Cũng như "Thất hổ tướng", trong đoàn quân Tây Sơn còn có Ngũ Phụng thư và đoàn nữ binh Tây Sơn. Bùi Thị Xuân, vị tướng tài của nhà Tây Sơn không chỉ giỏi thuần dưỡng, điều khiển voi trận, mà bà còn là người đã thu phục, hướng dẫn những phụ nữ có tài về dưới cờ Tây Sơn, cùng góp sức xây dựng cơ nghiệp.
Người thầy truyền dạy võ công cho Bùi Thị Xuân là một bà lão không rõ ở đâu. Bà chỉ đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân khi trời tối và ra đi trước lúc trời sáng (theo một vài ghi chép thì bà là cao tổ của ông Hương Mục Ngạc - một võ sư trứ danh ở An Vinh). Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, Bùi Thị Xuân bèn rủ một số chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền, múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người. Trong đó, có một đệ tử khá xuất sắc tên là Bùi Thị Nhạn, người bà con với Bùi Thị Xuân. Vì vậy, khi Bùi Thị Xuân theo nhà Tây Sơn, bà Nhạn cũng xin theo và trở thành tay kiếm giỏi trong đám chị em. Ngoài ra, còn có bà Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ Nguyễn Nhạc), cháu của võ sư Trần Kim Hùng, người thôn Trường Định huyện Tuy Viễn. Bà Lan được ông nội là võ sư Trần Kim Hùng truyền dạy võ công, bà có biệt tài về kiếm thuật và luyện thân lanh lẹ như chim én, nên tự hiệu là Ngọc Yến. Khi nghe tiếng Bùi Thị Xuân võ nghệ cao cường, bà Lan tìm đến kết bạn và cùng chí hướng giúp nhà Tây Sơn.
Cùng trong "ngũ phụng thư" còn có bà Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc. Hai bà là người Quảng Ngãi, bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân, người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức và bà Cúc là Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học, bà Dung bà Cúc có tài kiếm thuật. Nghe tiếng thầy Trương Văn Hiến ở An Thái, bốn người rủ nhau vào xin thọ giáo. Do Trương công không thu nạp nữ đồ đệ, nhưng ông giới thiệu hai bà lên thụ nghiệp võ cùng Bùi Thị Xuân.
Bốn bà Dung, Nhạn, Cúc, Lan tuổi tác như nhau và tài nghệ tương đương, tất cả đều tôn nữ tướng Bùi Thị Xuân làm thầy, gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Người đương thời gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng thư. Ngũ Phụng thư cùng nhau huấn luyện, tổ chức đoàn tượng binh hàng trăm thớt voi và đoàn nữ binh trên hai ngàn người.
Các bà trong Ngũ Phụng thư về sau đều lấy chồng là các tướng nhà Tây Sơn, trong đó Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ, chỉ có Huỳnh Thị Cúc không xuất giá, mà theo phò tá Bùi Thị Xuân.
. Hữu Vinh
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Ngũ Phụng thư và đoàn nữ binh Tây Sơn
Cũng như "Thất hổ tướng", trong đoàn quân Tây Sơn còn có Ngũ Phụng thư và đoàn nữ binh Tây Sơn. Bùi Thị Xuân, vị tướng tài của nhà Tây Sơn không chỉ giỏi thuần dưỡng, điều khiển voi trận, mà bà còn là người đã thu phục, hướng dẫn những phụ nữ có tài về dưới cờ Tây Sơn, cùng góp sức xây dựng cơ nghiệp.
Người thầy truyền dạy võ công cho Bùi Thị Xuân là một bà lão không rõ ở đâu. Bà chỉ đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân khi trời tối và ra đi trước lúc trời sáng (theo một vài ghi chép thì bà là cao tổ của ông Hương Mục Ngạc - một võ sư trứ danh ở An Vinh). Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, Bùi Thị Xuân bèn rủ một số chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền, múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người. Trong đó, có một đệ tử khá xuất sắc tên là Bùi Thị Nhạn, người bà con với Bùi Thị Xuân. Vì vậy, khi Bùi Thị Xuân theo nhà Tây Sơn, bà Nhạn cũng xin theo và trở thành tay kiếm giỏi trong đám chị em. Ngoài ra, còn có bà Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ Nguyễn Nhạc), cháu của võ sư Trần Kim Hùng, người thôn Trường Định huyện Tuy Viễn. Bà Lan được ông nội là võ sư Trần Kim Hùng truyền dạy võ công, bà có biệt tài về kiếm thuật và luyện thân lanh lẹ như chim én, nên tự hiệu là Ngọc Yến. Khi nghe tiếng Bùi Thị Xuân võ nghệ cao cường, bà Lan tìm đến kết bạn và cùng chí hướng giúp nhà Tây Sơn.
Cùng trong "ngũ phụng thư" còn có bà Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc. Hai bà là người Quảng Ngãi, bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân, người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức và bà Cúc là Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học, bà Dung bà Cúc có tài kiếm thuật. Nghe tiếng thầy Trương Văn Hiến ở An Thái, bốn người rủ nhau vào xin thọ giáo. Do Trương công không thu nạp nữ đồ đệ, nhưng ông giới thiệu hai bà lên thụ nghiệp võ cùng Bùi Thị Xuân.
Bốn bà Dung, Nhạn, Cúc, Lan tuổi tác như nhau và tài nghệ tương đương, tất cả đều tôn nữ tướng Bùi Thị Xuân làm thầy, gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Người đương thời gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng thư. Ngũ Phụng thư cùng nhau huấn luyện, tổ chức đoàn tượng binh hàng trăm thớt voi và đoàn nữ binh trên hai ngàn người.
Các bà trong Ngũ Phụng thư về sau đều lấy chồng là các tướng nhà Tây Sơn, trong đó Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ, chỉ có Huỳnh Thị Cúc không xuất giá, mà theo phò tá Bùi Thị Xuân.
. Hữu Vinh
Người thầy truyền dạy võ công cho Bùi Thị Xuân là một bà lão không rõ ở đâu. Bà chỉ đến dạy võ cho Bùi Thị Xuân khi trời tối và ra đi trước lúc trời sáng (theo một vài ghi chép thì bà là cao tổ của ông Hương Mục Ngạc - một võ sư trứ danh ở An Vinh). Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, Bùi Thị Xuân bèn rủ một số chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền, múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người. Trong đó, có một đệ tử khá xuất sắc tên là Bùi Thị Nhạn, người bà con với Bùi Thị Xuân. Vì vậy, khi Bùi Thị Xuân theo nhà Tây Sơn, bà Nhạn cũng xin theo và trở thành tay kiếm giỏi trong đám chị em. Ngoài ra, còn có bà Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ Nguyễn Nhạc), cháu của võ sư Trần Kim Hùng, người thôn Trường Định huyện Tuy Viễn. Bà Lan được ông nội là võ sư Trần Kim Hùng truyền dạy võ công, bà có biệt tài về kiếm thuật và luyện thân lanh lẹ như chim én, nên tự hiệu là Ngọc Yến. Khi nghe tiếng Bùi Thị Xuân võ nghệ cao cường, bà Lan tìm đến kết bạn và cùng chí hướng giúp nhà Tây Sơn.
Cùng trong "ngũ phụng thư" còn có bà Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc. Hai bà là người Quảng Ngãi, bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân, người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức và bà Cúc là Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học, bà Dung bà Cúc có tài kiếm thuật. Nghe tiếng thầy Trương Văn Hiến ở An Thái, bốn người rủ nhau vào xin thọ giáo. Do Trương công không thu nạp nữ đồ đệ, nhưng ông giới thiệu hai bà lên thụ nghiệp võ cùng Bùi Thị Xuân.
Bốn bà Dung, Nhạn, Cúc, Lan tuổi tác như nhau và tài nghệ tương đương, tất cả đều tôn nữ tướng Bùi Thị Xuân làm thầy, gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Người đương thời gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng thư. Ngũ Phụng thư cùng nhau huấn luyện, tổ chức đoàn tượng binh hàng trăm thớt voi và đoàn nữ binh trên hai ngàn người.
Các bà trong Ngũ Phụng thư về sau đều lấy chồng là các tướng nhà Tây Sơn, trong đó Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ, chỉ có Huỳnh Thị Cúc không xuất giá, mà theo phò tá Bùi Thị Xuân.
. Hữu Vinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét