Ca Huế trên Sông Hương
không rõ tác giả
Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?
Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.
Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).
Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?
Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!
Vài bài Hò Huế nổi danh:
Hò mái nhì
Ưng Bình Thúc Giạ (soạn lời)
Biết đâu là cầu Ô Thước?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long.
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương.
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe?
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngước,
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại chảy lên ngàn, anh ơi!
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng.
Bên làng Thợ Lộc, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương, dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiềc thuyền tình ngửa nghiêng.
Huyền Trân Công Chúa
Khuyết danh
(điệu Nam Bình)
Nước non ngàn dặm ra đi,
Cái tình chi?
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì,
Đương độ xuân thì,
Độ xuân thì!
Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì!
Khúc li ca,
Sao còn mường tượng nghe gì!
Thấy chim hồng nhạn bay đi,
Thấy lai láng, bóng như hoa quì...
Dặn một lời Mân Quân,
Nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần!
Hò mái nhì
Khuyết danh
Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình;
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh.
Nước trong xanh bên thành con yến trắng
Thẳng cánh cò bay tới cõi xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm,
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon.
Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,
Một trăm người tục, một chục người thanh.
Biết bao gan ruột gởi mình?
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc,
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn,
Một mình em ngồi giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng.
Biết ai trao duyên gởi nợ cho bằng thế gian?
Nhật mang mang hề bất kiến tiêu tức,
Dạ trầm trầm bất kiến vãng lai,
Em có thương thì phải nguyện như ai;
Chớ có thấy non cao mà sấp mặt,
Chớ có thấy biển rộng sông dài mà sấp lưng.
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Anh qua không kịp tội lắm em ơi!
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt, đêm nằm tấm tức luỵ nhỏ tuôi rơi,
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa, cũng bởi ông Trời mà ra.
Sông Hương lai láng
Vu Hương (soạn lời)
(điệu Nam Ai)
Sông Hương lai láng, đêm này,
Nước vơi đầy, quạnh quẽ...
Nghe văng vẳng, chốn Tràng An,
Những tiếng trong sương....
Bao hình dạng đã qua ngang
Với trăng, thuyền, ca vịnh giữa trường giang!
Bao hàng lệ với yêu đương!
Bao cảnh mộng với tràng...can tràng!
Trải bao dâu bể, sông mình
Như đã vô tình lặng lẽ!
Kho vô tận của trời xây
Ai đã trả! Ai vay?
Xuống lên lâu ngày,
Thương là đây,
Ràng với buộc nơi đây;
Ai đã vui vầy?
Ai đã tỉnh? Ai say?
Ai đã bâng khuâng canh chầy?
Sao níu lại những mái chèo không trở lại!
Lòng mang nặng cả xuân kinh,
Mối cảm hoài riêng trở lại với dòng xanh,
Nơi bến cũ thâu canh.
Giữa nước non thanh bình.
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Ca Huế trên sông Hương
Ca Huế trên Sông Hương
không rõ tác giả
Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?
Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.
Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).
Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?
Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!
Vài bài Hò Huế nổi danh:
Hò mái nhì
Ưng Bình Thúc Giạ (soạn lời)
Biết đâu là cầu Ô Thước?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long.
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương.
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe?
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngước,
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại chảy lên ngàn, anh ơi!
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng.
Bên làng Thợ Lộc, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương, dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiềc thuyền tình ngửa nghiêng.
Huyền Trân Công Chúa
Khuyết danh
(điệu Nam Bình)
Nước non ngàn dặm ra đi,
Cái tình chi?
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì,
Đương độ xuân thì,
Độ xuân thì!
Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì!
Khúc li ca,
Sao còn mường tượng nghe gì!
Thấy chim hồng nhạn bay đi,
Thấy lai láng, bóng như hoa quì...
Dặn một lời Mân Quân,
Nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần!
Hò mái nhì
Khuyết danh
Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình;
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh.
Nước trong xanh bên thành con yến trắng
Thẳng cánh cò bay tới cõi xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm,
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon.
Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,
Một trăm người tục, một chục người thanh.
Biết bao gan ruột gởi mình?
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc,
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn,
Một mình em ngồi giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng.
Biết ai trao duyên gởi nợ cho bằng thế gian?
Nhật mang mang hề bất kiến tiêu tức,
Dạ trầm trầm bất kiến vãng lai,
Em có thương thì phải nguyện như ai;
Chớ có thấy non cao mà sấp mặt,
Chớ có thấy biển rộng sông dài mà sấp lưng.
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Anh qua không kịp tội lắm em ơi!
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt, đêm nằm tấm tức luỵ nhỏ tuôi rơi,
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa, cũng bởi ông Trời mà ra.
Sông Hương lai láng
Vu Hương (soạn lời)
(điệu Nam Ai)
Sông Hương lai láng, đêm này,
Nước vơi đầy, quạnh quẽ...
Nghe văng vẳng, chốn Tràng An,
Những tiếng trong sương....
Bao hình dạng đã qua ngang
Với trăng, thuyền, ca vịnh giữa trường giang!
Bao hàng lệ với yêu đương!
Bao cảnh mộng với tràng...can tràng!
Trải bao dâu bể, sông mình
Như đã vô tình lặng lẽ!
Kho vô tận của trời xây
Ai đã trả! Ai vay?
Xuống lên lâu ngày,
Thương là đây,
Ràng với buộc nơi đây;
Ai đã vui vầy?
Ai đã tỉnh? Ai say?
Ai đã bâng khuâng canh chầy?
Sao níu lại những mái chèo không trở lại!
Lòng mang nặng cả xuân kinh,
Mối cảm hoài riêng trở lại với dòng xanh,
Nơi bến cũ thâu canh.
Giữa nước non thanh bình.
không rõ tác giả
Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền
Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!
Tương tư với nguyệt cùng mây
Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?
Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.
Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế...đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883).
Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dân hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?
Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!
Vài bài Hò Huế nổi danh:
Hò mái nhì
Ưng Bình Thúc Giạ (soạn lời)
Biết đâu là cầu Ô Thước?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long.
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương.
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nữ đoạn trường ai nghe?
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngước,
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại chảy lên ngàn, anh ơi!
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà gáy sáng.
Bên làng Thợ Lộc, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương, dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiềc thuyền tình ngửa nghiêng.
Huyền Trân Công Chúa
Khuyết danh
(điệu Nam Bình)
Nước non ngàn dặm ra đi,
Cái tình chi?
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì,
Đương độ xuân thì,
Độ xuân thì!
Cái lương duyên, hay là cái nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì!
Khúc li ca,
Sao còn mường tượng nghe gì!
Thấy chim hồng nhạn bay đi,
Thấy lai láng, bóng như hoa quì...
Dặn một lời Mân Quân,
Nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần!
Hò mái nhì
Khuyết danh
Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình;
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh.
Nước trong xanh bên thành con yến trắng
Thẳng cánh cò bay tới cõi xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm,
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon.
Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,
Một trăm người tục, một chục người thanh.
Biết bao gan ruột gởi mình?
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc,
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn,
Một mình em ngồi giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng.
Biết ai trao duyên gởi nợ cho bằng thế gian?
Nhật mang mang hề bất kiến tiêu tức,
Dạ trầm trầm bất kiến vãng lai,
Em có thương thì phải nguyện như ai;
Chớ có thấy non cao mà sấp mặt,
Chớ có thấy biển rộng sông dài mà sấp lưng.
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Anh qua không kịp tội lắm em ơi!
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt, đêm nằm tấm tức luỵ nhỏ tuôi rơi,
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa, cũng bởi ông Trời mà ra.
Sông Hương lai láng
Vu Hương (soạn lời)
(điệu Nam Ai)
Sông Hương lai láng, đêm này,
Nước vơi đầy, quạnh quẽ...
Nghe văng vẳng, chốn Tràng An,
Những tiếng trong sương....
Bao hình dạng đã qua ngang
Với trăng, thuyền, ca vịnh giữa trường giang!
Bao hàng lệ với yêu đương!
Bao cảnh mộng với tràng...can tràng!
Trải bao dâu bể, sông mình
Như đã vô tình lặng lẽ!
Kho vô tận của trời xây
Ai đã trả! Ai vay?
Xuống lên lâu ngày,
Thương là đây,
Ràng với buộc nơi đây;
Ai đã vui vầy?
Ai đã tỉnh? Ai say?
Ai đã bâng khuâng canh chầy?
Sao níu lại những mái chèo không trở lại!
Lòng mang nặng cả xuân kinh,
Mối cảm hoài riêng trở lại với dòng xanh,
Nơi bến cũ thâu canh.
Giữa nước non thanh bình.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét