Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Chợ Quê
(Sưutầm)
Chợ Quê đối với người Việt chúng ta không phải chỉ là một cái chợ như siêu thị ở Âu Mỹ, mà là một nơi gói ghém nhiều hình ảnh thân thương, là một nét đặc thù văn hóa dân tộc. Chung chung thì chợ là nơi đổi chác buôn bán song mỗi làng có một sắc thái riêng. Chợ có thể chỉ là một bãi đất trống, vài nông dân đem nông phẩm thặng dư của mình ra đó đổi chác cho nhau rồi từ từ thu hút người mua kẻ bán hàng ngày hoặc theo định kỳ mà thành cái chợ hay chợ phiên. Chợ còn là nơi để trai gái hò hẹn, đặc biệt là chợ phiên ở vùng cao.
Anh về hái đậu trẩy cà
Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên
Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của
Miệng tiếng người cười rỡ sao nên
Lấy chồng phải gánh giang sơn
Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì ? .
CHỢ CÁN CẤU
Chọn Hàng
Chợ Cán Cấu cách Bắc Hà chừng 18km. Hỏi Cán Cấu là gì thì không ai biết. Bác tài lại pha trò : "Vừa cắn vừa cấu". Trời tờ mờ sáng, người dân tộc từ các buôn làng đã lũ lượt kéo nhau về chợ. Đi bộ hoặc thồ bằng ngựa, họ mang theo các đặc sản, phần lớn là các hàng dệt, may mặc, nông sản, gia súc. Tám giờ sáng chúng tôi đến thì chợ đã đông. Chợ họp trên một ngọn đồi thoai thoải cạnh đường xe. Lán trại sơ sài mang tính hoang dã núi rừng. Chợ Cán Cấu trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mỗi lần nhà nước xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Họ muốn họp chợ ngoài trời, giữa thiên nhiên núi rừng hơn là trong các đình chợ được xây cất theo kiểu miền xuôi. Cũng dễ hiểu, do tập tục từ bao đời nay, họ sống cuộc đời du mục tự do, chợ phiên là nơi họ có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào. Những mặt hàng kềnh càng như ngựa lưà heo gà mà đưa vào một vị trí cố định nào đó thì quả là bất tiện. Người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hoá của mình.
ĐÌNH CỔ Ở NGOẠI THÀNH
Từ Đà Nẵng, theo đường 14B đi khoảng 15km về hướng Tây Nam là đến xã Hòa Phong -
Chợ Túy Loan.
Theo dòng lịch sử, như khá nhiều ngôi làng miền Trung, Hòa Phong được hình thành trên bước đường vào Nam mở cõi dưới thời Hồng Đức Lê Thánh Tôn(1471). Những ghi chép từ hai ngôi đình cổ ở Túy Loan vớI các tuyền hiền thuộc năm tộc: Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê và đình Bồ Bản với các tộc Trần, Hồ, Trương, nguyễn đã minh chứng điều ấy. Những tộc trên đã lưu dân đầu tiên từ Thanh - Nghệ phiêu bạt vào Quảng Nam chọn đất, khai canh, lập làng từ năm 1471. Qua dòng thời gian, nhiều dòng họ khác về hội tụ, trở thành hậu hiền của làng. Trong số này có họ nguyên là người Minh Hương đến Hòa Phong qua ngõ HộI An( họ Tán nguyên gốc họ Cao, Minh Hương). Hòa Phong còn là nơi qui tụ nhiều cộng đồng Chăm quan trọng, tiêu biểu là các tộc Trà, Chế… (Ông, Ma, Trà, Chế).
Khi TP. Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và trực thuộc trung ương(6/11/1996), Hòa Phong là một xã thuộc huyện Hòa Vang, ngoại thànhĐà Nẵng.
Tuy chỉ là một xã nhỏ ở ngoại thành, về mặt kiến trúc, Hòa Phong vẫn còn lưu giữ một số kiến trúc cổ tiêu biểu: đình Túy Loan và đình Bồ Bản. Đình Túy Loan nằm ở giao điểm trên bến dưới thuyền nhìn ra sông Túy Loan. Đình được xây dưới thờI Tự Đức(1852), cổng tam quan đưa vào đình nép mình bên gốc đa cổ thụ. Cạnh đình là nhà thờ tiên hiền. Đình và nhà thờ kiến trúc theo kiểu ba gian hai chái vớI hệ thống vì kèo theo lối”chồng rường giả thủ” được bảo quản gần như nguyên vẹn.
Từ chợ Túy Loan đi thẳng đường 14B khoảng 300m, rẽ trái sang con đường đất nhỏ chừng 1km là đến đình Bồ Bản. Trước đình bây giờ đồng lúa chin vàng, tiếp giáp với làng Cẩm ToạI và song Yên. Đình được xây vào thờiTự Đức(1952), trùng tu dưới thời Thành Thái(1960) theo đúng nguyên trạng. Đình Bồ Bản là nơi thờ Thành Hoàng, Đại càng quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương, Thiên Y Anan, Thái hậu Dương Vân Nga và 23 vị tiền hiền của 23 phái,tộc trong xã. Nóc đình đắp hình lưỡng lonh lanh châu, nóc tiền đường hình lưỡng phụng tranh châu với hai bên là hai dảI họa tiết long, lân, qui, phụng ghép sành sứ. Bên trong đình, trên các vì kèo và xuyên chính bằng gỗ mít và kiền kiền, trang trí hoa văn hình đầu rồng, tứ thời, mai, điểu, tùng,lộc…do nghệ nhân Kim Bồng( HộI An) chạm trổ.
Đình Bồ Bản còn lưu giữ một long đình ( kiệu) dung để thỉnh sắc phong của vua và một bệ đá tương truyền của người Chăm từ Cẩm Mít đưa về.
Ngoài giá trị mỹ thuật và lịch sử cách mạng(đình Bồ Bản là điểm xuất phát các phong trào đấu tranh cách mạng địa phương), hai ngôi đình Túy Loan và Bồ Bản là những ngôi đình cổ ít ỏi của thành phố Đà Nẵng còn tương đối nguyên vẹn, chưa bị tu sửa một cách thực dụng, loè loẹt theo “ trào lưu’ gần đây.
Sát chợ Túy Loan, còn có một kiến trúc nhỏ rất đơn sơ nằm trong cái hẻm sâu:miếu thờ Ông Ích Đường, cháu Ông Ích Khiêm, ngườI lãnh tụ trẻ tuổi phong trào”chống xâu,chống xâu” ở Hòa Phong bị Pháp bắt xử chém tại chợ Túy Loan (3/1908) . (Miếu thờ Ông Ích Đường nhỏ và khiêm tốn, tương truyền do một ngườichỉ điểm ông với Pháp lập ở Túy Loan để cầu mong sự “thanh thản” sau khi Ông Ích Đường mất).
Có dịp đến Hòa Phong không thể không ghé thăm chợ Túy Loan, chợ đầu mối tập trung nông thổ sản quanh vùng: lâm sản từ miền núi;cá mắm từ HộI An, Đà Nẵng lên; chiếu ,nón,nong,rổ từ Cẩm Nê, Yến Nê đến…Vì thế dân gian có câu:
“Túy Loan trăm thứ trăm ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ”
Đặc biệt, dịp lễ hội, tết, chợ Túy Loan gợi nhớ bức tranh chợ quê trong thơ Đoàn Văn Cừ, cái hồn dân giã, màu sắc mà ấm áp nghĩa tình.
RờI Hòa Phong –Túy Loan, dừng chân bên dãy hàng quán góc cầu Giăng, thử tìm lạI hương vị tô mì Qủang Túy Loan ngày nào. Bởi rất nhiều ngườI Quảng Nam, năm tháng có qua đi…mì quảng còn lại. Thuở ấy, mì quảng lò bà Tình ngon mà dẻo, sợi mì từ lúa gạo vùng đất cát không phèn Đại Hiệp (ĐạI Lộc). Đối với nhiều người từng có thời sống với Hòa Phong -Túy Loan, nâng tô mì quảng bốc khói, kèm trái ớt xanh, chút bánh tráng vàng rụm trong cảnh mưa dầm miền Trung đã là một “nghi lễ”.
Bay giờ mì quảng Túy Loan xênh xang mắt xanh môi đỏ. Hóa ra, ngọn gió đô thị hóa đã len lỏi vào tận tô mì quảng Túy Loan lúc nào không hay.
Chợ Việt Nam
Thật khó có thể biết chính xác là ở Việt Nam có bao nhiêu chợ, và có bao nhiêu loại chợ, nhưng chợ đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người Việt.
Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.
Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...
Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành.
Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển, du khách sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn... Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa... Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh võng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...
Vâng, đi chợ, có khi du khách sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe những câu truyện lục bát của cụ Ðồ Chiểu, Nguyễn Du... lẫn các nghệ sĩ dân gian... Rồi những cuộc biểu diễn vội vã với những bài võ, trò xiếc, tấu hài... Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như các “nhà tiên tri” ấy đã nói...!
Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.
Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Hàn ở Ðà Nẵng, chợ Buôn Mê ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Ðầm ở Nha Trang; chợ Ðông Ba ở Huế... cứ như thế “kẻ tám lạng người nửa cân”, không đi, không đến, không bao giờ hiểu được.
Có thể vì nhiều lẽ mà chợ Việt Nam có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người nước ngoài và còn là kỷ niệm khó quên của những người xa quê hương.
Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đã nói lên nỗi mong ước duy nhất của mình khi trở về Việt Nam là để được đi chợ.
Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đã nói về “chợ Việt”: Ðó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, như sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở.
Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Chợ Quê
(Sưutầm)
Chợ Quê đối với người Việt chúng ta không phải chỉ là một cái chợ như siêu thị ở Âu Mỹ, mà là một nơi gói ghém nhiều hình ảnh thân thương, là một nét đặc thù văn hóa dân tộc. Chung chung thì chợ là nơi đổi chác buôn bán song mỗi làng có một sắc thái riêng. Chợ có thể chỉ là một bãi đất trống, vài nông dân đem nông phẩm thặng dư của mình ra đó đổi chác cho nhau rồi từ từ thu hút người mua kẻ bán hàng ngày hoặc theo định kỳ mà thành cái chợ hay chợ phiên. Chợ còn là nơi để trai gái hò hẹn, đặc biệt là chợ phiên ở vùng cao.
Anh về hái đậu trẩy cà
Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên
Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của
Miệng tiếng người cười rỡ sao nên
Lấy chồng phải gánh giang sơn
Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì ? .
CHỢ CÁN CẤU
Chọn Hàng
Chợ Cán Cấu cách Bắc Hà chừng 18km. Hỏi Cán Cấu là gì thì không ai biết. Bác tài lại pha trò : "Vừa cắn vừa cấu". Trời tờ mờ sáng, người dân tộc từ các buôn làng đã lũ lượt kéo nhau về chợ. Đi bộ hoặc thồ bằng ngựa, họ mang theo các đặc sản, phần lớn là các hàng dệt, may mặc, nông sản, gia súc. Tám giờ sáng chúng tôi đến thì chợ đã đông. Chợ họp trên một ngọn đồi thoai thoải cạnh đường xe. Lán trại sơ sài mang tính hoang dã núi rừng. Chợ Cán Cấu trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mỗi lần nhà nước xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Họ muốn họp chợ ngoài trời, giữa thiên nhiên núi rừng hơn là trong các đình chợ được xây cất theo kiểu miền xuôi. Cũng dễ hiểu, do tập tục từ bao đời nay, họ sống cuộc đời du mục tự do, chợ phiên là nơi họ có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào. Những mặt hàng kềnh càng như ngựa lưà heo gà mà đưa vào một vị trí cố định nào đó thì quả là bất tiện. Người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hoá của mình.
ĐÌNH CỔ Ở NGOẠI THÀNH
Từ Đà Nẵng, theo đường 14B đi khoảng 15km về hướng Tây Nam là đến xã Hòa Phong -
Chợ Túy Loan.
Theo dòng lịch sử, như khá nhiều ngôi làng miền Trung, Hòa Phong được hình thành trên bước đường vào Nam mở cõi dưới thời Hồng Đức Lê Thánh Tôn(1471). Những ghi chép từ hai ngôi đình cổ ở Túy Loan vớI các tuyền hiền thuộc năm tộc: Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê và đình Bồ Bản với các tộc Trần, Hồ, Trương, nguyễn đã minh chứng điều ấy. Những tộc trên đã lưu dân đầu tiên từ Thanh - Nghệ phiêu bạt vào Quảng Nam chọn đất, khai canh, lập làng từ năm 1471. Qua dòng thời gian, nhiều dòng họ khác về hội tụ, trở thành hậu hiền của làng. Trong số này có họ nguyên là người Minh Hương đến Hòa Phong qua ngõ HộI An( họ Tán nguyên gốc họ Cao, Minh Hương). Hòa Phong còn là nơi qui tụ nhiều cộng đồng Chăm quan trọng, tiêu biểu là các tộc Trà, Chế… (Ông, Ma, Trà, Chế).
Khi TP. Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và trực thuộc trung ương(6/11/1996), Hòa Phong là một xã thuộc huyện Hòa Vang, ngoại thànhĐà Nẵng.
Tuy chỉ là một xã nhỏ ở ngoại thành, về mặt kiến trúc, Hòa Phong vẫn còn lưu giữ một số kiến trúc cổ tiêu biểu: đình Túy Loan và đình Bồ Bản. Đình Túy Loan nằm ở giao điểm trên bến dưới thuyền nhìn ra sông Túy Loan. Đình được xây dưới thờI Tự Đức(1852), cổng tam quan đưa vào đình nép mình bên gốc đa cổ thụ. Cạnh đình là nhà thờ tiên hiền. Đình và nhà thờ kiến trúc theo kiểu ba gian hai chái vớI hệ thống vì kèo theo lối”chồng rường giả thủ” được bảo quản gần như nguyên vẹn.
Từ chợ Túy Loan đi thẳng đường 14B khoảng 300m, rẽ trái sang con đường đất nhỏ chừng 1km là đến đình Bồ Bản. Trước đình bây giờ đồng lúa chin vàng, tiếp giáp với làng Cẩm ToạI và song Yên. Đình được xây vào thờiTự Đức(1952), trùng tu dưới thời Thành Thái(1960) theo đúng nguyên trạng. Đình Bồ Bản là nơi thờ Thành Hoàng, Đại càng quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương, Thiên Y Anan, Thái hậu Dương Vân Nga và 23 vị tiền hiền của 23 phái,tộc trong xã. Nóc đình đắp hình lưỡng lonh lanh châu, nóc tiền đường hình lưỡng phụng tranh châu với hai bên là hai dảI họa tiết long, lân, qui, phụng ghép sành sứ. Bên trong đình, trên các vì kèo và xuyên chính bằng gỗ mít và kiền kiền, trang trí hoa văn hình đầu rồng, tứ thời, mai, điểu, tùng,lộc…do nghệ nhân Kim Bồng( HộI An) chạm trổ.
Đình Bồ Bản còn lưu giữ một long đình ( kiệu) dung để thỉnh sắc phong của vua và một bệ đá tương truyền của người Chăm từ Cẩm Mít đưa về.
Ngoài giá trị mỹ thuật và lịch sử cách mạng(đình Bồ Bản là điểm xuất phát các phong trào đấu tranh cách mạng địa phương), hai ngôi đình Túy Loan và Bồ Bản là những ngôi đình cổ ít ỏi của thành phố Đà Nẵng còn tương đối nguyên vẹn, chưa bị tu sửa một cách thực dụng, loè loẹt theo “ trào lưu’ gần đây.
Sát chợ Túy Loan, còn có một kiến trúc nhỏ rất đơn sơ nằm trong cái hẻm sâu:miếu thờ Ông Ích Đường, cháu Ông Ích Khiêm, ngườI lãnh tụ trẻ tuổi phong trào”chống xâu,chống xâu” ở Hòa Phong bị Pháp bắt xử chém tại chợ Túy Loan (3/1908) . (Miếu thờ Ông Ích Đường nhỏ và khiêm tốn, tương truyền do một ngườichỉ điểm ông với Pháp lập ở Túy Loan để cầu mong sự “thanh thản” sau khi Ông Ích Đường mất).
Có dịp đến Hòa Phong không thể không ghé thăm chợ Túy Loan, chợ đầu mối tập trung nông thổ sản quanh vùng: lâm sản từ miền núi;cá mắm từ HộI An, Đà Nẵng lên; chiếu ,nón,nong,rổ từ Cẩm Nê, Yến Nê đến…Vì thế dân gian có câu:
“Túy Loan trăm thứ trăm ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ”
Đặc biệt, dịp lễ hội, tết, chợ Túy Loan gợi nhớ bức tranh chợ quê trong thơ Đoàn Văn Cừ, cái hồn dân giã, màu sắc mà ấm áp nghĩa tình.
RờI Hòa Phong –Túy Loan, dừng chân bên dãy hàng quán góc cầu Giăng, thử tìm lạI hương vị tô mì Qủang Túy Loan ngày nào. Bởi rất nhiều ngườI Quảng Nam, năm tháng có qua đi…mì quảng còn lại. Thuở ấy, mì quảng lò bà Tình ngon mà dẻo, sợi mì từ lúa gạo vùng đất cát không phèn Đại Hiệp (ĐạI Lộc). Đối với nhiều người từng có thời sống với Hòa Phong -Túy Loan, nâng tô mì quảng bốc khói, kèm trái ớt xanh, chút bánh tráng vàng rụm trong cảnh mưa dầm miền Trung đã là một “nghi lễ”.
Bay giờ mì quảng Túy Loan xênh xang mắt xanh môi đỏ. Hóa ra, ngọn gió đô thị hóa đã len lỏi vào tận tô mì quảng Túy Loan lúc nào không hay.
Chợ Việt Nam
Thật khó có thể biết chính xác là ở Việt Nam có bao nhiêu chợ, và có bao nhiêu loại chợ, nhưng chợ đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người Việt.
Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.
Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...
Còn mỏi chân vì lòng vòng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ du khách sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một bữa tiệc tốc hành.
Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Đi chợ miền biển, du khách sẽ thấy những con cá còn quẫy trong những chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ miền quê là những trái dừa còn “chỏm tóc”; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn... Lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, tình nghĩa... Rồi chợ miền Ðông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh võng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...
Vâng, đi chợ, có khi du khách sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe những câu truyện lục bát của cụ Ðồ Chiểu, Nguyễn Du... lẫn các nghệ sĩ dân gian... Rồi những cuộc biểu diễn vội vã với những bài võ, trò xiếc, tấu hài... Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như các “nhà tiên tri” ấy đã nói...!
Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho mình và lưu giữ độc quyền một giá trị.
Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Hàn ở Ðà Nẵng, chợ Buôn Mê ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Ðầm ở Nha Trang; chợ Ðông Ba ở Huế... cứ như thế “kẻ tám lạng người nửa cân”, không đi, không đến, không bao giờ hiểu được.
Có thể vì nhiều lẽ mà chợ Việt Nam có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt không chỉ đối với người dân địa phương mà cả người nước ngoài và còn là kỷ niệm khó quên của những người xa quê hương.
Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đã nói lên nỗi mong ước duy nhất của mình khi trở về Việt Nam là để được đi chợ.
Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đã nói về “chợ Việt”: Ðó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, như sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở.
Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét