Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Điển tích

Giá Áo Túi Cơm
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thờịNhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôịVề sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi
Ba sinh:
Ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là : Quá khứ, hiện thực và Vị lai.
Theo Cam Trạch Ðạo : Lý Nguyên đời Ðường cùng Viên Trạch đến chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà gánh vó đi lấy nước giếng. Viên Trạch nói : "Bá đó là nơi thác thân của tôi, 12 năm sau tôi sẽ gặp lại bác tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu." Ðêm hôm đó Viên Trạch mất. 12 năm sau, Lý Nguyên tìm đến nơi đã hẹn, gặp một đứa trẻ chăn trâu hát rằng : "Tam sinh thạch thương cựu linh hồn... thử thân tuy dị tính trường tồn" (Linh hồn cũ gửi lại ở đá ba sinh, thân này tuy khác nhưng tính vẫn còn mãi như xưa). Lý Nguyên biết đứa trẻ chăn trâu đó chính là Viên Trạch.
Duyên nợ ba sinh : Duyên nợ với nhau trong cả 3 kiếp.
Kiều :
Vì chăng duyên nợ ba sinh.
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.àng:
Suối vàng:
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Thúy Kiều cùng hai em đi dự hội đạp thanh và lễ thanh minh thấy mộ của Đạm Tiên vắng lạnh hoang tàn, Kiều động lòng thương xót hỏi thăm. Được Vương Quan kể lại cuộc đời bi thảm của nàng ca nhi nằm dưới mộ, Kiều ngậm ngùi khóc, có câu:

Đã không kẻ đoái, người hoài,

Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.

"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng, nên có chữ "Cửu tuyền" tức là "Chín suối". Huỳnh tuyền hay Cửu tuyền, Suối vàng hay Chín suối đều chỉ chỗ ở của người chết.

Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), chúa nước Trịnh là Trịnh Trang công tên Ngộ Sinh rất có hiếu với mẹ. Vì mẹ bất chính nên Trang công có lời thề rằng: "Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn nhau" (Bất cập huỳnh tuyền vô tương kiến dã).

Nguyên vợ của Trịnh Vũ công là Khương thị sinh được hai con. Con trưởng là Ngộ Sinh, con thứ tên là Đoạn. Cái tên Ngộ Sinh là do sự đẻ thình lình làm cho Khương thị chịu nhiều đau đớn. Vì đó mà Khương thị đâm ra ghét Ngộ Sinh, thương Đoạn. Lại Đoạn người khôi ngô, thông minh, mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ như son, sức khỏe lạ thường, thêm tài kỵ xạ. Khương thị rất mực thương yêu, muốn sau này được nối ngôi nên thường khoe Đoạn là người hiền trước mặt chồng và tỏ ý muốn Đoạn được nối ngôi thế tử. Trịnh Vũ công bảo:

- Anh em có thứ bực, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa Ngộ Sinh không có tội lỗi gì, sao lại bỏ trưởng mà lập thứ được.

Trịnh Vũ công lập Ngộ Sinh làm thế tử. Còn Đoạn thì đem đất Cung phong cho. Khương thị càng bất bình.

Vũ công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức là Trịnh Trang công. Khương thị rất buồn bả, bảo Trịnh Trang công:

- Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm mà chỉ để cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ bé không đủ dung thân, sao yên lòng được?

- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?

- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.

- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.

- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.

Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:

- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!

Trịnh Trang công thở dài:

- Con đâu lại làm thế được!

Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.

Đại phu là Sái Túc can rằng:

- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.

Trang công nói:

- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.

Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:

- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.

Đoạn lãnh lịnh mẹ rồi ra đóng ở đất Kinh Thành.

Từ đấy, Đoạn giả cách đi săn bắn mà luyện tập binh mã, tìm kiếm mưu mô chiếm lấy nước Trịnh. Đoạn lại chiếm luôn cả hai ấp gần đó. Quan ấp tể trốn vào Trịnh kêu cứu. Trịnh Trang công không nói gì chỉ cười lạt mà thôi.

Đại phu Sái Túc và quan thượng khanh là công tử Lữ nằng nằng tâu xin Trang công cho đem quân đi dẹp. Trang công nói:

- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.

Công tử Lữ nói:

- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.

Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.

Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.

Trang công tiếp được thư, mừng nói:

- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.

Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.

Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.

Trang công vào thành, ôm thây Đoạn than khóc, lại đem tất cả thư từ của mẹ gởi cho Đoạn và thư của Đoạn gởi cho mẹ gói làm một gói, truyền Sái Túc trao lại cho Khương thị. Trong lúc buồn tức, Trang công truyền an trí mẹ ở Đỉnh Ấp và thề rằng: "Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".

Khương thị trông thấy cả hai bức thu, lấy làm hổ thẹn, tự nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn thấy Trang công nữa nên theo lịnh an trí ở Đỉnh Ấp.

Trang công về cung, thấy vắng mẹ, lòng chua xót than thở: "Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý." Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:

- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.

Khương thị nói:

- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.

Đoạn đỡ Trang công dậy, mẹ con khóc lên não ruột. Trang công liền dắt mẹ lên thang rồi ngồi xe, và tự tay cầm cương đưa mẹ về cung.

Hình thức đào đất tận mạch nước suối để xuống tận nơi gặp mẹ cho đúng lời thề "gặp nhau ở suối vàng".


Suối v

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Điển tích

Giá Áo Túi Cơm
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thờịNhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôịVề sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi
Ba sinh:
Ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là : Quá khứ, hiện thực và Vị lai.
Theo Cam Trạch Ðạo : Lý Nguyên đời Ðường cùng Viên Trạch đến chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà gánh vó đi lấy nước giếng. Viên Trạch nói : "Bá đó là nơi thác thân của tôi, 12 năm sau tôi sẽ gặp lại bác tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu." Ðêm hôm đó Viên Trạch mất. 12 năm sau, Lý Nguyên tìm đến nơi đã hẹn, gặp một đứa trẻ chăn trâu hát rằng : "Tam sinh thạch thương cựu linh hồn... thử thân tuy dị tính trường tồn" (Linh hồn cũ gửi lại ở đá ba sinh, thân này tuy khác nhưng tính vẫn còn mãi như xưa). Lý Nguyên biết đứa trẻ chăn trâu đó chính là Viên Trạch.
Duyên nợ ba sinh : Duyên nợ với nhau trong cả 3 kiếp.
Kiều :
Vì chăng duyên nợ ba sinh.
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.àng:
Suối vàng:
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Thúy Kiều cùng hai em đi dự hội đạp thanh và lễ thanh minh thấy mộ của Đạm Tiên vắng lạnh hoang tàn, Kiều động lòng thương xót hỏi thăm. Được Vương Quan kể lại cuộc đời bi thảm của nàng ca nhi nằm dưới mộ, Kiều ngậm ngùi khóc, có câu:

Đã không kẻ đoái, người hoài,

Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.

"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng, nên có chữ "Cửu tuyền" tức là "Chín suối". Huỳnh tuyền hay Cửu tuyền, Suối vàng hay Chín suối đều chỉ chỗ ở của người chết.

Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), chúa nước Trịnh là Trịnh Trang công tên Ngộ Sinh rất có hiếu với mẹ. Vì mẹ bất chính nên Trang công có lời thề rằng: "Chẳng phải chốn suối vàng thì chẳng nhìn nhau" (Bất cập huỳnh tuyền vô tương kiến dã).

Nguyên vợ của Trịnh Vũ công là Khương thị sinh được hai con. Con trưởng là Ngộ Sinh, con thứ tên là Đoạn. Cái tên Ngộ Sinh là do sự đẻ thình lình làm cho Khương thị chịu nhiều đau đớn. Vì đó mà Khương thị đâm ra ghét Ngộ Sinh, thương Đoạn. Lại Đoạn người khôi ngô, thông minh, mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ như son, sức khỏe lạ thường, thêm tài kỵ xạ. Khương thị rất mực thương yêu, muốn sau này được nối ngôi nên thường khoe Đoạn là người hiền trước mặt chồng và tỏ ý muốn Đoạn được nối ngôi thế tử. Trịnh Vũ công bảo:

- Anh em có thứ bực, không nên xáo trộn đạo lý. Hơn nữa Ngộ Sinh không có tội lỗi gì, sao lại bỏ trưởng mà lập thứ được.

Trịnh Vũ công lập Ngộ Sinh làm thế tử. Còn Đoạn thì đem đất Cung phong cho. Khương thị càng bất bình.

Vũ công mất, Ngộ Sinh lên kế vị tức là Trịnh Trang công. Khương thị rất buồn bả, bảo Trịnh Trang công:

- Con nối ngôi cha làm chủ nước Trịnh, đất rộng ngoài mấy trăm dặm mà chỉ để cho người em ruột thịt một chỗ đất nhỏ bé không đủ dung thân, sao yên lòng được?

- Vậy xin mẫu thân dạy cho biết ý muốn?

- Sao con không lấy đất Chế Ấp mà phong cho em con.

- Chế Ấp là một nơi hiểm yếu, tiên vương ngày xưa có di mạng cấm phong cho bất cứ ai. Vậy trừ đất ấy, mẫu thân muốn chỗ nào, con sẽ vâng lời.

- Nếu vậy phong cho Đoạn ở Kinh Thành.

Trịnh Trang công im lặng, không nói gì. Khương thị thấy thế nổi giận, nói:

- Nếu con không nhận như vậy thì cứ đuổi Đoạn đi sang nước khác, để nó kiếm cách gì làm ăn được thì nó làm!

Trịnh Trang công thở dài:

- Con đâu lại làm thế được!

Hôm sau, Trang công vời Đoạn vào phong cho đất Kinh Thành.

Đại phu là Sái Túc can rằng:

- Kinh Thành là một ấp lớn, đất rộng, người đông. Nếu đem phong cho Đoạn thì mai hậu người tất cậy thế chuyên quyền.

Trang công nói:

- Mẫu thân ta muốn như vậy thì ta phải làm theo vậy.

Đoạn được phong đất Kinh Thành, vào cáo biệt mẹ. Khương thị đuổi kẻ hầu cận rồi bảo Đoạn:

- Anh mày không nghĩ đến tình ruột thịt, đãi mày lắm điều bạc. Nhờ ta ba lần khẩn khoản, nó mới phong đất Kinh Thành cho mày, ấy là vị nể chưa chắc thành thật. Con về Kinh Thanh nên lo luyện tập binh mã, phòng bị sẵn sàng, nếu có cơ hội thì đem quân lại đánh, ta sẽ nội ứng cho mà chiếm lấy nước Trịnh. Nếu con đoạt được ngôi của Ngộ Sinh thì ta có chết cũng được hả dạ.

Đoạn lãnh lịnh mẹ rồi ra đóng ở đất Kinh Thành.

Từ đấy, Đoạn giả cách đi săn bắn mà luyện tập binh mã, tìm kiếm mưu mô chiếm lấy nước Trịnh. Đoạn lại chiếm luôn cả hai ấp gần đó. Quan ấp tể trốn vào Trịnh kêu cứu. Trịnh Trang công không nói gì chỉ cười lạt mà thôi.

Đại phu Sái Túc và quan thượng khanh là công tử Lữ nằng nằng tâu xin Trang công cho đem quân đi dẹp. Trang công nói:

- Đoạn dẫu vô đạo nhưng chưa rõ tội lỗi. Nếu ta đem quân đánh thì quốc mẫu ắt tìm cách ngăn cản. Người ngoài không biết lại bảo ta bất hữu, bất hiếu. Chi bằng cứ để thế, Đoạn tất làm càn, không hề kiêng nể, lúc ấy ta sẽ kể tội trạng đem quân đi đánh thì người trong nước chẳng ai giúp Đoạn, mà đến mẫu thân ta cũng không trách oán gì được.

Công tử Lữ nói:

- Mặc dù vậy nhưng tôi sợ thế lực Đoạn ngày một to, lan ra như cỏ mọc, cắt không hết được thì mới làm sao? Chúa công nên mưu cách gì cho Đoạn phản nghịch, nổi loạn sớm thì đánh hắn mới chắc được.

Trang công cho là phải. Bấy giờ cả hai mới tính kế nhau.

Sáng hôm sau, Trang công ra lịnh giao việc quốc chính cho Sái Túc để vào triều nhà Chu. Khương thị nghe biết mừng lắm, cho là có dịp cướp được nước, vội vã viết thư sai người tâm phúc đem đến Kinh Thành, hẹn với Đoạn chiếm lấy nước Trịnh. Nhưng công tử Lữ đã cho người đón đường, giết tên đưa thư và đoạt lấy thư. Trang công xem xong niêm lại, rồi sai kẻ tâm phúc giả làm người của Khương thị đem thư sang đưa cho Đoạn và lấy thư trả lời về. Thư của Đoạn hẹn đến ngày mùng 5 tháng 5 thì khởi sự.

Trang công tiếp được thư, mừng nói:

- Tờ cung chiêu của Đoạn sẵn có đây rồi. Mẫu thân hẳn không còn binh vực thế nào được.

Đoạn từ khi tiếp được thư mẹ liền sai con là Hoạt sang nước Vệ mượn binh; rồi phao tin rằng mình về Trịnh phụng mạng coi việc quốc chính và mở cửa thành tiến quân. Công tử Lữ sai quân giả dạng lái buôn vào thành, đợi khi Đoạn cất quân thì đốt lửa làm hiệu cho Lữ biết mà đem quân đến, trong thành sẽ mở cửa đón.

Lữ vào được thành liền kể tội trạng của Đoạn và đem những đức tính của Trang công yết cho nhân dâng biết. Đoạn biết cớ sự không thành, rút quân về Cung Thanh. Trịnh Trang công đem quân tiến đánh. Đoạn tự tử.

Trang công vào thành, ôm thây Đoạn than khóc, lại đem tất cả thư từ của mẹ gởi cho Đoạn và thư của Đoạn gởi cho mẹ gói làm một gói, truyền Sái Túc trao lại cho Khương thị. Trong lúc buồn tức, Trang công truyền an trí mẹ ở Đỉnh Ấp và thề rằng: "Chỉ đến khi xuống suối vàng, mẹ con mới gặp mặt được".

Khương thị trông thấy cả hai bức thu, lấy làm hổ thẹn, tự nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn thấy Trang công nữa nên theo lịnh an trí ở Đỉnh Ấp.

Trang công về cung, thấy vắng mẹ, lòng chua xót than thở: "Ta buộc lòng mà để em chết, nay nỡ tình nào lìa mẹ nữa. Ta thật có tội với luân lý." Nhà vua rất lấy làm hối nhưng đã lỡ thề rồi. Quan trấn Đỉnh Ấp là Đĩnh Khảo Thúc biết ý Trang công nên mới bày cách giải lời thề là cho người đào đất đến tận mạch nước, rồi làm một cái nhà dưới hầm bên cạnh suối đem Khương thị xuống ở, đặt thang dài để Trang công xuống gặp mẹ. Trang công sụp lạy mẹ, nói:

- Ngộ Sinh này bất hiếu, lâu nay thiếu sự phụng thờ mẹ, xin mẹ tha tội cho.

Khương thị nói:

- Đó là lỗi của mẹ, con không có tội gì.

Đoạn đỡ Trang công dậy, mẹ con khóc lên não ruột. Trang công liền dắt mẹ lên thang rồi ngồi xe, và tự tay cầm cương đưa mẹ về cung.

Hình thức đào đất tận mạch nước suối để xuống tận nơi gặp mẹ cho đúng lời thề "gặp nhau ở suối vàng".


Suối v

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét