Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Cây quế

Quế và người

Cây quế
Rất nhiều câu thơ hay của Việt Nam gắn với những hình ảnh, sự vật cụ thể của làng quê xứ sở. Nếu như thơ cổ điển lấy đề tài tùng, cúc, trúc, mai thì ca dao dân ca lại hay nói đến đường làng, giếng nước, hạt mưa, bến đò, dòng sông, cây đa, cây lúa…Điều bất ngờ là chúng ta còn có những câu thơ khá hay về cây quế.
Bất ngờ vì quế không phải là thứ cây có thể dễ gặp hàng ngày. Sống ở đồng bằng, ở phố phuờng, trước đây đã mấy ai trông thấy quế mà viết về cây quế:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.
Quế phần lớn sống ở rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, vỏ tinh dầu chứa vị thơm cay dùng làm dược liệu quý. Phẩm chất đặc biệt của cây quế là ở chất dầu thơm, là vị cay kích thích nhưng đáng chú ý hơn là phẩm chất lẽ ra chỉ có ở loài người chứ không phải ở loài cây:

Ở sao như quế trên rừng
Thơm không ai biết, ngát lừng ai hay

Hoa quế
Hai câu thơ chỉ khác nhau một chữ nhưng nội dung ý nghĩa đã có thể rất xa nhau. Nếu như câu trên, đừng để cho ai biết cái thơm cái ngát của mình – diễn đạt cái ý không cần phải lộ ra phẩm chất bên trong, là cách giữ gìn ý tứ của một người tự biết cái giá của mình, thì câu thơ dưới lại có thể thiên về cái ý muốn bưng bít, giấu kín bản thân – không để cho ai được mình cay hay ngọt – như một lối sống khôn ngoan giữ mình. Dù sao thì ngọt, thơm, cay vẫn là phẩm chất có thật của quế, hữu ích đối với con người. Một phẩm chất tinh thần khác nữa của quế được khám phá là sự gắn bó với cội rễ, lòng chung thủy trước sau như một. Hãy sống được như cây quế trên non cao:

Ở sao như quế trên non
Trăm năm khô rụi, vỏ còn dính cây

Sắc hương và phẩm chất cao quý của quế là kết quả của một quá trình khám phá và khẳng định. Chẳng thế mà không thiếu kẻ so bì, dèm pha với quế. Ở đời, ai cao quý tốt đẹp mà không có lúc phải chịu tiếng dèm pha:

Vỏ quế

Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già, quế rụi, hương trường thơm xa.

Hay:

Anh đừng tham cái bông quế
Bỏ phế cái bông lài,
Mai sau quế rụng
Bông lài thơm xa…

Song dèm pha để mà dèm pha thôi, chẳng có căn cứ cơ sở gì đáng kể. Hương với lài mà lại chỉ chực hơn quế khi "quế già quế rụi" và cũng chỉ được cái “thơm xa”.

Nói quế, chẳng qua là để nói người. Tình nghĩa gắn bó giữa người với người được lấy quế ra làm ẩn dụ:

Hai ta đang nhớ đang thương
Ai về phân quế rẽ hương cho đành…

Thậm chí có khi bộc lộ nỗi niềm, than thở với quế như với bạn tri âm tri kỷ:

Tay cầm nhành quế mà than
Tuổi xuân xanh không gặp bạn, hội hoa tàn gặp nhau

Hoa tàn mà cũng có thể là “hội” được ư? Hội gì lại có hội hoa tàn, thật là đau đớn! Cái đau đớn của câu thơ không phải do tiếng “than” mà do ở tiếng “hội” lạ lùng này. Và nỗi đau dường như nhói sâu thêm vì có quế.

Một khi đã rời gốc đi theo người, giúp ích cho người, làm sao quế còn giữ được cành tươi:

Nâng cành quế héo trên tay
Càng thương quế ngọt quế cay cùng người

Cảm động xiết bao khi biết quế đã cùng ta từng ngọt ngào, cay đắng. Câu thơ trên viết về quế, về tấm lòng son sắt thủy chung của quế - một thứ cây rừng. Và chung quy nói quế vẫn là để nói người.

(Trích “Một sợi rơm vàng” – Đào Thản)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Cây quế

Quế và người

Cây quế
Rất nhiều câu thơ hay của Việt Nam gắn với những hình ảnh, sự vật cụ thể của làng quê xứ sở. Nếu như thơ cổ điển lấy đề tài tùng, cúc, trúc, mai thì ca dao dân ca lại hay nói đến đường làng, giếng nước, hạt mưa, bến đò, dòng sông, cây đa, cây lúa…Điều bất ngờ là chúng ta còn có những câu thơ khá hay về cây quế.
Bất ngờ vì quế không phải là thứ cây có thể dễ gặp hàng ngày. Sống ở đồng bằng, ở phố phuờng, trước đây đã mấy ai trông thấy quế mà viết về cây quế:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.
Quế phần lớn sống ở rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, vỏ tinh dầu chứa vị thơm cay dùng làm dược liệu quý. Phẩm chất đặc biệt của cây quế là ở chất dầu thơm, là vị cay kích thích nhưng đáng chú ý hơn là phẩm chất lẽ ra chỉ có ở loài người chứ không phải ở loài cây:

Ở sao như quế trên rừng
Thơm không ai biết, ngát lừng ai hay

Hoa quế
Hai câu thơ chỉ khác nhau một chữ nhưng nội dung ý nghĩa đã có thể rất xa nhau. Nếu như câu trên, đừng để cho ai biết cái thơm cái ngát của mình – diễn đạt cái ý không cần phải lộ ra phẩm chất bên trong, là cách giữ gìn ý tứ của một người tự biết cái giá của mình, thì câu thơ dưới lại có thể thiên về cái ý muốn bưng bít, giấu kín bản thân – không để cho ai được mình cay hay ngọt – như một lối sống khôn ngoan giữ mình. Dù sao thì ngọt, thơm, cay vẫn là phẩm chất có thật của quế, hữu ích đối với con người. Một phẩm chất tinh thần khác nữa của quế được khám phá là sự gắn bó với cội rễ, lòng chung thủy trước sau như một. Hãy sống được như cây quế trên non cao:

Ở sao như quế trên non
Trăm năm khô rụi, vỏ còn dính cây

Sắc hương và phẩm chất cao quý của quế là kết quả của một quá trình khám phá và khẳng định. Chẳng thế mà không thiếu kẻ so bì, dèm pha với quế. Ở đời, ai cao quý tốt đẹp mà không có lúc phải chịu tiếng dèm pha:

Vỏ quế

Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già, quế rụi, hương trường thơm xa.

Hay:

Anh đừng tham cái bông quế
Bỏ phế cái bông lài,
Mai sau quế rụng
Bông lài thơm xa…

Song dèm pha để mà dèm pha thôi, chẳng có căn cứ cơ sở gì đáng kể. Hương với lài mà lại chỉ chực hơn quế khi "quế già quế rụi" và cũng chỉ được cái “thơm xa”.

Nói quế, chẳng qua là để nói người. Tình nghĩa gắn bó giữa người với người được lấy quế ra làm ẩn dụ:

Hai ta đang nhớ đang thương
Ai về phân quế rẽ hương cho đành…

Thậm chí có khi bộc lộ nỗi niềm, than thở với quế như với bạn tri âm tri kỷ:

Tay cầm nhành quế mà than
Tuổi xuân xanh không gặp bạn, hội hoa tàn gặp nhau

Hoa tàn mà cũng có thể là “hội” được ư? Hội gì lại có hội hoa tàn, thật là đau đớn! Cái đau đớn của câu thơ không phải do tiếng “than” mà do ở tiếng “hội” lạ lùng này. Và nỗi đau dường như nhói sâu thêm vì có quế.

Một khi đã rời gốc đi theo người, giúp ích cho người, làm sao quế còn giữ được cành tươi:

Nâng cành quế héo trên tay
Càng thương quế ngọt quế cay cùng người

Cảm động xiết bao khi biết quế đã cùng ta từng ngọt ngào, cay đắng. Câu thơ trên viết về quế, về tấm lòng son sắt thủy chung của quế - một thứ cây rừng. Và chung quy nói quế vẫn là để nói người.

(Trích “Một sợi rơm vàng” – Đào Thản)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét