Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Hò Nam bộ

Hò Nam Bộ

Trần Trọng Trí

Lùi vào quá khứ, ba trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ 17, khi người Việt đặt chân xuống đồng bằng Cửu Long khai sơn phá thạch để lập nghiệp cũng là lúc họ phát huy bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời. Trước khi gieo hạt giống làm nảy nở mùa màng, họ đã gieo tục ngữ ca dao, tiếng hò, điệu hát.

Có thể nói thức ăn tinh thần chính của dân Nam Bộ trong buổi đầu là tiếng hò câu hát. Những điệu hò cấy lúa, hò quốc sự, hò lờ, đã làm thổn thức, xao xuyến lòng người từ xưa đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai. Những cuộc hò làm bớt nặng nhọc trong lúc cày bừa, sạ tỉa giữa nơi nước mặn, đồng chua, làm phấn khởi tinh thần trước cảnh thiên nhiên, đồng thời là đầu mối cho duyên tình trai gái dẫn tới những cuộc vuông tròn vàng đá trăm năm.

Tiết điệu và âm điệu

Tiết điệu trong câu hò biến đổi khá nhiều, nhưng có thể gom trong hai điệu chính: Hò huê tình, tức là hát chậm và kéo dài ra, còn hò lăn, tức tiếng hát mau và ngắn lại. Dù hò huê tình, hò lăn hay hàng chục điệu hò khác biệt của mỗi địa phương Sa Đéc, Tháp Mười, Gò Công, Rạch Giá, Hà Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang… người mộ điệu hò bao giờ cũng sành cung đoạn, âm giai. Họ không bao giờ chịu hạn chế lời ca trong một điệu, hò tuỳ hứng mà sáng tác, tuỳ nội dung mà định hình thức của nốt nhạc. Nhưng luôn luôn, họ có cung đoạn riêng để quyết định cho sự hô ứng, cho lúc nghỉ ngừng. Chúng ta thử nghe một câu hò lục bát:

“Hò… ơ… ơ… ờ… ờ…
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ… ờ… ờ… ờ…
Mùng ai có rộng… ờ… ờ… ờ… cho tôi ngủ nhờ một đêm… ờ… ờ…”

Và một câu dài trong lục bát biến thể:

“Hò… ơ… ơ… ờ… ờ…
Vận bạc tình bất hủ… Nhơn phi nghĩa bất giao… ờ… ờ… ơ…
Anh nguyền thưởng bận một dao… ơ… ơ… ơ… ơ…
Răn người lòng dạ mận đào lố lăng… ơ… ơ… ơ… ơ”

Thử nghe một anh trỗi giọng và một cô hoà điệu tiếp theo. Đây là câu của giới nam:

“Hò… ơ… i… i… i… Thấy em có cái gò má hồng hồng… ì… ì… ì…
Hoà hơ… ơ… ơ
Phải chi em đừng mắc cỡ…
Hoà hơ… ơ… ơ
Đừng mắc cỡ, thì anh xin bồng… em hôn…i… i… i…”

Và đây là câu của nữ giới hoà theo:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ứ… ứ…
Chuyện vợ chồng đâu có khá bôn chôn… ư… ư…ư…
Hoà hơ… ơ… ơ
Anh thương em nên dè dặt… ư… ư… ư…
Hoà hơ… ơ… ơ
Chớ để thiên hạ đồn không hay… ư… ư… ư…”

Tiếng dùng và cách xưng hô khi hò.

Trong điệu nghệ hò, riêng có một số từ ngữ nghe lạ tai và vài cung cách xưng hô tự do. Thí dụ bên nữ cất giọng trao tình trước:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ơ…
Em đến đây kiếm anh như con cò trắng bay cao… ơ… ơ… ơ
Này bạn ơi… Còn thân em đâu khác thể… ơ… ơ… ơ… ơ…
… Đâu khác thể vì sao trên trời… ơ… ơ… ơ…”

Giọng hò thiệt hay, có nhiều bỡn cợt lơi lả, nhất là ở cuối câu cái hơi ngân dài như nói lên một niềm lưu luyến. Câu hò có ý kèo trên và khó đối. Phía bên nam vẫn không chịu thua, vừa nghĩ câu hò đối lại ngay:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ơ…
Thân anh như tấm da trời… ơ… ơ… ơ…
Ơ… mình ơi, bốn mùa sương lạnh… ơ… ơ… anh không rời vì sao… ơ… ơ… ơ…”

Nếu chúng ta là những người chưa sành điệu, tất sẽ lạ lùng qua cách xưng hô “bạn ơi”, “mình ơi” quá tự do đến mức “sỗ sàng”. Còn những tiếng khác nữa như: “Này bậu ơi”, “Này người nghĩa ơi”, “hai đứa ta”, “đôi ta”… được xưng hô một cách thân mật tự nhiên. Người ta không bắt lỗi nhau và coi như cuộc trao đổi tâm tình chân chính.........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Hò Nam bộ

Hò Nam Bộ

Trần Trọng Trí

Lùi vào quá khứ, ba trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ 17, khi người Việt đặt chân xuống đồng bằng Cửu Long khai sơn phá thạch để lập nghiệp cũng là lúc họ phát huy bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời. Trước khi gieo hạt giống làm nảy nở mùa màng, họ đã gieo tục ngữ ca dao, tiếng hò, điệu hát.

Có thể nói thức ăn tinh thần chính của dân Nam Bộ trong buổi đầu là tiếng hò câu hát. Những điệu hò cấy lúa, hò quốc sự, hò lờ, đã làm thổn thức, xao xuyến lòng người từ xưa đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai. Những cuộc hò làm bớt nặng nhọc trong lúc cày bừa, sạ tỉa giữa nơi nước mặn, đồng chua, làm phấn khởi tinh thần trước cảnh thiên nhiên, đồng thời là đầu mối cho duyên tình trai gái dẫn tới những cuộc vuông tròn vàng đá trăm năm.

Tiết điệu và âm điệu

Tiết điệu trong câu hò biến đổi khá nhiều, nhưng có thể gom trong hai điệu chính: Hò huê tình, tức là hát chậm và kéo dài ra, còn hò lăn, tức tiếng hát mau và ngắn lại. Dù hò huê tình, hò lăn hay hàng chục điệu hò khác biệt của mỗi địa phương Sa Đéc, Tháp Mười, Gò Công, Rạch Giá, Hà Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang… người mộ điệu hò bao giờ cũng sành cung đoạn, âm giai. Họ không bao giờ chịu hạn chế lời ca trong một điệu, hò tuỳ hứng mà sáng tác, tuỳ nội dung mà định hình thức của nốt nhạc. Nhưng luôn luôn, họ có cung đoạn riêng để quyết định cho sự hô ứng, cho lúc nghỉ ngừng. Chúng ta thử nghe một câu hò lục bát:

“Hò… ơ… ơ… ờ… ờ…
Gió đưa con buồn ngủ lên bờ… ờ… ờ… ờ…
Mùng ai có rộng… ờ… ờ… ờ… cho tôi ngủ nhờ một đêm… ờ… ờ…”

Và một câu dài trong lục bát biến thể:

“Hò… ơ… ơ… ờ… ờ…
Vận bạc tình bất hủ… Nhơn phi nghĩa bất giao… ờ… ờ… ơ…
Anh nguyền thưởng bận một dao… ơ… ơ… ơ… ơ…
Răn người lòng dạ mận đào lố lăng… ơ… ơ… ơ… ơ”

Thử nghe một anh trỗi giọng và một cô hoà điệu tiếp theo. Đây là câu của giới nam:

“Hò… ơ… i… i… i… Thấy em có cái gò má hồng hồng… ì… ì… ì…
Hoà hơ… ơ… ơ
Phải chi em đừng mắc cỡ…
Hoà hơ… ơ… ơ
Đừng mắc cỡ, thì anh xin bồng… em hôn…i… i… i…”

Và đây là câu của nữ giới hoà theo:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ứ… ứ…
Chuyện vợ chồng đâu có khá bôn chôn… ư… ư…ư…
Hoà hơ… ơ… ơ
Anh thương em nên dè dặt… ư… ư… ư…
Hoà hơ… ơ… ơ
Chớ để thiên hạ đồn không hay… ư… ư… ư…”

Tiếng dùng và cách xưng hô khi hò.

Trong điệu nghệ hò, riêng có một số từ ngữ nghe lạ tai và vài cung cách xưng hô tự do. Thí dụ bên nữ cất giọng trao tình trước:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ơ…
Em đến đây kiếm anh như con cò trắng bay cao… ơ… ơ… ơ
Này bạn ơi… Còn thân em đâu khác thể… ơ… ơ… ơ… ơ…
… Đâu khác thể vì sao trên trời… ơ… ơ… ơ…”

Giọng hò thiệt hay, có nhiều bỡn cợt lơi lả, nhất là ở cuối câu cái hơi ngân dài như nói lên một niềm lưu luyến. Câu hò có ý kèo trên và khó đối. Phía bên nam vẫn không chịu thua, vừa nghĩ câu hò đối lại ngay:

“Hò… ơ… ơ… ơ… ơ…
Thân anh như tấm da trời… ơ… ơ… ơ…
Ơ… mình ơi, bốn mùa sương lạnh… ơ… ơ… anh không rời vì sao… ơ… ơ… ơ…”

Nếu chúng ta là những người chưa sành điệu, tất sẽ lạ lùng qua cách xưng hô “bạn ơi”, “mình ơi” quá tự do đến mức “sỗ sàng”. Còn những tiếng khác nữa như: “Này bậu ơi”, “Này người nghĩa ơi”, “hai đứa ta”, “đôi ta”… được xưng hô một cách thân mật tự nhiên. Người ta không bắt lỗi nhau và coi như cuộc trao đổi tâm tình chân chính.........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét