Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

NGÂN VANG CÂU CA DAO XỨ QUẢNG

HƯƠNG MAI

Ca dao đã thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong đời sống nộitâm của con người Việt Nam.
Với những câu ca dao long lanh như ngọc, óng ánh như ngà và dịu dàng của xứ Bắc. Hay những câu ca mộc mạc, nồng nàn giai điệu mà nhạy cảm, tinh tế của Nam bộ. Tất cả đã
đi vào tận cùng sâu thẳm của lòng người. Càng khắc đậm trong hồn tôi là những câu ca dao của núi Ấn- sông Trà mà tôi đã được hưởng sự ngọt ngào trong lời ru của mẹ từ thời tấm bé. Nó đã luôn chảy trong máu huyết tôi, nuôi tôi lớn lên, rungđộng lòng tôi cho mãi tận bây giờ:
Lên non tìm hòn đá trắng
Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu ?
Trời mưa lâu đá nọ mọc rêu
Đứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời.
Lúc nhỏ, tôi không hiểu gì về nghĩa bài ca dao. Vì như người ta thường nói, chữ nghĩa của bài hát ru là câu chuyện của người lớn. Nhưng giai điệu của nó đã nhẹ cuốn tôi đi đến tận chân trời xa xôi. Nơi ấy thật lung linh kỳ diệu. Nơi ánh sáng đã chan hòa nụ cười và nước mắt !
Bây giờ tôi mới hiểu ra. Tôi khâm phục biết bao con người đất Quảng - khúc ruột miền Trung, xứ sở của nắng mưa và gió bão. Những con người tưởng chừng như chỉ luôn ngoi ngóp mãi trong cái bể khổ của cuộc đời. Vậy mà không, thật bất ngờ khi tiếng hát họ cất lên thì kiếp người đau khổ đã tan biến đi chỉ còn lại những gì thiêng liêng và cao quý. Dù phải lên non cao, phải vượt qua tam tứ núi, họ vẫn đi tìm. Vất vả là thế mà họ đi tìm cái bình thường, dung dị nhất:
Lên non tìm hòn đá trắng
Ô hay ! Không phải tìm vàng hay tìm trầm mà chỉ tìm hòn đá trắng ! Thật là kỳ diệu cái màu trắng thanh bạch, trong ngần vô giá. Nhưng nếu hiểu ở câu chữ không thì chưa đủ. Đọc xong ngẫm lại ta thấy giai điệu không nhẹ nhàng êm ái chút nào bởi hai thanh trắc (đá trắng) ở cuối câu lục thì thật là lạ. Phải chăng đó là nghịch lý của cuộc đời dù chỉ đi tìm điều đơn giản nhất. Nhưng rồi khi đọc câu tiếp theo:
Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu ?
Ta như vỡ lẽ: À, thì ra con người xứ Quảng mượn hình ảnh bình thường nhất là hòn đá. Nhưng điều họ muốn gửi gắm lòng mình ở đây không phải là vật chất. Vì họ lại đi trách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu. Phải chăng con người đất Quảng luôn nuôi dưỡng tình người. Họ nói đến chim phượng hoàng là nói đến hình bóng của tình nhân quân tử, của nhơn tình nhơn ngãi trong tâm hồn họ. Dù phải vượt qua mọi gian lao vất
vả để đến với con chim phượng hoàng nhưng tiếc cái âm thanh mong đợi mà họ cần tìm lại lịm tắt. Nếu thả hồn tận hưởng khúc nhạc ca dao thì như như bắt gặp nỗi lòng người thương, bắt gặp tình cảm dặn dò tha thiết luôn ngân nga:
Em thương anh như chỉ buộc trọn vòng
Anh đừng bạc dạ đem lòng quên em.
Hay :
Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng
Tình thân nghĩa thiết xin đừng chớ quên.
Thế mới hiểu rằng đời người biết bao cảnh ngộ éo le trắc trở để khi yêu nhau họ phải dặn dò, than thở. Nhưng rồi cái thâm thúy của bài ca dao không dừng ở đó. Nó khẳng định một điều trở thành chân lý:
Trời mưa lâu đá nọ mọc rêu
Vậy là dù hòn đá trắng – màu trắng trinh nguyên nhưng rồi nó cũng phải bị rêu xanh bao phủ bởi tháng năm, bởi mưa nắng. thì ra bài ca dao đã nhắc nhở, đã cảnh báo rằng nếu ai không giữ được lòng mình thì thời gian sẽ làm cho ta không còn là ta nữa. Thần tình quá ! Sự thay đổi sắc màu hay sự thay lòng đổi dạ của con người ? Thế rồi đoạn nhạc chuyển gam, lời ca chuyển điệu. Bài ca dao khép lại mà trong ta phải luôn suy nghĩ:
Đứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời.
Thật là một sự bao dung và nhân hậu. Con người xứ "mía ngọt đường thơm" không nguyền rủa đứa nào ăn ở bạc sẽ bị thế này hay thế khác… mà chỉ có tiếng dế não nùng
thấu tận trời xanh. Nhưng thâm thúy lắm đấy ! Tiếng dế réo rắt suốt đêm trường, liệu lương tâm con người bội bạc không day dứt, không dày vò, không nhức nhối trong hối
hận trong đau khổ? Mà chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ở tâm hồn!
Vậy là bài ca dao hồn nhiên nhưng đặc quánh cốt cách của con người xứ Quảng mà cũng rất Việt Nam : Con người trọng nhân nghĩa, chung tình và ghét thói bội bạc vong ơn. Dù năm tháng có trôi xa, nhưng những lời ca cứ mãi ngân vang trong ta. Nói như Nguyễn Đình Thi thì theo dòng ca dao càng làm cho ta thêm yêu. Yêu là để sống. Là để thêm mạnh mẽ trong lao động, trong đấu tranh. Một tình yêu chất phác mà cao thượng, bình
bị mà sâu sắc biết bao ! ■

(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

NGÂN VANG CÂU CA DAO XỨ QUẢNG

HƯƠNG MAI

Ca dao đã thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong đời sống nộitâm của con người Việt Nam.
Với những câu ca dao long lanh như ngọc, óng ánh như ngà và dịu dàng của xứ Bắc. Hay những câu ca mộc mạc, nồng nàn giai điệu mà nhạy cảm, tinh tế của Nam bộ. Tất cả đã
đi vào tận cùng sâu thẳm của lòng người. Càng khắc đậm trong hồn tôi là những câu ca dao của núi Ấn- sông Trà mà tôi đã được hưởng sự ngọt ngào trong lời ru của mẹ từ thời tấm bé. Nó đã luôn chảy trong máu huyết tôi, nuôi tôi lớn lên, rungđộng lòng tôi cho mãi tận bây giờ:
Lên non tìm hòn đá trắng
Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu ?
Trời mưa lâu đá nọ mọc rêu
Đứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời.
Lúc nhỏ, tôi không hiểu gì về nghĩa bài ca dao. Vì như người ta thường nói, chữ nghĩa của bài hát ru là câu chuyện của người lớn. Nhưng giai điệu của nó đã nhẹ cuốn tôi đi đến tận chân trời xa xôi. Nơi ấy thật lung linh kỳ diệu. Nơi ánh sáng đã chan hòa nụ cười và nước mắt !
Bây giờ tôi mới hiểu ra. Tôi khâm phục biết bao con người đất Quảng - khúc ruột miền Trung, xứ sở của nắng mưa và gió bão. Những con người tưởng chừng như chỉ luôn ngoi ngóp mãi trong cái bể khổ của cuộc đời. Vậy mà không, thật bất ngờ khi tiếng hát họ cất lên thì kiếp người đau khổ đã tan biến đi chỉ còn lại những gì thiêng liêng và cao quý. Dù phải lên non cao, phải vượt qua tam tứ núi, họ vẫn đi tìm. Vất vả là thế mà họ đi tìm cái bình thường, dung dị nhất:
Lên non tìm hòn đá trắng
Ô hay ! Không phải tìm vàng hay tìm trầm mà chỉ tìm hòn đá trắng ! Thật là kỳ diệu cái màu trắng thanh bạch, trong ngần vô giá. Nhưng nếu hiểu ở câu chữ không thì chưa đủ. Đọc xong ngẫm lại ta thấy giai điệu không nhẹ nhàng êm ái chút nào bởi hai thanh trắc (đá trắng) ở cuối câu lục thì thật là lạ. Phải chăng đó là nghịch lý của cuộc đời dù chỉ đi tìm điều đơn giản nhất. Nhưng rồi khi đọc câu tiếp theo:
Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu ?
Ta như vỡ lẽ: À, thì ra con người xứ Quảng mượn hình ảnh bình thường nhất là hòn đá. Nhưng điều họ muốn gửi gắm lòng mình ở đây không phải là vật chất. Vì họ lại đi trách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu. Phải chăng con người đất Quảng luôn nuôi dưỡng tình người. Họ nói đến chim phượng hoàng là nói đến hình bóng của tình nhân quân tử, của nhơn tình nhơn ngãi trong tâm hồn họ. Dù phải vượt qua mọi gian lao vất
vả để đến với con chim phượng hoàng nhưng tiếc cái âm thanh mong đợi mà họ cần tìm lại lịm tắt. Nếu thả hồn tận hưởng khúc nhạc ca dao thì như như bắt gặp nỗi lòng người thương, bắt gặp tình cảm dặn dò tha thiết luôn ngân nga:
Em thương anh như chỉ buộc trọn vòng
Anh đừng bạc dạ đem lòng quên em.
Hay :
Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng
Tình thân nghĩa thiết xin đừng chớ quên.
Thế mới hiểu rằng đời người biết bao cảnh ngộ éo le trắc trở để khi yêu nhau họ phải dặn dò, than thở. Nhưng rồi cái thâm thúy của bài ca dao không dừng ở đó. Nó khẳng định một điều trở thành chân lý:
Trời mưa lâu đá nọ mọc rêu
Vậy là dù hòn đá trắng – màu trắng trinh nguyên nhưng rồi nó cũng phải bị rêu xanh bao phủ bởi tháng năm, bởi mưa nắng. thì ra bài ca dao đã nhắc nhở, đã cảnh báo rằng nếu ai không giữ được lòng mình thì thời gian sẽ làm cho ta không còn là ta nữa. Thần tình quá ! Sự thay đổi sắc màu hay sự thay lòng đổi dạ của con người ? Thế rồi đoạn nhạc chuyển gam, lời ca chuyển điệu. Bài ca dao khép lại mà trong ta phải luôn suy nghĩ:
Đứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời.
Thật là một sự bao dung và nhân hậu. Con người xứ "mía ngọt đường thơm" không nguyền rủa đứa nào ăn ở bạc sẽ bị thế này hay thế khác… mà chỉ có tiếng dế não nùng
thấu tận trời xanh. Nhưng thâm thúy lắm đấy ! Tiếng dế réo rắt suốt đêm trường, liệu lương tâm con người bội bạc không day dứt, không dày vò, không nhức nhối trong hối
hận trong đau khổ? Mà chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ở tâm hồn!
Vậy là bài ca dao hồn nhiên nhưng đặc quánh cốt cách của con người xứ Quảng mà cũng rất Việt Nam : Con người trọng nhân nghĩa, chung tình và ghét thói bội bạc vong ơn. Dù năm tháng có trôi xa, nhưng những lời ca cứ mãi ngân vang trong ta. Nói như Nguyễn Đình Thi thì theo dòng ca dao càng làm cho ta thêm yêu. Yêu là để sống. Là để thêm mạnh mẽ trong lao động, trong đấu tranh. Một tình yêu chất phác mà cao thượng, bình
bị mà sâu sắc biết bao ! ■

(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét