Già kén kẹn hom
Tằm và kén
Có một lời nhắc nhở, các chàng trai cô gái đến tuổi dựng vợ gả chồng hãy kén chọn một vừa hai phải thôi kẻo tình duyên lỡ làng, ế ẩm để đến nỗi phải than vãn:
“Ai ngờ già kén kẹn hom, cao chẳng đến, thấp chẳng tới”
(Phan Văn Ái, “Lẳng lơ phú”)
Trở về với các vùng trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chúng ta được nghe cách lý giải của đồng bào ở đây về thành ngữ “già kén kẹn hom” hết sức lý thú. Tuy vậy, ở ngay cả trong các làng nghề này thì cách lý giải của họ cũng không thống nhất. Có ít nhất là hai cách hiểu sau đây:
1.Khi tằm chín nhả tơ làm thành kén, con tằm hóa thành nhộng nằm gọn trong kén tơ đó. Nếu để kén lâu ngày thì nhộng hóa thành con ngài (con bướm) cắn thủng kén bay ra, đẻ trứng. Loại kén “già” này khi kéo tơ thì tơ chẳng róc ra được (tơ bị kẹn). Già kén kẹn hom là như vậy. Song, ở cách hiểu này, người ta chẳng giải thích được từ hom là gì. Hom vẫn là một ẩn số.
2. Vẫn là người thợ thủ công nghề tơ tằm cho biết, trong nghề tằm tơ có một công đoạn là dùng né cho tằm làm kén. Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân đứng tựa như tấm liếp nhưng đan thưa tạo ra những ô trống hình vuông để cài rơm vào cho tằm làm kén. Đó là cái né. Làm nghề tằm tơ “sẵn nong sẵn né là thế”! còn những thanh tre, thanh nứa dùng để đan né được gọi là hom như nghĩa của hom trong hom gianh, hom sắn, hom dâu… Tằm chín được thả trên né để tùy ý chọn nơi nhả tơ kết kén. Nếu kén trên né mà to, mật độ lại dày (già kén) thì sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn hom). Già kén kẹn hom vốn nghĩa là như vậy. Từ kẹn trong thành ngữ này có thể là dạng thức cổ của kẹt hay nghẹt chăng?. Vì trong tiếng Việt thấy có sự tương ứng về âm (âm đầu k –ng và âm cuối t-n) và nghĩa giữa kẹn với nghẹt, kẹt với nghẹt, nghẹn…
Cách lý giải nguồn gốc và nghĩa của thành ngữ “già kén kẹn hom ” như vậy là thỏa đáng có có sức thuyết phục hơn cả vì nó phù hợp với quy tắc tương hợp ngữ nghĩa và đối ứng trong cấu trúc của thành ngữ. Đó là sự tương hợp và đối ứng giữa già (tính từ) với kẹn ( tính từ), kén (danh từ) với hom (danh từ).
Như vậy từ câu chuyện con tằm kén tơ mà người VN đã liên hệ đến chuyện con người với con đường tình duyên của họ. Đối với nghề nuôi tằm để cho kén to bị kẹt chặt với hom thì làm sao tháo gỡ được ? Cũng vậy, môt ai đó cố tình kén chọn, kỹ tính quá để “quá lứa” lâm vào tình trạng kẹt giữa các thang giá trị kén lựa “cao chẳng đến, thấp chẳng tới” thì cũng khốn và không thể nào tháo gỡ ra khỏi cảnh lỡ làng, ế ẩm.
(Theo Kể chuyện Thành ngữ tục ngữ)
12. Cáo Mượn Oai Hùm
Người VN ta thường nghe thành ngữ "Cáo mượn oai hùm" hoặc "Cáo đội lốt hùm", là do thành ngữ "Hồ giả hổ uy" của Tàu.
Thời Chiến quốc, vua nước Sở là Hoàn Vương lấy làm lạ rằng tại sao nhân dân miền Bắc Trung Hoa lại sợ hãi một vị đại tướng tên Chiêu Hề Tuất như vậy. Sở Hoàn Vương bèn hỏi các đại thần trong triều xem lý do là tại sao.
Trong số đại thần, có một người tên là Giang Ất đã mượn một câu chuyện ngụ ngôn để giải thích cho Sở Hoàn Vương như sau:
- Tại một khu rừng kia, một con hổ bắt được một con cáo. Con cáo tức thì làm bộ dọa nạt con hổ, nói rằng nó là sứ giả do trời sai xuống để thống trị muôn loài thú, nếu hổ xâm phạm đến nó tất là sẽ bị trời trừng phạt. Nếu hổ không tin, hãy đi theo nó, để xem muôn loài thú sợ hãi nó như thế nào.
Con hổ nghe lời nói của con cáo tinh khôn, thấy cũng có lý, bèn bằng lòng theo sau để xem có đúng như lời cáo nói không.
Quả nhiên, suốt trên đường đi, muôn loài thú thấy bóng dáng con cáo tới đâu, cũng đều hoảng sợ chạy hết. Con hổ đâu biết là muôn loài thú bỏ chạy, chính là vì sợ hổ, đâu phải vì sợ cáo.
Nay binh quyền của chúa công được trao trả cho Chiêu Hề Tuất, nhân dân phương Bắc sợ hãi là sợ binh lực của chúa công chứ đâu phải sợ Chiêu Hề Tuất.
Sự tích trên đây chép trong Quốc sách. Ý Giang Ất muốn so sánh con cáo trong truyện với Đại tướng Chiêu Hề Tuất, so sánh nhân dân phương Bắc với muôn loài, và so sánh con hổ với Sở Hoàn Vương, để giải thích rằng, sở dĩ nhân dân phương Bắc sợ hãi Chiêu Hề Tuất chỉ vì Chiêu Hề Tuất có được binh quyền do Sở Hoàn Vương trao cho mà thôi. Như vậy nhân dân phương Bắc sợ là sợ Sở Hoàn Vương, chứ không phải là sợ Chiêu Hề Tuất, cũng như muôn loài thú sợ là sợ con hổ chứ không phải sợ con cáo.
Từ sự tích trên, người đời sau đã rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế .
Có bài khác
Cáo thì chỉ “bắt nạt” được gà, còn hùm (hổ, cọp) là chúa tể của muôn loài!. Hùm giỏi giang ở đâu thì chưa biết nhưng cái khoản tục ăn thì không ai bằng (ăn như hùm) và gian ác thì cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào, kể cả con người, để nó vồ được thì chỉ có nước mà về …chầu tiên tổ. Vậy nên trong tiếng Việt đã sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, lòe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng hành.
Cáo
Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, con hùm thì đúng là “to đầu mà dại” (!)
…Có một còn hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn thì gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đã nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm, ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ý của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Và Hùm đã làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú đều chạy tán loạn. “Sự thật”, đó đã làm cho hùm tin lời cáo và đương nhiên cáo đã thoát chết! Hùm đâu biết rằng những con vật kia sợ mình, sợ từ cái bóng của mình, chứ đâu có sợ cáo!...
Trong dân gian bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” còn có cách nói “cáo đội lốt hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng.
Trong tiếng Việt, sự “tinh khôn, ranh mãnh, quỷ quyệt” đã trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ “cáo”. Ví dụ : “Thằng cha ấy cáo lắm”
Đúng là “Những phường cáo mượn oai hùm ghê thay”
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Già kén kẹn hom
Già kén kẹn hom
Tằm và kén
Có một lời nhắc nhở, các chàng trai cô gái đến tuổi dựng vợ gả chồng hãy kén chọn một vừa hai phải thôi kẻo tình duyên lỡ làng, ế ẩm để đến nỗi phải than vãn:
“Ai ngờ già kén kẹn hom, cao chẳng đến, thấp chẳng tới”
(Phan Văn Ái, “Lẳng lơ phú”)
Trở về với các vùng trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chúng ta được nghe cách lý giải của đồng bào ở đây về thành ngữ “già kén kẹn hom” hết sức lý thú. Tuy vậy, ở ngay cả trong các làng nghề này thì cách lý giải của họ cũng không thống nhất. Có ít nhất là hai cách hiểu sau đây:
1.Khi tằm chín nhả tơ làm thành kén, con tằm hóa thành nhộng nằm gọn trong kén tơ đó. Nếu để kén lâu ngày thì nhộng hóa thành con ngài (con bướm) cắn thủng kén bay ra, đẻ trứng. Loại kén “già” này khi kéo tơ thì tơ chẳng róc ra được (tơ bị kẹn). Già kén kẹn hom là như vậy. Song, ở cách hiểu này, người ta chẳng giải thích được từ hom là gì. Hom vẫn là một ẩn số.
2. Vẫn là người thợ thủ công nghề tơ tằm cho biết, trong nghề tằm tơ có một công đoạn là dùng né cho tằm làm kén. Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân đứng tựa như tấm liếp nhưng đan thưa tạo ra những ô trống hình vuông để cài rơm vào cho tằm làm kén. Đó là cái né. Làm nghề tằm tơ “sẵn nong sẵn né là thế”! còn những thanh tre, thanh nứa dùng để đan né được gọi là hom như nghĩa của hom trong hom gianh, hom sắn, hom dâu… Tằm chín được thả trên né để tùy ý chọn nơi nhả tơ kết kén. Nếu kén trên né mà to, mật độ lại dày (già kén) thì sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn hom). Già kén kẹn hom vốn nghĩa là như vậy. Từ kẹn trong thành ngữ này có thể là dạng thức cổ của kẹt hay nghẹt chăng?. Vì trong tiếng Việt thấy có sự tương ứng về âm (âm đầu k –ng và âm cuối t-n) và nghĩa giữa kẹn với nghẹt, kẹt với nghẹt, nghẹn…
Cách lý giải nguồn gốc và nghĩa của thành ngữ “già kén kẹn hom ” như vậy là thỏa đáng có có sức thuyết phục hơn cả vì nó phù hợp với quy tắc tương hợp ngữ nghĩa và đối ứng trong cấu trúc của thành ngữ. Đó là sự tương hợp và đối ứng giữa già (tính từ) với kẹn ( tính từ), kén (danh từ) với hom (danh từ).
Như vậy từ câu chuyện con tằm kén tơ mà người VN đã liên hệ đến chuyện con người với con đường tình duyên của họ. Đối với nghề nuôi tằm để cho kén to bị kẹt chặt với hom thì làm sao tháo gỡ được ? Cũng vậy, môt ai đó cố tình kén chọn, kỹ tính quá để “quá lứa” lâm vào tình trạng kẹt giữa các thang giá trị kén lựa “cao chẳng đến, thấp chẳng tới” thì cũng khốn và không thể nào tháo gỡ ra khỏi cảnh lỡ làng, ế ẩm.
(Theo Kể chuyện Thành ngữ tục ngữ)
12. Cáo Mượn Oai Hùm
Người VN ta thường nghe thành ngữ "Cáo mượn oai hùm" hoặc "Cáo đội lốt hùm", là do thành ngữ "Hồ giả hổ uy" của Tàu.
Thời Chiến quốc, vua nước Sở là Hoàn Vương lấy làm lạ rằng tại sao nhân dân miền Bắc Trung Hoa lại sợ hãi một vị đại tướng tên Chiêu Hề Tuất như vậy. Sở Hoàn Vương bèn hỏi các đại thần trong triều xem lý do là tại sao.
Trong số đại thần, có một người tên là Giang Ất đã mượn một câu chuyện ngụ ngôn để giải thích cho Sở Hoàn Vương như sau:
- Tại một khu rừng kia, một con hổ bắt được một con cáo. Con cáo tức thì làm bộ dọa nạt con hổ, nói rằng nó là sứ giả do trời sai xuống để thống trị muôn loài thú, nếu hổ xâm phạm đến nó tất là sẽ bị trời trừng phạt. Nếu hổ không tin, hãy đi theo nó, để xem muôn loài thú sợ hãi nó như thế nào.
Con hổ nghe lời nói của con cáo tinh khôn, thấy cũng có lý, bèn bằng lòng theo sau để xem có đúng như lời cáo nói không.
Quả nhiên, suốt trên đường đi, muôn loài thú thấy bóng dáng con cáo tới đâu, cũng đều hoảng sợ chạy hết. Con hổ đâu biết là muôn loài thú bỏ chạy, chính là vì sợ hổ, đâu phải vì sợ cáo.
Nay binh quyền của chúa công được trao trả cho Chiêu Hề Tuất, nhân dân phương Bắc sợ hãi là sợ binh lực của chúa công chứ đâu phải sợ Chiêu Hề Tuất.
Sự tích trên đây chép trong Quốc sách. Ý Giang Ất muốn so sánh con cáo trong truyện với Đại tướng Chiêu Hề Tuất, so sánh nhân dân phương Bắc với muôn loài, và so sánh con hổ với Sở Hoàn Vương, để giải thích rằng, sở dĩ nhân dân phương Bắc sợ hãi Chiêu Hề Tuất chỉ vì Chiêu Hề Tuất có được binh quyền do Sở Hoàn Vương trao cho mà thôi. Như vậy nhân dân phương Bắc sợ là sợ Sở Hoàn Vương, chứ không phải là sợ Chiêu Hề Tuất, cũng như muôn loài thú sợ là sợ con hổ chứ không phải sợ con cáo.
Từ sự tích trên, người đời sau đã rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế .
Có bài khác
Cáo thì chỉ “bắt nạt” được gà, còn hùm (hổ, cọp) là chúa tể của muôn loài!. Hùm giỏi giang ở đâu thì chưa biết nhưng cái khoản tục ăn thì không ai bằng (ăn như hùm) và gian ác thì cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào, kể cả con người, để nó vồ được thì chỉ có nước mà về …chầu tiên tổ. Vậy nên trong tiếng Việt đã sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, lòe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng hành.
Cáo
Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, con hùm thì đúng là “to đầu mà dại” (!)
…Có một còn hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn thì gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đã nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm, ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ý của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Và Hùm đã làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú đều chạy tán loạn. “Sự thật”, đó đã làm cho hùm tin lời cáo và đương nhiên cáo đã thoát chết! Hùm đâu biết rằng những con vật kia sợ mình, sợ từ cái bóng của mình, chứ đâu có sợ cáo!...
Trong dân gian bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” còn có cách nói “cáo đội lốt hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng.
Trong tiếng Việt, sự “tinh khôn, ranh mãnh, quỷ quyệt” đã trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ “cáo”. Ví dụ : “Thằng cha ấy cáo lắm”
Đúng là “Những phường cáo mượn oai hùm ghê thay”
Tằm và kén
Có một lời nhắc nhở, các chàng trai cô gái đến tuổi dựng vợ gả chồng hãy kén chọn một vừa hai phải thôi kẻo tình duyên lỡ làng, ế ẩm để đến nỗi phải than vãn:
“Ai ngờ già kén kẹn hom, cao chẳng đến, thấp chẳng tới”
(Phan Văn Ái, “Lẳng lơ phú”)
Trở về với các vùng trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chúng ta được nghe cách lý giải của đồng bào ở đây về thành ngữ “già kén kẹn hom” hết sức lý thú. Tuy vậy, ở ngay cả trong các làng nghề này thì cách lý giải của họ cũng không thống nhất. Có ít nhất là hai cách hiểu sau đây:
1.Khi tằm chín nhả tơ làm thành kén, con tằm hóa thành nhộng nằm gọn trong kén tơ đó. Nếu để kén lâu ngày thì nhộng hóa thành con ngài (con bướm) cắn thủng kén bay ra, đẻ trứng. Loại kén “già” này khi kéo tơ thì tơ chẳng róc ra được (tơ bị kẹn). Già kén kẹn hom là như vậy. Song, ở cách hiểu này, người ta chẳng giải thích được từ hom là gì. Hom vẫn là một ẩn số.
2. Vẫn là người thợ thủ công nghề tơ tằm cho biết, trong nghề tằm tơ có một công đoạn là dùng né cho tằm làm kén. Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân đứng tựa như tấm liếp nhưng đan thưa tạo ra những ô trống hình vuông để cài rơm vào cho tằm làm kén. Đó là cái né. Làm nghề tằm tơ “sẵn nong sẵn né là thế”! còn những thanh tre, thanh nứa dùng để đan né được gọi là hom như nghĩa của hom trong hom gianh, hom sắn, hom dâu… Tằm chín được thả trên né để tùy ý chọn nơi nhả tơ kết kén. Nếu kén trên né mà to, mật độ lại dày (già kén) thì sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn hom). Già kén kẹn hom vốn nghĩa là như vậy. Từ kẹn trong thành ngữ này có thể là dạng thức cổ của kẹt hay nghẹt chăng?. Vì trong tiếng Việt thấy có sự tương ứng về âm (âm đầu k –ng và âm cuối t-n) và nghĩa giữa kẹn với nghẹt, kẹt với nghẹt, nghẹn…
Cách lý giải nguồn gốc và nghĩa của thành ngữ “già kén kẹn hom ” như vậy là thỏa đáng có có sức thuyết phục hơn cả vì nó phù hợp với quy tắc tương hợp ngữ nghĩa và đối ứng trong cấu trúc của thành ngữ. Đó là sự tương hợp và đối ứng giữa già (tính từ) với kẹn ( tính từ), kén (danh từ) với hom (danh từ).
Như vậy từ câu chuyện con tằm kén tơ mà người VN đã liên hệ đến chuyện con người với con đường tình duyên của họ. Đối với nghề nuôi tằm để cho kén to bị kẹt chặt với hom thì làm sao tháo gỡ được ? Cũng vậy, môt ai đó cố tình kén chọn, kỹ tính quá để “quá lứa” lâm vào tình trạng kẹt giữa các thang giá trị kén lựa “cao chẳng đến, thấp chẳng tới” thì cũng khốn và không thể nào tháo gỡ ra khỏi cảnh lỡ làng, ế ẩm.
(Theo Kể chuyện Thành ngữ tục ngữ)
12. Cáo Mượn Oai Hùm
Người VN ta thường nghe thành ngữ "Cáo mượn oai hùm" hoặc "Cáo đội lốt hùm", là do thành ngữ "Hồ giả hổ uy" của Tàu.
Thời Chiến quốc, vua nước Sở là Hoàn Vương lấy làm lạ rằng tại sao nhân dân miền Bắc Trung Hoa lại sợ hãi một vị đại tướng tên Chiêu Hề Tuất như vậy. Sở Hoàn Vương bèn hỏi các đại thần trong triều xem lý do là tại sao.
Trong số đại thần, có một người tên là Giang Ất đã mượn một câu chuyện ngụ ngôn để giải thích cho Sở Hoàn Vương như sau:
- Tại một khu rừng kia, một con hổ bắt được một con cáo. Con cáo tức thì làm bộ dọa nạt con hổ, nói rằng nó là sứ giả do trời sai xuống để thống trị muôn loài thú, nếu hổ xâm phạm đến nó tất là sẽ bị trời trừng phạt. Nếu hổ không tin, hãy đi theo nó, để xem muôn loài thú sợ hãi nó như thế nào.
Con hổ nghe lời nói của con cáo tinh khôn, thấy cũng có lý, bèn bằng lòng theo sau để xem có đúng như lời cáo nói không.
Quả nhiên, suốt trên đường đi, muôn loài thú thấy bóng dáng con cáo tới đâu, cũng đều hoảng sợ chạy hết. Con hổ đâu biết là muôn loài thú bỏ chạy, chính là vì sợ hổ, đâu phải vì sợ cáo.
Nay binh quyền của chúa công được trao trả cho Chiêu Hề Tuất, nhân dân phương Bắc sợ hãi là sợ binh lực của chúa công chứ đâu phải sợ Chiêu Hề Tuất.
Sự tích trên đây chép trong Quốc sách. Ý Giang Ất muốn so sánh con cáo trong truyện với Đại tướng Chiêu Hề Tuất, so sánh nhân dân phương Bắc với muôn loài, và so sánh con hổ với Sở Hoàn Vương, để giải thích rằng, sở dĩ nhân dân phương Bắc sợ hãi Chiêu Hề Tuất chỉ vì Chiêu Hề Tuất có được binh quyền do Sở Hoàn Vương trao cho mà thôi. Như vậy nhân dân phương Bắc sợ là sợ Sở Hoàn Vương, chứ không phải là sợ Chiêu Hề Tuất, cũng như muôn loài thú sợ là sợ con hổ chứ không phải sợ con cáo.
Từ sự tích trên, người đời sau đã rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế .
Có bài khác
Cáo thì chỉ “bắt nạt” được gà, còn hùm (hổ, cọp) là chúa tể của muôn loài!. Hùm giỏi giang ở đâu thì chưa biết nhưng cái khoản tục ăn thì không ai bằng (ăn như hùm) và gian ác thì cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào, kể cả con người, để nó vồ được thì chỉ có nước mà về …chầu tiên tổ. Vậy nên trong tiếng Việt đã sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, lòe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng hành.
Cáo
Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, con hùm thì đúng là “to đầu mà dại” (!)
…Có một còn hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn thì gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đã nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm, ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ý của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Và Hùm đã làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú đều chạy tán loạn. “Sự thật”, đó đã làm cho hùm tin lời cáo và đương nhiên cáo đã thoát chết! Hùm đâu biết rằng những con vật kia sợ mình, sợ từ cái bóng của mình, chứ đâu có sợ cáo!...
Trong dân gian bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” còn có cách nói “cáo đội lốt hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng.
Trong tiếng Việt, sự “tinh khôn, ranh mãnh, quỷ quyệt” đã trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ “cáo”. Ví dụ : “Thằng cha ấy cáo lắm”
Đúng là “Những phường cáo mượn oai hùm ghê thay”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét