì bó lại từng khoanh

Quăng vào lửa đốt cho thành bụi tro

Lúa thu vào lẫm vào kho,

Có chi mà phải âu lo nhọc mình”. (2261 – 2282)

Ví dụ 2: Dụ ngôn “Con chiên lạc”:

Có người chăm sóc chiên non

Trăm con thấy thiếu một con trong ràn

Cả bầy để lại rừng hoang

Thương con chiên lạc sẵn sàng xông pha

Mấy đèo mấy suối cũng qua

Không đành bỏ nó đắm sa lạc loài

Thấy chiên mắc giữa bụi gai

Gỡ ra vác thẳng trên vai đem về

Mà lòng sung sướng tràn trề

Biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt bao gồm các phép so sánh, phép ẩn dụ, phép hoán dụ và phép khoa trương. Linh mục Thi sĩ Nguyễn Xuân Văn đã vận dụng rất khéo những biện pháp tu từ ngữ nghĩa này và chúng ta sẽ cùng thưởng thức các thủ pháp của ngài qua tác phẩm Sứ Điệp Tình Thương.

I- SỬ DỤNG PHÉP SO SÁNH:

So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. Cơ sở của phép so sánh tu từ học chính là tính khác biệt về chất và về loại giữa các sự vật, hiện tượng.

Như vậy thực chất của phép so sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này để giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác.

Phép so sánh tu từ bao gồm: so sánh có từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn kém, so sánh bậc cao nhất và so sánh không có từ so sánh.
1- So sánh có từ so sánh:

Khi sử dụng phép so sánh có từ so sánh, các nhà thơ thường sử dụng các từ : như, là, hơn, kém, nhất.

Ví dụ 1:

Họ rằng: “Môn đệ ông Gioan

Tịnh chay kinh kệ tân toan liền ngày

Còn như quý đệ tử đây

Trà trưa, rượu sớm, mặt dày lắm sao?” (1357 - 1360)

Ví dụ 2:

Chúa rằng: “Dầu tự chứng minh

Chứng Ta vẫn chắc như đinh cột nhà. (3701 – 3702)

Ví dụ 3:

Bỗng nghe tiếng Chúa gọi to:

“Hỡi thằng ngu ngốc như bò nghe đây. ” (4389 – 4390)

Ví dụ 4:

Bao lần Ta đã quan hoài

Muốn thu con cái lạc loài của ngươi

Như gà mẹ chạy tới lui

Thu con dưới cánh chăm nuôi không ngừng. (4509 – 4512)

Ví dụ 5:

Cùng nhau một hội một thuyền

Thương nhau như cắt máu truyền cho nhau. (6893 – 6894)

Ví dụ 6:

Oai nghi khiếp quỷ kinh ma

Chúng nghe như sét nổ va ngang đầu

Giựt mình cả bọn ngã nhào

Chẳng còn biết đất trời đâu mà rờ. (7699 – 7702)

Ví dụ 7:

Bỗng nom thấy cuộn dây thừng

Quần ma bỏ lại cạnh rừng đêm qua

Đôi ngươi trực thị Giu- đa

Loé lên như thể bị tà thôi miên. (8121 – 8124)

Ví dụ 8:

Người đâu mặt mũi hoà hiền

Mà trông phong độ như viền hào quang

Vẻ gì chính trực đàng hoàng

Vẻ gì cao quí hiên ngang tuyệt vời. (8225 – 8228)

Ví dụ 9:

Dân càng già miệng già hàm

Lồng lên như ngựa bất kham thét gào. (8327 – 8328)

Ví dụ 10:

Đánh thôi đất thảm trời sầu

Khắp người toé máu nát nhầu thịt da

Ngọn roi như đốt lưng ngà

Gươm đâm xé ruột muối chà tưa gan. (8441 – 8444)

Ví dụ 11:

Quan liền cắt đội lý hình

Pháp trường điệu Chúa đóng đinh mặc lòng

Tuyên xong bản án bất công

Nghe lòng như bị mũi chông đâm vào. (8569 – 8572)

Ví dụ 12:

Kỳ hào tư tế hả hơi

Bá vai thủ hạ vang trời hò reo

Như vừa đánh thắng một keo

Như vừa trút bỏ đá đeo bên mình

Thét lên như bị động kinh:

Mau cho hắn nếm mũi đinh tử thần. (8575 – 8580)

2- So sánh không có từ so sánh:

Cái hay của phép so sánh là so sánh không từ so sánh mà nhà thơ Nguyễn Xuân Văn thường viết trong Sứ điệp tình thường. Sau đây là một số đoạn thơ đơn cử:

Ví dụ 1:

Phúc thay dân chúng Sâm- ri

Càng nghe giảng thuyết càng suy phục nhiều

Không vì thiếu phụ bao nhiêu

Mà vì Lời Chúa cao siêu nhiệm mầu. (1059 – 1062)

Ví dụ 2:

Lời cao dẫn giải thêm cao

Ý sâu nghĩa lý thêm vào càng sâu. (1295 – 1296)

Ví dụ 3:

Tuy hèn vẫn có dưới tay

Một vài tên lính thường ngày ra công

Chỉ đông phải đến bên đông

Chỉ tây cũng phải buộc lòng sang tây

Huống hồ uy đức của Thầy

Tới lui để nhọc gót giày dám đâu. (1827 – 1832)

Ví dụ 4:

Gioan là đèn sáng mặc dầu

Ta còn có chứng sở cầu nơi Cha

Chứng rằng: “Cha đã sai Ta

Chứng bằng lời nói, chứng qua việc làm. ” (2945 – 2946)

Ví dụ 5:

Luật Trời thì các ngươi quăng

Mà khư khư giữ thói xằng người xưa

Dám coi luật Chúa bằng thừa

Vừa không tôn trọng lại vừa bỏ qua. (3009 –3012)

Ví dụ 6:

Chúa rằng: “Xéo khỏi nơi đây

Sa- tan gây rối cho Thầy hay sao?

Lời sao chẳng được lời nào?

Ý người xa ý trời cao nghìn trùng. (3205 – 3208)

Ví dụ 7:

Các con hãy khá nhớ lời

Nếu không sống lại cuộc đời bé thơ

Để mà đón nhận ước mơ

Quyết không đến được bến bờ tiêu diêu. (3347 – 3350)

Ví dụ 8:

Chúa rằng: “Mang lấy tội khiên

Là mang lòi tói mang xiềng mang gông. (3771 – 3772)

Ví dụ 9:

Hỡi ôi! Đức Mẹ Đồng Trinh

Ôm con yêu dấu thống tình khóc than

Mạch sầu núi lở khó hàn

Dòng sầu đá chảy tuyết tan khôn cầm

Ai ngăn nổi giọt lệ thầm

Ai cầm nổi máu tim bầm ứa ra. (9087 – 9092)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Biện pháp tu từ

HOÁN DỤ: biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng. Trong tiếng Việt, dùng tên gọi của cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (vd. nhà có ba miệng ăn), dùng tên gọi cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng (vd. bàn tay vàng), dùng tên riêng để chỉ tính cách, đặc trưng (vd. Sở Khanh)... là những HD.
BIỆT NGỮ: tập hợp những yếu tố ngôn ngữ riêng, mang tính đặc thù của một nhóm người trong cộng đồng ngôn ngữ. Nhờ BN, nhóm người này có thể phân biệt được với các nhóm khác trong cùng cộng đồng ngôn ngữ đó. Về cấu trúc, BN là một thứ ngôn ngữ phát sinh từ ngôn ngữ tự nhiên, không hoàn chỉnh và không có tính hệ thống cao. Thông thường, BN không khác ngôn ngữ tự nhiên về ngữ âm và ngữ pháp, chỉ khác chủ yếu về một số đơn vị từ vựng.
ẨN DỤ:

1. (văn, ngôn ngữ), biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.). Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại: 1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv. 2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ. 3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình. Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).
2. (mĩ thuật), ÂD là bố cục tạo hình xây dựng những hình ảnh cụ thể nhưng gợi liên tưởng đến những ý niệm trừu tượng. Bức tranh "Công lí và sự báo phục truy nã tội phạm" của Pruđông (P. P. Proudhon) là bức tranh ÂD. Tranh Tết Việt Nam như tranh "Gà", "Lợn", gợi liên tưởng đến cảnh con cháu đầy đàn, cảnh làm ăn sung túc ấm no; tranh "Tùng", "Cúc", "Trúc", "Mai" gợi liên tưởng đến sự tuần hoàn của trời đất, đến khí chất thanh cao của hiền nhân quân tử.

ĐIỆP TỪ NGỮ:

biện pháp lặp lại một số từ, cụm từ hoặc một cấu trúc ngữ pháp để nhấn mạnh nội dung làm tăng giá trị biểu cảm.

– Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

(Hồ Chí Minh)

– Sống dại sinh chi đứng chật đời

Sống xem Âu Mĩ hổ chăng ai ?

Sống làm nô lệ cho người khiến.

Sống chịu ngu si để bạn cười !

Sống tưởng công danh không tưởng nước,

Sống lo phú quý chẳng lo đời,

Sống mà như thế đừng nên sống,

Sống dại sinh chi đứng chật đời.
BIỆN PHÁP TU TỪ: cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những BPTT cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản.
PHÉP HOÁN DỤ:

Hoán dụ là cách tạo tên gọi mới cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể nhằm diễn tả sinh động nội dung thông báo mà người viết muốn đề cập. Nguyên tắc của hoán dụ là lâm thời chuyển đổi tên gọi, trong đó “sự vật được nói tới” phải không xuất hiện trên văn bản. Tác giả Sứ Điệp Tình Thường cũng đã vận dụng biện pháp tu từ này một cách nhuần nhuyễn.

Ví dụ 1:

1* Dọc đường dư luận tỉ tê

Rằng: “ Gioan đã bị “Râu dê” cầm tù. ” (1067 – 1068)

2* Gioan từng kết án hôn quân

Cướp con đoạt vợ loạn luân vô nghì. (1981 – 1982)

3* Nhân ngày Khánh đản dịp may

Hôn quân mở tiệc vui say đình thần. (1987 – 1988)

4* Lạ thay! Giữa chốn triều đình

Hôn quân mặt sắt quên mình ngôi cao. (1993 – 1994

Tác giả sử dụng từ “Râu dê” và “hôn quân” ở đây là để nói về Vua Hêrôđê đã cướp vợ của anh trai mình.

Ví dụ 2:

Côn quang được lệnh bao vây

Ra đi, đi suốt một ngày về không

Đưa nhau trình diện hội đồng

Quan thầy hỏi chúng: “Sổ lồng rồi sao?”

Thưa rằng: “Kim cổ đời nào

Chưa ai triết lý thâm cao bằng Người. ”

Dứt lời bị mằng tơi bời:

“Lọ nồi mà cũng bị nhồi nữa sao?” (3611 – 3618)

Tác giả dùng từ “Lọ nồi” chính là sử dụng thủ pháp hoán dụ nói đến mấy tên côn quang.

Ví dụ 3:

Dù Ta tự chứng một mình

Chứng ta có mối đồng tình của Cha

Chính Ngài là Đấng sai Ta

Họ thưa: “Dám hỏi Cụ nhà ở đâu?” (3713 – 3716)

Từ “Cụ nhà” mà tác giả sử dụng là nhằm nói đến Thiên Chúa Cha.

Ví dụ 4:

1* Họ rằng: “Lạc đạo Ông ơi

Gọi Ông quỉ ám đúng lời lẽ chăng?” (3821 – 3822)



2* Ông bị quỷ ám chưa tha

Mọi người đều chết, chết già chết non (3833 – 3834)

Trong các đoạn thơ trên, từ “Ông quỷ ám” đều nhằm nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 5:

Biệt phái đứng thẳng hiên ngang

Lên cung sửa giọng âm vang rền rền:

“Lời tôi khẩn nguyện trước tiên

Là lời cảm tạ Chúa trên cõi trời

Cho tôi không giống người đời

Ngoại tình trộm cắp chơi bời đắm say

Không như “quân hút máu” nầy

Mỗi tuần tôi đã giữ chay hai lần. (4913 – 4920)

Từ “quân hút máu” nhằm chỉ người thu thuế.

Ví dụ 6:

Bấy giờ dù giữa mùa cày

Hai chàng thì sẽ gọi ngay một chàng

Hai cô xay bột bên đàng

Áo xanh để lại, áo vàng đem đi. (6479 – 6482)

Từ “áo xanh” và từ “áo vàng” trong câu thơ trên chính là sự hoán dụ thay cho hai cô gái.

Ví dụ 7:

Trời mai ngày áp đẹp trời

Phê- rô được lệnh cùng người Chúa yêu. (6671 – 6672)

Từ “người Chúa yêu” là nói đến thánh Gioan tông đồ.

Ví dụ 8:

Chúng con sạch cốt sạch bì

Mặc dù có kẻ gan lì đá chai. (6783 – 6784)

Từ “kẻ gan lì đá chai” nhằm ám chỉ ông Giu- đa bán Chúa.

Ví dụ 9:

Có quân hộ tống bạo tàn

Có dân đông đảo nhập đoàn trợ oai

Giữa bầy sói dữ lạc loài

Chúa thành cái đích chúng mài nhọn răng

Trước hàm sư tử hung hăng

Như chiên bị trói chẳng rằng chẳng kêu. (8175 – 8180)

Từ “bầy sói dữ” và “hàm sư tử” là tên mà tác giả dùng để gọi quân hộ tống và bọn người hùa theo kết án Chúa Giêsu.

Từ “chiên bị trói” thì ai cũng hiểu đó là nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 10:

Hỏi chi thì hỏi mặc dầu

Trăm câu chẳng được một câu đáp về

Bực mình đánh tiếng cười chê:

“Trẫm vô duyên gặp Thằng Hề ngu si

Ban cho Hắn chiếc bạch y

Trả về quan trấn làm chi thì làm. ” (8295 – 8300)

Từ “Thằng Hề” là nói về Chúa Giêsu.

Ví dụ 11:

Họ rồng, tộc rắn hai nhà

Bấy lâu có chuyện bất hoà sâu cay

Trời xui đất khiến vụ này

Rắn, rồng từ đó bắt tay làm lành. (8307 – 8310)

Từ “rồng” là tên gọi Vua Hê- rô- đê.

Từ “rắn” là tên gọi quan tổng trấn Phi- la- tô.



IV- SỬ DỤNG PHÉP KHOA TRƯƠNG:

Khoa trương hay phóng đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật hiện tượng dưới cách nhìn hài hước, châm biếm hoặc hy vọng lạc quan. Tuy là một tác phẩm chuyển thể của Thánh Kinh, nhưng thi sĩ đã vẫn sử dụng phép khoa trương rất đặc sắc trong một số trường hợp.

Ví dụ 1:

Ghé tai môn đệ nhỏ to:

Một đồng một cốt Thầy trò nhà bay

Trao ly cụng chén no say

Với quân bóc lột với tay gạt lường. (1347 – 1350)

Khi sử dụng các từ “một đồng một cốt”, tác giả đã phóng đại lên sự chê bai chỉ trích của các thầy thông luật và biệt phái đối với Thầy trò của Chúa Giêsu. Họ xem Chúa Giêsu và các môn đệ chỉ là những kẻ “sáng rượu trưa trà” chỉ biết nhậu nhẹt với phường tội lỗi, còn tất cả những phép lạ Chúa làm chỉ là sự ma mãnh của bọn đồng cốt mà thôi.

Ví dụ 2:

Ông này là bậc tiên tri

Lẽ ra biết ả tiện tỳ là ai. (2091 – 2092)

Tác giả đã dùng từ “ả tiện tỳ” nhằm cho thấy người Biệt Phái hạ thấp giá trị nhân phẩm của người phụ nữ tội lỗi.

Ví dụ 3:

Chúa ngồi bó gối ngoài khoang

Say sưa ôm giấc mơ vàng ngủ yên. (2351 – 2352)

Tác giả đã nói quá về sự mê ngủ của Chúa Giêsu, thuyền chật phải ngồi bó gối thì không thể nào “say sưa ôm giấc mơ vàng ngủ yên”, bởi vì Chúa đâu phải là kẻ ham ngủ một cách vô trách nhiệm trước những lo lắng của các môn đệ, nhưng Chúa muốn thử các môn đệ tin Ngài như thế nào mà thôi.

Ví dụ 4:

Vào hôm ngày Lễ bắt đầu

Xôn xao nổi dậy những câu thăm dò

Bọn người Do Thái nhỏ to:

“Liệu chừng Hắn có dám mò đến chăng?” (3497 – 3500)

Từ “dám mò” nhằm chê bai và hạ thấp giá trị của Chúa Giêsu, bởi vì Chúa vẫn công khai lên đền thờ rao giảng vào mỗi sáng cho đến khi chịu khổ nạn.

Ví dụ 5:

Chúng tao có Đấng quan thầy

Từng được Chúa phán dạy ngay nhãn tiền

Đó là tổ phụ Mai- sen

Ông Giê- su ấy dân đen xứ nào. (3963 – 3966)

Từ “dân đen” cũng nhằm chê bai và hạ thấp giá trị của Chúa Giêsu.

Ví dụ 6:

Ác vàng vừa trốn sau đồi

Trông lên núi Thánh rợp trời đèn hoa. (6691 – 6692)

Từ “Ác vàng” hay “quạ vàng’ (kim ô) sử dụng phép ẩn dụ để diễn tả mặt trời.

Ví dụ 7:

Hằm hằm một bọn trảo nha

Lôi người bị trói đứng ra giữa phòng

Người đâu tiều tuỵ hình dong

Mà trông ánh mắt uy phong khác người

Khuyển ưng chưa kịp rút lui

Một lô ruồi nhặng nối đuôi kéo vào

Trước toà răm rắp cúi chào

Luân phiên tố cáo ồn ào như sôi

Tố gian, tố dối một hồi

Bên mâu bên thuẫn tố bồi lẫn nhau. (7863 – 7872)

Từ “khuyển ưng” ám chỉ bọn thủ hạ của Cai- pha và từ “ruồi nhặng” ám chỉ lũ người làm chứng gian.

Ví dụ 8:

Phê- rô như dại như ngây

Ân sâu nghĩa nặng giờ đây còn gì

Nghẹn ngào bưng mặt chạy đi

Mắt hoen mờ lệ lòng bi thiết buồn

Mạch sầu như nước vỡ nguồn

Chảy mòn hai má chảy luôn trọn đời. (7979 – 7984)

Qua câu “chảy mòn hai má chảy luôn trọn đời”. Tác giả đã sử dụng thủ pháp khoa trương nhằm làm tăng thêm lòng ăn năn chân thành của Thánh Phê- rô trong suốt cả đời ông.

Ví dụ 9:

Lại còn độc địa khôn lường

Lại còn bêu rếu phi thường chua cay

Rằng: “Nghe lỗ miệng Tên nầy

Tự xưng Thiên Tử cũng tay ngạo đời. (8467 – 8470)

Từ “lỗ miệng” có tính chê bai khinh miệt Chúa Giêsu.

Ví dụ 10:

Kỳ hào ngậm miệng đã lâu

Tiết thêm nọc độc bắt đầu tuôn ra:

“Ngoại trừ hoàng đế Xê- da

Chúng tôi đâu có mồ ma vua nào?” (8561 – 8564)

Từ “tiết thêm nọc độc” nhằm làm tăng thêm tính nham hiểm và độc ác của bọn kỳ hào.

Từ “mồ ma” vừa nói lên sự dua nịnh vừa nói lên sự xảo ngôn của bọn kỳ hào không chấp nhận Chúa Giêsu là Vua mà chỉ thần phục Hoàng đế Xê- da của đế quốc Rôma.

Ví dụ 11:

Lý hình phóng tới vội vàng

Hung hăng như rắn hổ mang vờn mồi

Miệng phun bọt dãi tanh hôi

Bày trò lăng nhục ôi thôi đủ trò. (8585 – 8588)

Từ “rắn hổ mang”, “miệng phun bọt dãi tanh hôi” cũng đều làm tăng thêm tính nham hiểm và độc ác của bọn lý hình.

Trong giao tiếp nghệ thuật, việc phát huy hiệu lực của biện pháp tu từ ngữ nghĩa tuỳ thuộc vào vốn ngôn ngữ và quá trình rèn luyện tư duy của mỗi người. Nhà thơ Nguyễn Xuân Văn đã vận dụng chúng như là các thủ pháp tạo nên các đặc trưng của Sứ Điệp Tình Thường giúp cho người đọc có một chìa đi vào các lớp nghĩa ở cả bề sâu và cấu trúc của nó.

SỬ DỤNG PHÉP ẨN DỤ:

Trong Sứ Điệp Tình Thường, tác giả cũng thường vận dụng phép so sánh không nói thẳng ra, đó là phép ẩn dụ. Khi đọc câu thơ có phép ẩn dụ, người tiếp cận phải dùng năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố hiện diện trong câu thơ với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài câu thơ. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc.
1- Phép ẩn dụ nhân hoá:

Ẩn dụ nhân hoá là kiểu ẩn dụ được xây dựng trên mối quan hệ giữa người và vật. Đó là phép ẩn dụ được hình thành trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật mà tác giả đã vận dụng trong tác phẩm của mình.

Ví dụ 1:

Sứ Trời dẫn giải gần xa

“Trái Thần bởi phép Thánh Thần tượng sinh

Hoa trinh giữ vẹn hương trinh

Vườn xuân nắng giãi thêm hình sắc xuân. (147 – 150)

Để diễn đạt mầu nhiệm nhập thể, tác giả đã sử dụng từ “Trái Thần” để nói về Chúa Giêsu và từ “Vườn xuân” là nói về Đức Mẹ.

Ví dụ 2:

Dưới chân con bóng đã tròn

Chúa dừng nghỉ mệt tránh đòn nắng trưa. (957 – 958)

Thi sĩ đã sử dụng từ “con bóng” để nhân cách hoá “ông mặt trời” đang “đánh đòn nắng trưa”.

Ví dụ 3:

Qua cơn sóng nổi gió trôi

Thầy trò im lặng cùng ngồi nhìn xa

Dần dần thấy đất Giét- xa

Con thuyền mệt mỏi vượt qua biển hồ. (2367 – 2370)

Rõ ràng tác giả dùng từ “con thuyền mệt mỏi” để diễn tả trạng thái của các môn đệ vừa thoát qua cơn bão táp trong đêm.

Ví dụ 4:

Được Lời không nhận lấy Lời

Không tin nơi Đấng mà Người đã sai. (2951 – 2952)

Từ “Lời” ở đây không thể hiểu là lời nói mà chắc chắn là nói về “Đấng” mà Chúa Cha đã sai đến thế gian, đó chính là Chúa Giêsu, Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa.

Ví dụ 5:

Chúa xuân ví đến kịp thời

Hoa xuân đâu bị dập vùi cho cam. (5331 – 5332)

Từ “Chúa xuân” là nói đến Chúa Giêsu, còn từ “Hoa xuân” là ám chỉ La- da- rô.

Ví dụ 6:

Ai trao câu đố vào tai?

Cho người khó đứng cho ai khôn ngồi

Kể từ buổi ấy qua rồi

Biết vàng cao giá, lửa thôi thử vàng. (5995 – 5998)

Từ “vàng” là nói về Chúa Giêsu, từ “lửa” ám chỉ biệt phái.

Ví dụ 7:

Thiên thần chẳng rõ chẳng hay

Con Người cũng chẳng được bày tỏ ra

Chỉ riêng mình Đức Chúa Cha

Đo lường tuổi tác trời già mà thôi. (6457 – 6460)

Có lẽ chỉ có các loại sinh vật theo cái qui luật sinh bệnh lão tử thì mới già, chứ trời đất thì không theo qui luật này nên không ai gọi “trời già”. Tác giả đã nhân cách hoá tuổi tác của ông trời nhằm mục đích nói đến ngày cánh chung mà thôi.

Ví dụ 8:

Dù Thầy có phải ra đi

Là đi sắp chỗ thay vì các con

Bao giờ hoa nở trăng tròn

Sẽ quay trở lại nước non trùng phùng. (6967 – 6970)

Từ “trùng phùng” diễn đạt sự gặp gỡ của con người, cho nên trong câu thơ này từ “nước non” phải hiểu là đại biểu cho Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.

2- Phép ẩn dụ tượng trưng:

Tác giả Sứ Điệp Tình Thường cũng thường sử dụng ẩn dụ tương trưng là loại ẩn dụ được dùng đi dùng lại nhiều lần trở thành các hình ảnh có giá trị tượng trưng.

Ví dụ 1:

Chân trời mộng ước lùi xa

Nghĩ thôi mai cỗi trúc già thì thôi

Chim bay về núi tối rồi

Ngày xanh mấy thuở vãn hồi cho đâu? (45 – 48)

Trong đoạn thơ trên, rõ ràng các từ “mai cỗi”, “trúc già”, phải hiểu đó là nói về ông bà Giacaria đã già yếu và từ “chim bay” trong câu “ về núi tối rồi” là nói về tuổi già của ông bà đã không còn khả năng sinh con.

Ví dụ 2:

Vợ chồng sum họp đề huề

Nước non như cũ, trăng thề còn nguyên. (85 – 86)

Từ “nước non” và từ “trăng thề” thường biểu hiện cho tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng.

Ví dụ 3:

Thầy trò vui chuyện đổi thay

Chúa rằng: “ Thiên hạ cho Thầy là ai?”

Thưa rằng: “Kẻ trúc, người mai

Nào Gioan Tẩy giả, nào Ngài Ê- li. (3167 – 3168)

Trong mạch thơ này thì từ “trúc” và từ “mai” là nhằm nói đến các tiên tri và các ngôn sứ trong Cựu ước.

Ví dụ 4:

Ngày kia vào đến một làng

Dân Sâm- ri hận chẳng màng đón đưa

Giắc, Gioan nổi sấm sét thưa:

“Lửa trời khiến đốt cho chừa, nên chăng?” (3487 – 3490)

Từ “nổi sấm sét” trong câu thơ này tượng trưng cho sự tức giận.

Ví dụ 5:

Mặt rồng lộ vẻ vui tươi

Hân hoan chào khách nói lời tri ân. (6149 – 6150)

Từ “mặt rồng” là từ ẩn dụ nhằm nói đến nhà vua.
3- Phép ẩn dụ ngụ ngôn:

Ẩn dụ ngụ ngôn là nói đến bài học đạo đức, nói tới triết lý nhân sinh. Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người ta một cách thấm thía vì đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tưởng. Có thể nói đây là hình thức phát triển của ẩn dụ nhân hoá.

Mặc dù Thánh Kinh Tân Ước đầy ắp những dụ ngôn bằng văn xuôi của Chúa Giêsu, nhưng Linh mục Nguyễn Xuân Văn đã chuyển những dụ ngôn ấy qua thể qua thể lục bát một cách khéo léo mà không làm mất đi nội dung giáo lý và đạo đức, về cách ứng xử giữa con người với con người.

Ví dụ 1: Dụ ngôn “Cỏ lùng”:

Nước Trời giống cảnh thôn quê

Sang thu chủ ruộng lo bề tăng gia

Gieo xong giống tốt về nhà

Kẻ thù lén đến rắc pha cỏ lùng

Lúa lên thành gié thành bông

Cỏ lùng xuất hiện lộn sòng đứng chen

Tình hình đám ruộng rối ren

Gia nhân đem chuyện trình lên chủ nhà:

“Ông gieo giống tốt kia mà,

Cỏ đâu đến mọc ai pha trộn vào?”

Chủ rằng: “Chắc kẻ thù nào,

Muốn gây thêm chuyện hỗn hào với ta”.

Có người xin dọn ruộng nhà

Chủ rằng: “Đừng vội! Chẳng thà để yên.

Lúa và cỏ sẽ lớn lên

Tạm thời để nó chẳng nên nhổ lầm

Đến mùa ta sẽ tới thăm

Bảo đoàn thợ gặt lưu tâm thi hành

Cỏ thì bó lại từng khoanh

Quăng vào lửa đốt cho thành bụi tro

Lúa thu vào lẫm vào kho,

Có chi mà phải âu lo nhọc mình”. (2261 – 2282)

Ví dụ 2: Dụ ngôn “Con chiên lạc”:

Có người chăm sóc chiên non

Trăm con thấy thiếu một con trong ràn

Cả bầy để lại rừng hoang

Thương con chiên lạc sẵn sàng xông pha

Mấy đèo mấy suối cũng qua

Không đành bỏ nó đắm sa lạc loài

Thấy chiên mắc giữa bụi gai

Gỡ ra vác thẳng trên vai đem về

Mà lòng sung sướng tràn trề

Biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt bao gồm các phép so sánh, phép ẩn dụ, phép hoán dụ và phép khoa trương. Linh mục Thi sĩ Nguyễn Xuân Văn đã vận dụng rất khéo những biện pháp tu từ ngữ nghĩa này và chúng ta sẽ cùng thưởng thức các thủ pháp của ngài qua tác phẩm Sứ Điệp Tình Thương.

I- SỬ DỤNG PHÉP SO SÁNH:

So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. Cơ sở của phép so sánh tu từ học chính là tính khác biệt về chất và về loại giữa các sự vật, hiện tượng.

Như vậy thực chất của phép so sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này để giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác.

Phép so sánh tu từ bao gồm: so sánh có từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn kém, so sánh bậc cao nhất và so sánh không có từ so sánh.
1- So sánh có từ so sánh:

Khi sử dụng phép so sánh có từ so sánh, các nhà thơ thường sử dụng các từ : như, là, hơn, kém, nhất.

Ví dụ 1:

Họ rằng: “Môn đệ ông Gioan

Tịnh chay kinh kệ tân toan liền ngày

Còn như quý đệ tử đây

Trà trưa, rượu sớm, mặt dày lắm sao?” (1357 - 1360)

Ví dụ 2:

Chúa rằng: “Dầu tự chứng minh

Chứng Ta vẫn chắc như đinh cột nhà. (3701 – 3702)

Ví dụ 3:

Bỗng nghe tiếng Chúa gọi to:

“Hỡi thằng ngu ngốc như bò nghe đây. ” (4389 – 4390)

Ví dụ 4:

Bao lần Ta đã quan hoài

Muốn thu con cái lạc loài của ngươi

Như gà mẹ chạy tới lui

Thu con dưới cánh chăm nuôi không ngừng. (4509 – 4512)

Ví dụ 5:

Cùng nhau một hội một thuyền

Thương nhau như cắt máu truyền cho nhau. (6893 – 6894)

Ví dụ 6:

Oai nghi khiếp quỷ kinh ma

Chúng nghe như sét nổ va ngang đầu

Giựt mình cả bọn ngã nhào

Chẳng còn biết đất trời đâu mà rờ. (7699 – 7702)

Ví dụ 7:

Bỗng nom thấy cuộn dây thừng

Quần ma bỏ lại cạnh rừng đêm qua

Đôi ngươi trực thị Giu- đa

Loé lên như thể bị tà thôi miên. (8121 – 8124)

Ví dụ 8:

Người đâu mặt mũi hoà hiền

Mà trông phong độ như viền hào quang

Vẻ gì chính trực đàng hoàng

Vẻ gì cao quí hiên ngang tuyệt vời. (8225 – 8228)

Ví dụ 9:

Dân càng già miệng già hàm

Lồng lên như ngựa bất kham thét gào. (8327 – 8328)

Ví dụ 10:

Đánh thôi đất thảm trời sầu

Khắp người toé máu nát nhầu thịt da

Ngọn roi như đốt lưng ngà

Gươm đâm xé ruột muối chà tưa gan. (8441 – 8444)

Ví dụ 11:

Quan liền cắt đội lý hình

Pháp trường điệu Chúa đóng đinh mặc lòng

Tuyên xong bản án bất công

Nghe lòng như bị mũi chông đâm vào. (8569 – 8572)

Ví dụ 12:

Kỳ hào tư tế hả hơi

Bá vai thủ hạ vang trời hò reo

Như vừa đánh thắng một keo

Như vừa trút bỏ đá đeo bên mình

Thét lên như bị động kinh:

Mau cho hắn nếm mũi đinh tử thần. (8575 – 8580)

2- So sánh không có từ so sánh:

Cái hay của phép so sánh là so sánh không từ so sánh mà nhà thơ Nguyễn Xuân Văn thường viết trong Sứ điệp tình thường. Sau đây là một số đoạn thơ đơn cử:

Ví dụ 1:

Phúc thay dân chúng Sâm- ri

Càng nghe giảng thuyết càng suy phục nhiều

Không vì thiếu phụ bao nhiêu

Mà vì Lời Chúa cao siêu nhiệm mầu. (1059 – 1062)

Ví dụ 2:

Lời cao dẫn giải thêm cao

Ý sâu nghĩa lý thêm vào càng sâu. (1295 – 1296)

Ví dụ 3:

Tuy hèn vẫn có dưới tay

Một vài tên lính thường ngày ra công

Chỉ đông phải đến bên đông

Chỉ tây cũng phải buộc lòng sang tây

Huống hồ uy đức của Thầy

Tới lui để nhọc gót giày dám đâu. (1827 – 1832)

Ví dụ 4:

Gioan là đèn sáng mặc dầu

Ta còn có chứng sở cầu nơi Cha

Chứng rằng: “Cha đã sai Ta

Chứng bằng lời nói, chứng qua việc làm. ” (2945 – 2946)

Ví dụ 5:

Luật Trời thì các ngươi quăng

Mà khư khư giữ thói xằng người xưa

Dám coi luật Chúa bằng thừa

Vừa không tôn trọng lại vừa bỏ qua. (3009 –3012)

Ví dụ 6:

Chúa rằng: “Xéo khỏi nơi đây

Sa- tan gây rối cho Thầy hay sao?

Lời sao chẳng được lời nào?

Ý người xa ý trời cao nghìn trùng. (3205 – 3208)

Ví dụ 7:

Các con hãy khá nhớ lời

Nếu không sống lại cuộc đời bé thơ

Để mà đón nhận ước mơ

Quyết không đến được bến bờ tiêu diêu. (3347 – 3350)

Ví dụ 8:

Chúa rằng: “Mang lấy tội khiên

Là mang lòi tói mang xiềng mang gông. (3771 – 3772)

Ví dụ 9:

Hỡi ôi! Đức Mẹ Đồng Trinh

Ôm con yêu dấu thống tình khóc than

Mạch sầu núi lở khó hàn

Dòng sầu đá chảy tuyết tan khôn cầm

Ai ngăn nổi giọt lệ thầm

Ai cầm nổi máu tim bầm ứa ra. (9087 – 9092)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét