Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay.
Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thế là, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thì khát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làm sao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế, có thể nói đến một "Chiến lược con người" trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ.
Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là Giáo Hiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:
Một mai chống vững sơn hà
Phải dùng văn trị dung hòa võ công
Sau này rực rỡ đai cân
Phải dùng đức trị mười phân vẹn mười
Nhớ câu thu phục lòng người...
Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc.
Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thể hiện đầy đủ lý tưởng "An dân" của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân đội của ông thành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người lính trên đường dài chinh phạt vẫn sống "không lương không tiền, nhưng không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời" (Thư của linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh). Dưới quyền Nguyễn Huệ không thấy sử sách nói tới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay với bất cứ ai lợi dụng quyền thế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân. Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ thời đó có ghi lại một sự kiện điển hình: "Trước mặt ông ta (Ngô Văn Sở), vua Quang Trung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và một đại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng". Thanh lọc mọi yếu tố xúc phạm nhân dân ra khỏi bộ máy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dân chủ của đường lối Đại Chính của Nguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sử chưa bao giờ có cơ hội để trả giá cho một khái niệm về dân chủ nào hết.
Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáy lòng của một lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhân dân, rằng nhiệm vụ của ông là "dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõi đài xuân". Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vua Quang Trung đã tập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói (Chiếu khuyến nông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm lo việc học cho dân đã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mục đích nâng cao văn hóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: "Dựng nước lấy dạy học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc". Vì thế dù tình hình kinh tế quốc gia hết sức khó khăn qua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vua Quang Trung vẫn nỗ lực thực hiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộc sâu rộng và toàn diện; trong đó lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta, trường học được thành lập đến tận các cấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảng dụ) được triều đình trung ương cấp bằng chứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấn mạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân là "quy mô lớn để chuyển loạn thành trị".
Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính là cuộc chinh phục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những người nắm giềng mối xã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cách quyết liệt và mù quáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác.
Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là những chuyên viên tổng hợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào Tây Sơn ở địa bàn phía Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là Tây Sơn không có sự hợp tác của trí thức để cai trị ở một số nơi đất mới phức tạp với nhiều khối sắc dân khác nhau; ngược lại phía Nguyễn Ánh đã quy tụ được vốn liếng sẵn có của mình, nổi tiếng là nhóm tri thức Võ Trường Toản đã đào tạo những Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu... Chính các thủ lĩnh Tây Sơn đã nhìn thấy khoảng trống đáng lo ngại ấy trong phong trào nông dân của mình. Vì thế khi ra Bắc lần đầu, Nguyễn Nhạc chỉ chăm chăm xin cho được "món của quý nước An Nam" là các ông nghè để đem về, thấy ai nói năng hoạt bát một chút cũng hỏi ngay "Thế các ông có phải là tiến sĩ không?". Chính Nguyễn Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận sự vắng thiếu đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, ông khiêm tốn tỏ nỗi lo ngại: "Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo" (ý nói những võ tướng chỉ giỏi việc chiến trận).
Những trí thức đương thời, họ là ai? Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúa Nguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà nơi dày đặc "áo mão tiến sĩ", thì chính là nơi phong trào chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm đều hết sức ác liệt, dẫn đầu là giới trí thức chính thống của triều đình Lê - Trịnh. Lý Trần Quán tự chôn sống chết theo chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc tại ngự sử đài chết theo nhà Lê. Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát. Lê Duy Đàn và Trần Danh Án thì "nón rách, áo tơi tàn" lẻn qua Nam Quan quỳ lạy vua Thanh mang đại binh qua; Dương Trọng Tế cùng nhiều trí thức lớn trong các gia đình Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm đều chiêu mộ hào kiệt "dò hư thực tế thế nào để tìm cách bắt lấy Nguyễn Huệ". Văn chương hồi đó có những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Hành, Phạm Thái, cả Bùi Dương Lịch, Phan Huy Ích trước đó đã nồng cháy nỗi căm thù chống lại Nguyễn Huệ; thậm chí nhiều năm sau, Lê Huy Giao còn làm thơ "Mừng kẻ thù là Quang Trung Nguyễn Huệ chết" (Hạ cừu nhân Quang Trung, Nguyễn Huệ chết). Hai trăm năm đất nước bị chia cắt, giới sĩ Bắc hà đó đã đồng hóa chữ trinh với võng lọng cân đai của Chính phủ (tên gọi phủ chúa Trịnh lúc bấy giờ), đã mụ mẫm đi trong nỗi ngu trung đối với nhà Lê, vì thế nhất loạt dưới mắt họ, Nguyễn Huệ không hiện ra như người anh hùng cứu dân, mà là một "tên giặc man rợ" (man tặc). Tình hình ngao ngán đến nỗi Nguyễn Huệ phải kêu lên: "Ta thật không lấy Bắc hà làm lợi". Thật lạ lùng, kim cổ chưa bao giờ trí thức Việt Nam lại phi dân tộc đến như vậy.
Gía như bấy giờ, Nguyễn Huệ chỉ cần mang một thanh gươm chinh phạt khắp Bắc hà, cứ hễ nghe đến trí thức là chém đầu, quả tình cũng không có gì oan. Nhưng nếu làm thế thì chắc chắn Nguyễn Huệ đã không thực hiện nỗi sứ mệnh lịch sử của mình: thứ nhất là ông sẽ mất hết lòng người, thứ hai là ông sẽ không tìm đâu ra nhân tài để giúp ông xây dựng đất nước; thứ ba, ông sẽ mang tội với hậu thế, bởi vì có thể là Việt Nam sẽ không bao giờ còn biết đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Nhưng hiển nhiên là Nguyễn Huệ đã không xếp trí thức vào loại đối tượng cần phải đánh đổ của nghĩa quân. Ông chỉ cho họ thấy rằng họ là những người "mang bệnh nặng đến mê muội và sai lầm", tức là bệnh thiếu máu vàng vọt của nhận thức do chữ trung mù quáng gây ra. Phải đạt thấu cái tâm nhân đạo của bậc lương y chân chính như vậy mới cứu nỗi "con bệnh trí thức" của thời đại ông, bởi vì như Ngô Thế Lân đã nói, người thầy thuốc giỏi không ở chỗ biết cách cứu bệnh, "mà ở chỗ biết được mạng sống hay chết, có thể chữa hay không chữa khỏi". Nguyễn Huệ xác tín rằng bệnh của họ sống được, rằng bệnh của anh trí thức chẳng qua là bệnh của nhận thức; rằng nhân cách trí thức có khả năng phục thiện một khi nhận ra đúng chân lý, và Nguyễn Huệ đã giải bày lòng mình một niềm tin ngỡ chừng ngây thơ nhưng sâu thẳm một cách không ngờ rằng "con người tốt không thể làm ác suốt đời".
Từ đó, Nguyễn Huệ đã công bố một chính sách khoan hồng triệt để đối với những cựu thần nhà Lê đã chống đối Tây Sơn: những người bị giam cầm được thả ra, những người đang trốn tránh thì không bị truy nã, những người đã ra trình diện thì được trả lại điền sản để khỏi đói rét, những người thích ẩn dật thì triều đình không tìm cách đoạt chí; riêng đối với những người muốn ra hợp tác thì nhà vua không câu nệ cũ hay mới, khoa danh hay không, đều dung nạp hết miễn là người có tài và thực tâm gánh vác việc nước.
Chung cho tất cả là như vậy, nhưng đối với người có tài, Nguyễn Huệ có một cái nhìn biệt nhãn ít có ở đời: quý trọng, tin cậy, tất cả đều chân thành tận đáy lòng, như thể rằng Nguyễn Huệ đã quên đi sức mạnh sấm sét của mình để sống với người tài bằng một quả tim lớn. Thử nghĩ lại xem, một con người đã coi ba mươi vạn quân Thanh trước mắt chỉ như "những kẻ tự dẫn mình đến chỗ chết", lại khiêm cung trước một La Sơn phu tử đến như vậy, tha thiết, nơm nớp, tự khu xử như học trò đối với thầy. Nguyễn Huệ luôn luôn giữ ý niệm như thế đối với kẻ sĩ: với Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp, dù là bề tôi, họ vẫn vừa là khách, vừa là thầy của ông. Phải nói rằng Nguyễn Huệ chưa bao giờ biết sợ bất cứ kẻ thù nào, ông chỉ sợ người hiền.
Nguyễn Huệ đã buộc những người trí thức hoài nghi phải tin theo ông, bằng cách cho họ thấy rằng ông trao cả niềm tin cho họ, không chật hẹp, không dè chừng, không phân biệt. Vừa gặp dược Ngô Thì Nhậm, ông nhận ra ngay người hiền, liền giao trọng trách ngang hàng với Ngô Văn Sở, căn dặn chung: "Ngô Thì Nhậm vừa là khách vừa là bầy tôi của ta. Nay ta giao cho các khanh hết thảy việc quân quốc... các khanh cần họp bàn với nhau, không được phân biệt kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc ta mới yên lòng."
Làm như vậy không phải ông học đòi làm minh quân, mà thật lòng ông cảm thấy bất lực trong sự nghiệp dựng nước nếu không có sự hợp tác của kẻ sĩ "Nghĩ rằng: sức một cây gỗ không chống nổi là một tòa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình" (Chiếu cầu hiền).
Và rốt cuộc Nguyễn Huệ đã chinh phục được nhân tâm: kẻ sĩ Bắc hà kể đến hàng ngàn người đều về với Tây Sơn "rốt cuộc còn lại bảy, tám người không chịu ra mới thôi" (Hoàng Lê nhất thống chí). Không phải là việc mũ áo cho đẹp mắt, thực sự họ là những nhân tài giúp nước: Trần Văn Kỷ lo nội chính, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn lo toàn bộ sách lược ngoại giao đối với nhà Thanh. Nguyễn Thiếp và Bùi Dương Lịch xây dựng văn hóa-giáo dục, Nguyễn Gia Phan chăm lo ngành y tế (Nguyễn Gia Phan là người chỉ đạo công việc chống dịch bệnh ở Thăng Long sau khi quân Thanh rút chạy).
Như chính lời cảm khái của từng người trong cuộc, Quang Trung Nguyễn Huệ đã "tái tạo" cho Ngô Thì Nhậm, "gây dựng lại" cho Phan Huy Ích. Trong ánh sáng nhân đạo của Nguyễn Huệ, cả một đẳng cấp kẽ sĩ thời Lê mạt đã tự cải tạo mình thoát ra khỏi số phận tàn lụi để mang tất cả "chất xám" ra cống hiến cho đời, được chia sẻ với toàn dân tộc niềm vinh dự "được sinh ra làm người nước Nam", như chính Ngô Thì Nhậm đã nói.
"Mà nay áo vải cờ đào - Giúp dân dựng nước biết bao công trình", đấy là sự đánh giá tuyệt vời dành cho Nguyễn Huệ, không phải trên quan điểm của nhà Lê, mà là của những người nghĩa quân đi chân đất. Ai Tư Vãn là một bằng chứng tâm huyết về sự cải tạo nhận thức lịch sử của kẻ sĩ nhà Lê, bởi vì dù là hoàng hậu, Lê Ngọc Hân cũng vẫn là một công chúa là Lê.
Nguyễn Huệ đã xây dựng nền nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại, và cũng phải nói rằng chính những kẻ sĩ đó cũng góp phần xây dựng nền nhân cách lớn của Nguyễn Huệ, theo quy luật chung tương ánh hồng của cái Đẹp. Chính là những trí thức của một thời tưởng đã thành tội phạm dân tộc hoặc may ra thì cũng đành cuộc đời bỏ đi ấy, đã cùng với Nguyễn Huệ xây dựng nhà Tây Sơn thành một triều đại văn hiến xứng đáng với võ công của nó.
"Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gáp vẫn không quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt được một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà lĩnh hội được" (Bang giao hảo thoại) - Ngô Thì Nhậm, người đọc hết kim cổ, đã nhận xét về năng lực trí tuệ của Nguyễn Huệ như vậy.
Mỗi anh hùng dân tộc đều có một sự nghiệp lớn lao khó có thể so sánh, nhưng ở từng con người vẫn nổi bật lên những nét đặc biệt thuộc về tính cách: Lý Thường Kiệt là sự gánh vác tận tụy, Trần Hưng Đạo là lòng hòa ái vì nghĩa lớn, Lê Lợi là sự bền chí không lùi bước, Nguyễn Trãi là nỗi thương dân đến quặn lòng... và với Nguyễn Huệ, đúng như nhận xét của Ngô Thì Nhậm, là một suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới.
. Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Tạp chí Văn Hiến Việt Nam)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010
Nguyễn Huệ với chiến lược con người
Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay.
Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thế là, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thì khát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làm sao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế, có thể nói đến một "Chiến lược con người" trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ.
Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là Giáo Hiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:
Một mai chống vững sơn hà
Phải dùng văn trị dung hòa võ công
Sau này rực rỡ đai cân
Phải dùng đức trị mười phân vẹn mười
Nhớ câu thu phục lòng người...
Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc.
Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thể hiện đầy đủ lý tưởng "An dân" của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân đội của ông thành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người lính trên đường dài chinh phạt vẫn sống "không lương không tiền, nhưng không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời" (Thư của linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh). Dưới quyền Nguyễn Huệ không thấy sử sách nói tới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay với bất cứ ai lợi dụng quyền thế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân. Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ thời đó có ghi lại một sự kiện điển hình: "Trước mặt ông ta (Ngô Văn Sở), vua Quang Trung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và một đại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng". Thanh lọc mọi yếu tố xúc phạm nhân dân ra khỏi bộ máy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dân chủ của đường lối Đại Chính của Nguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sử chưa bao giờ có cơ hội để trả giá cho một khái niệm về dân chủ nào hết.
Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáy lòng của một lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhân dân, rằng nhiệm vụ của ông là "dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõi đài xuân". Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vua Quang Trung đã tập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói (Chiếu khuyến nông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm lo việc học cho dân đã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mục đích nâng cao văn hóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: "Dựng nước lấy dạy học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc". Vì thế dù tình hình kinh tế quốc gia hết sức khó khăn qua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vua Quang Trung vẫn nỗ lực thực hiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộc sâu rộng và toàn diện; trong đó lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta, trường học được thành lập đến tận các cấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảng dụ) được triều đình trung ương cấp bằng chứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấn mạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân là "quy mô lớn để chuyển loạn thành trị".
Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính là cuộc chinh phục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những người nắm giềng mối xã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cách quyết liệt và mù quáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác.
Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là những chuyên viên tổng hợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào Tây Sơn ở địa bàn phía Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là Tây Sơn không có sự hợp tác của trí thức để cai trị ở một số nơi đất mới phức tạp với nhiều khối sắc dân khác nhau; ngược lại phía Nguyễn Ánh đã quy tụ được vốn liếng sẵn có của mình, nổi tiếng là nhóm tri thức Võ Trường Toản đã đào tạo những Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu... Chính các thủ lĩnh Tây Sơn đã nhìn thấy khoảng trống đáng lo ngại ấy trong phong trào nông dân của mình. Vì thế khi ra Bắc lần đầu, Nguyễn Nhạc chỉ chăm chăm xin cho được "món của quý nước An Nam" là các ông nghè để đem về, thấy ai nói năng hoạt bát một chút cũng hỏi ngay "Thế các ông có phải là tiến sĩ không?". Chính Nguyễn Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận sự vắng thiếu đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, ông khiêm tốn tỏ nỗi lo ngại: "Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo" (ý nói những võ tướng chỉ giỏi việc chiến trận).
Những trí thức đương thời, họ là ai? Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúa Nguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà nơi dày đặc "áo mão tiến sĩ", thì chính là nơi phong trào chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm đều hết sức ác liệt, dẫn đầu là giới trí thức chính thống của triều đình Lê - Trịnh. Lý Trần Quán tự chôn sống chết theo chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc tại ngự sử đài chết theo nhà Lê. Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát. Lê Duy Đàn và Trần Danh Án thì "nón rách, áo tơi tàn" lẻn qua Nam Quan quỳ lạy vua Thanh mang đại binh qua; Dương Trọng Tế cùng nhiều trí thức lớn trong các gia đình Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm đều chiêu mộ hào kiệt "dò hư thực tế thế nào để tìm cách bắt lấy Nguyễn Huệ". Văn chương hồi đó có những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Hành, Phạm Thái, cả Bùi Dương Lịch, Phan Huy Ích trước đó đã nồng cháy nỗi căm thù chống lại Nguyễn Huệ; thậm chí nhiều năm sau, Lê Huy Giao còn làm thơ "Mừng kẻ thù là Quang Trung Nguyễn Huệ chết" (Hạ cừu nhân Quang Trung, Nguyễn Huệ chết). Hai trăm năm đất nước bị chia cắt, giới sĩ Bắc hà đó đã đồng hóa chữ trinh với võng lọng cân đai của Chính phủ (tên gọi phủ chúa Trịnh lúc bấy giờ), đã mụ mẫm đi trong nỗi ngu trung đối với nhà Lê, vì thế nhất loạt dưới mắt họ, Nguyễn Huệ không hiện ra như người anh hùng cứu dân, mà là một "tên giặc man rợ" (man tặc). Tình hình ngao ngán đến nỗi Nguyễn Huệ phải kêu lên: "Ta thật không lấy Bắc hà làm lợi". Thật lạ lùng, kim cổ chưa bao giờ trí thức Việt Nam lại phi dân tộc đến như vậy.
Gía như bấy giờ, Nguyễn Huệ chỉ cần mang một thanh gươm chinh phạt khắp Bắc hà, cứ hễ nghe đến trí thức là chém đầu, quả tình cũng không có gì oan. Nhưng nếu làm thế thì chắc chắn Nguyễn Huệ đã không thực hiện nỗi sứ mệnh lịch sử của mình: thứ nhất là ông sẽ mất hết lòng người, thứ hai là ông sẽ không tìm đâu ra nhân tài để giúp ông xây dựng đất nước; thứ ba, ông sẽ mang tội với hậu thế, bởi vì có thể là Việt Nam sẽ không bao giờ còn biết đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Nhưng hiển nhiên là Nguyễn Huệ đã không xếp trí thức vào loại đối tượng cần phải đánh đổ của nghĩa quân. Ông chỉ cho họ thấy rằng họ là những người "mang bệnh nặng đến mê muội và sai lầm", tức là bệnh thiếu máu vàng vọt của nhận thức do chữ trung mù quáng gây ra. Phải đạt thấu cái tâm nhân đạo của bậc lương y chân chính như vậy mới cứu nỗi "con bệnh trí thức" của thời đại ông, bởi vì như Ngô Thế Lân đã nói, người thầy thuốc giỏi không ở chỗ biết cách cứu bệnh, "mà ở chỗ biết được mạng sống hay chết, có thể chữa hay không chữa khỏi". Nguyễn Huệ xác tín rằng bệnh của họ sống được, rằng bệnh của anh trí thức chẳng qua là bệnh của nhận thức; rằng nhân cách trí thức có khả năng phục thiện một khi nhận ra đúng chân lý, và Nguyễn Huệ đã giải bày lòng mình một niềm tin ngỡ chừng ngây thơ nhưng sâu thẳm một cách không ngờ rằng "con người tốt không thể làm ác suốt đời".
Từ đó, Nguyễn Huệ đã công bố một chính sách khoan hồng triệt để đối với những cựu thần nhà Lê đã chống đối Tây Sơn: những người bị giam cầm được thả ra, những người đang trốn tránh thì không bị truy nã, những người đã ra trình diện thì được trả lại điền sản để khỏi đói rét, những người thích ẩn dật thì triều đình không tìm cách đoạt chí; riêng đối với những người muốn ra hợp tác thì nhà vua không câu nệ cũ hay mới, khoa danh hay không, đều dung nạp hết miễn là người có tài và thực tâm gánh vác việc nước.
Chung cho tất cả là như vậy, nhưng đối với người có tài, Nguyễn Huệ có một cái nhìn biệt nhãn ít có ở đời: quý trọng, tin cậy, tất cả đều chân thành tận đáy lòng, như thể rằng Nguyễn Huệ đã quên đi sức mạnh sấm sét của mình để sống với người tài bằng một quả tim lớn. Thử nghĩ lại xem, một con người đã coi ba mươi vạn quân Thanh trước mắt chỉ như "những kẻ tự dẫn mình đến chỗ chết", lại khiêm cung trước một La Sơn phu tử đến như vậy, tha thiết, nơm nớp, tự khu xử như học trò đối với thầy. Nguyễn Huệ luôn luôn giữ ý niệm như thế đối với kẻ sĩ: với Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp, dù là bề tôi, họ vẫn vừa là khách, vừa là thầy của ông. Phải nói rằng Nguyễn Huệ chưa bao giờ biết sợ bất cứ kẻ thù nào, ông chỉ sợ người hiền.
Nguyễn Huệ đã buộc những người trí thức hoài nghi phải tin theo ông, bằng cách cho họ thấy rằng ông trao cả niềm tin cho họ, không chật hẹp, không dè chừng, không phân biệt. Vừa gặp dược Ngô Thì Nhậm, ông nhận ra ngay người hiền, liền giao trọng trách ngang hàng với Ngô Văn Sở, căn dặn chung: "Ngô Thì Nhậm vừa là khách vừa là bầy tôi của ta. Nay ta giao cho các khanh hết thảy việc quân quốc... các khanh cần họp bàn với nhau, không được phân biệt kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc ta mới yên lòng."
Làm như vậy không phải ông học đòi làm minh quân, mà thật lòng ông cảm thấy bất lực trong sự nghiệp dựng nước nếu không có sự hợp tác của kẻ sĩ "Nghĩ rằng: sức một cây gỗ không chống nổi là một tòa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình" (Chiếu cầu hiền).
Và rốt cuộc Nguyễn Huệ đã chinh phục được nhân tâm: kẻ sĩ Bắc hà kể đến hàng ngàn người đều về với Tây Sơn "rốt cuộc còn lại bảy, tám người không chịu ra mới thôi" (Hoàng Lê nhất thống chí). Không phải là việc mũ áo cho đẹp mắt, thực sự họ là những nhân tài giúp nước: Trần Văn Kỷ lo nội chính, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn lo toàn bộ sách lược ngoại giao đối với nhà Thanh. Nguyễn Thiếp và Bùi Dương Lịch xây dựng văn hóa-giáo dục, Nguyễn Gia Phan chăm lo ngành y tế (Nguyễn Gia Phan là người chỉ đạo công việc chống dịch bệnh ở Thăng Long sau khi quân Thanh rút chạy).
Như chính lời cảm khái của từng người trong cuộc, Quang Trung Nguyễn Huệ đã "tái tạo" cho Ngô Thì Nhậm, "gây dựng lại" cho Phan Huy Ích. Trong ánh sáng nhân đạo của Nguyễn Huệ, cả một đẳng cấp kẽ sĩ thời Lê mạt đã tự cải tạo mình thoát ra khỏi số phận tàn lụi để mang tất cả "chất xám" ra cống hiến cho đời, được chia sẻ với toàn dân tộc niềm vinh dự "được sinh ra làm người nước Nam", như chính Ngô Thì Nhậm đã nói.
"Mà nay áo vải cờ đào - Giúp dân dựng nước biết bao công trình", đấy là sự đánh giá tuyệt vời dành cho Nguyễn Huệ, không phải trên quan điểm của nhà Lê, mà là của những người nghĩa quân đi chân đất. Ai Tư Vãn là một bằng chứng tâm huyết về sự cải tạo nhận thức lịch sử của kẻ sĩ nhà Lê, bởi vì dù là hoàng hậu, Lê Ngọc Hân cũng vẫn là một công chúa là Lê.
Nguyễn Huệ đã xây dựng nền nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại, và cũng phải nói rằng chính những kẻ sĩ đó cũng góp phần xây dựng nền nhân cách lớn của Nguyễn Huệ, theo quy luật chung tương ánh hồng của cái Đẹp. Chính là những trí thức của một thời tưởng đã thành tội phạm dân tộc hoặc may ra thì cũng đành cuộc đời bỏ đi ấy, đã cùng với Nguyễn Huệ xây dựng nhà Tây Sơn thành một triều đại văn hiến xứng đáng với võ công của nó.
"Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gáp vẫn không quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt được một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà lĩnh hội được" (Bang giao hảo thoại) - Ngô Thì Nhậm, người đọc hết kim cổ, đã nhận xét về năng lực trí tuệ của Nguyễn Huệ như vậy.
Mỗi anh hùng dân tộc đều có một sự nghiệp lớn lao khó có thể so sánh, nhưng ở từng con người vẫn nổi bật lên những nét đặc biệt thuộc về tính cách: Lý Thường Kiệt là sự gánh vác tận tụy, Trần Hưng Đạo là lòng hòa ái vì nghĩa lớn, Lê Lợi là sự bền chí không lùi bước, Nguyễn Trãi là nỗi thương dân đến quặn lòng... và với Nguyễn Huệ, đúng như nhận xét của Ngô Thì Nhậm, là một suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới.
. Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Tạp chí Văn Hiến Việt Nam)
Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý của Ngô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thế là, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thì khát vọng lớn ở đời của Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làm sao xây đắp được một nền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắc của một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa bao trùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế, có thể nói đến một "Chiến lược con người" trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ.
Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là Giáo Hiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bản lĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người học trò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:
Một mai chống vững sơn hà
Phải dùng văn trị dung hòa võ công
Sau này rực rỡ đai cân
Phải dùng đức trị mười phân vẹn mười
Nhớ câu thu phục lòng người...
Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đã vang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lên thành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưng dân tộc.
Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thể hiện đầy đủ lý tưởng "An dân" của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân đội của ông thành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người lính trên đường dài chinh phạt vẫn sống "không lương không tiền, nhưng không lấy cái gì của người Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời" (Thư của linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh). Dưới quyền Nguyễn Huệ không thấy sử sách nói tới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay với bất cứ ai lợi dụng quyền thế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân. Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ thời đó có ghi lại một sự kiện điển hình: "Trước mặt ông ta (Ngô Văn Sở), vua Quang Trung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và một đại thần khác bị khép tội quấy nhiễu đàn áp dân chúng". Thanh lọc mọi yếu tố xúc phạm nhân dân ra khỏi bộ máy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dân chủ của đường lối Đại Chính của Nguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sử chưa bao giờ có cơ hội để trả giá cho một khái niệm về dân chủ nào hết.
Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáy lòng của một lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhân dân, rằng nhiệm vụ của ông là "dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõi đài xuân". Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vua Quang Trung đã tập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói (Chiếu khuyến nông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm lo việc học cho dân đã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mục đích nâng cao văn hóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: "Dựng nước lấy dạy học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc". Vì thế dù tình hình kinh tế quốc gia hết sức khó khăn qua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vua Quang Trung vẫn nỗ lực thực hiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộc sâu rộng và toàn diện; trong đó lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta, trường học được thành lập đến tận các cấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảng dụ) được triều đình trung ương cấp bằng chứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấn mạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân là "quy mô lớn để chuyển loạn thành trị".
Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính là cuộc chinh phục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những người nắm giềng mối xã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cách quyết liệt và mù quáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác.
Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là những chuyên viên tổng hợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào Tây Sơn ở địa bàn phía Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là Tây Sơn không có sự hợp tác của trí thức để cai trị ở một số nơi đất mới phức tạp với nhiều khối sắc dân khác nhau; ngược lại phía Nguyễn Ánh đã quy tụ được vốn liếng sẵn có của mình, nổi tiếng là nhóm tri thức Võ Trường Toản đã đào tạo những Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu... Chính các thủ lĩnh Tây Sơn đã nhìn thấy khoảng trống đáng lo ngại ấy trong phong trào nông dân của mình. Vì thế khi ra Bắc lần đầu, Nguyễn Nhạc chỉ chăm chăm xin cho được "món của quý nước An Nam" là các ông nghè để đem về, thấy ai nói năng hoạt bát một chút cũng hỏi ngay "Thế các ông có phải là tiến sĩ không?". Chính Nguyễn Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận sự vắng thiếu đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp, ông khiêm tốn tỏ nỗi lo ngại: "Những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo" (ý nói những võ tướng chỉ giỏi việc chiến trận).
Những trí thức đương thời, họ là ai? Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúa Nguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà nơi dày đặc "áo mão tiến sĩ", thì chính là nơi phong trào chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm đều hết sức ác liệt, dẫn đầu là giới trí thức chính thống của triều đình Lê - Trịnh. Lý Trần Quán tự chôn sống chết theo chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc tại ngự sử đài chết theo nhà Lê. Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát. Lê Duy Đàn và Trần Danh Án thì "nón rách, áo tơi tàn" lẻn qua Nam Quan quỳ lạy vua Thanh mang đại binh qua; Dương Trọng Tế cùng nhiều trí thức lớn trong các gia đình Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm đều chiêu mộ hào kiệt "dò hư thực tế thế nào để tìm cách bắt lấy Nguyễn Huệ". Văn chương hồi đó có những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Hành, Phạm Thái, cả Bùi Dương Lịch, Phan Huy Ích trước đó đã nồng cháy nỗi căm thù chống lại Nguyễn Huệ; thậm chí nhiều năm sau, Lê Huy Giao còn làm thơ "Mừng kẻ thù là Quang Trung Nguyễn Huệ chết" (Hạ cừu nhân Quang Trung, Nguyễn Huệ chết). Hai trăm năm đất nước bị chia cắt, giới sĩ Bắc hà đó đã đồng hóa chữ trinh với võng lọng cân đai của Chính phủ (tên gọi phủ chúa Trịnh lúc bấy giờ), đã mụ mẫm đi trong nỗi ngu trung đối với nhà Lê, vì thế nhất loạt dưới mắt họ, Nguyễn Huệ không hiện ra như người anh hùng cứu dân, mà là một "tên giặc man rợ" (man tặc). Tình hình ngao ngán đến nỗi Nguyễn Huệ phải kêu lên: "Ta thật không lấy Bắc hà làm lợi". Thật lạ lùng, kim cổ chưa bao giờ trí thức Việt Nam lại phi dân tộc đến như vậy.
Gía như bấy giờ, Nguyễn Huệ chỉ cần mang một thanh gươm chinh phạt khắp Bắc hà, cứ hễ nghe đến trí thức là chém đầu, quả tình cũng không có gì oan. Nhưng nếu làm thế thì chắc chắn Nguyễn Huệ đã không thực hiện nỗi sứ mệnh lịch sử của mình: thứ nhất là ông sẽ mất hết lòng người, thứ hai là ông sẽ không tìm đâu ra nhân tài để giúp ông xây dựng đất nước; thứ ba, ông sẽ mang tội với hậu thế, bởi vì có thể là Việt Nam sẽ không bao giờ còn biết đến Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Nhưng hiển nhiên là Nguyễn Huệ đã không xếp trí thức vào loại đối tượng cần phải đánh đổ của nghĩa quân. Ông chỉ cho họ thấy rằng họ là những người "mang bệnh nặng đến mê muội và sai lầm", tức là bệnh thiếu máu vàng vọt của nhận thức do chữ trung mù quáng gây ra. Phải đạt thấu cái tâm nhân đạo của bậc lương y chân chính như vậy mới cứu nỗi "con bệnh trí thức" của thời đại ông, bởi vì như Ngô Thế Lân đã nói, người thầy thuốc giỏi không ở chỗ biết cách cứu bệnh, "mà ở chỗ biết được mạng sống hay chết, có thể chữa hay không chữa khỏi". Nguyễn Huệ xác tín rằng bệnh của họ sống được, rằng bệnh của anh trí thức chẳng qua là bệnh của nhận thức; rằng nhân cách trí thức có khả năng phục thiện một khi nhận ra đúng chân lý, và Nguyễn Huệ đã giải bày lòng mình một niềm tin ngỡ chừng ngây thơ nhưng sâu thẳm một cách không ngờ rằng "con người tốt không thể làm ác suốt đời".
Từ đó, Nguyễn Huệ đã công bố một chính sách khoan hồng triệt để đối với những cựu thần nhà Lê đã chống đối Tây Sơn: những người bị giam cầm được thả ra, những người đang trốn tránh thì không bị truy nã, những người đã ra trình diện thì được trả lại điền sản để khỏi đói rét, những người thích ẩn dật thì triều đình không tìm cách đoạt chí; riêng đối với những người muốn ra hợp tác thì nhà vua không câu nệ cũ hay mới, khoa danh hay không, đều dung nạp hết miễn là người có tài và thực tâm gánh vác việc nước.
Chung cho tất cả là như vậy, nhưng đối với người có tài, Nguyễn Huệ có một cái nhìn biệt nhãn ít có ở đời: quý trọng, tin cậy, tất cả đều chân thành tận đáy lòng, như thể rằng Nguyễn Huệ đã quên đi sức mạnh sấm sét của mình để sống với người tài bằng một quả tim lớn. Thử nghĩ lại xem, một con người đã coi ba mươi vạn quân Thanh trước mắt chỉ như "những kẻ tự dẫn mình đến chỗ chết", lại khiêm cung trước một La Sơn phu tử đến như vậy, tha thiết, nơm nớp, tự khu xử như học trò đối với thầy. Nguyễn Huệ luôn luôn giữ ý niệm như thế đối với kẻ sĩ: với Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp, dù là bề tôi, họ vẫn vừa là khách, vừa là thầy của ông. Phải nói rằng Nguyễn Huệ chưa bao giờ biết sợ bất cứ kẻ thù nào, ông chỉ sợ người hiền.
Nguyễn Huệ đã buộc những người trí thức hoài nghi phải tin theo ông, bằng cách cho họ thấy rằng ông trao cả niềm tin cho họ, không chật hẹp, không dè chừng, không phân biệt. Vừa gặp dược Ngô Thì Nhậm, ông nhận ra ngay người hiền, liền giao trọng trách ngang hàng với Ngô Văn Sở, căn dặn chung: "Ngô Thì Nhậm vừa là khách vừa là bầy tôi của ta. Nay ta giao cho các khanh hết thảy việc quân quốc... các khanh cần họp bàn với nhau, không được phân biệt kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc ta mới yên lòng."
Làm như vậy không phải ông học đòi làm minh quân, mà thật lòng ông cảm thấy bất lực trong sự nghiệp dựng nước nếu không có sự hợp tác của kẻ sĩ "Nghĩ rằng: sức một cây gỗ không chống nổi là một tòa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình" (Chiếu cầu hiền).
Và rốt cuộc Nguyễn Huệ đã chinh phục được nhân tâm: kẻ sĩ Bắc hà kể đến hàng ngàn người đều về với Tây Sơn "rốt cuộc còn lại bảy, tám người không chịu ra mới thôi" (Hoàng Lê nhất thống chí). Không phải là việc mũ áo cho đẹp mắt, thực sự họ là những nhân tài giúp nước: Trần Văn Kỷ lo nội chính, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn lo toàn bộ sách lược ngoại giao đối với nhà Thanh. Nguyễn Thiếp và Bùi Dương Lịch xây dựng văn hóa-giáo dục, Nguyễn Gia Phan chăm lo ngành y tế (Nguyễn Gia Phan là người chỉ đạo công việc chống dịch bệnh ở Thăng Long sau khi quân Thanh rút chạy).
Như chính lời cảm khái của từng người trong cuộc, Quang Trung Nguyễn Huệ đã "tái tạo" cho Ngô Thì Nhậm, "gây dựng lại" cho Phan Huy Ích. Trong ánh sáng nhân đạo của Nguyễn Huệ, cả một đẳng cấp kẽ sĩ thời Lê mạt đã tự cải tạo mình thoát ra khỏi số phận tàn lụi để mang tất cả "chất xám" ra cống hiến cho đời, được chia sẻ với toàn dân tộc niềm vinh dự "được sinh ra làm người nước Nam", như chính Ngô Thì Nhậm đã nói.
"Mà nay áo vải cờ đào - Giúp dân dựng nước biết bao công trình", đấy là sự đánh giá tuyệt vời dành cho Nguyễn Huệ, không phải trên quan điểm của nhà Lê, mà là của những người nghĩa quân đi chân đất. Ai Tư Vãn là một bằng chứng tâm huyết về sự cải tạo nhận thức lịch sử của kẻ sĩ nhà Lê, bởi vì dù là hoàng hậu, Lê Ngọc Hân cũng vẫn là một công chúa là Lê.
Nguyễn Huệ đã xây dựng nền nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại, và cũng phải nói rằng chính những kẻ sĩ đó cũng góp phần xây dựng nền nhân cách lớn của Nguyễn Huệ, theo quy luật chung tương ánh hồng của cái Đẹp. Chính là những trí thức của một thời tưởng đã thành tội phạm dân tộc hoặc may ra thì cũng đành cuộc đời bỏ đi ấy, đã cùng với Nguyễn Huệ xây dựng nhà Tây Sơn thành một triều đại văn hiến xứng đáng với võ công của nó.
"Quốc vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gáp vẫn không quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt được một cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà lĩnh hội được" (Bang giao hảo thoại) - Ngô Thì Nhậm, người đọc hết kim cổ, đã nhận xét về năng lực trí tuệ của Nguyễn Huệ như vậy.
Mỗi anh hùng dân tộc đều có một sự nghiệp lớn lao khó có thể so sánh, nhưng ở từng con người vẫn nổi bật lên những nét đặc biệt thuộc về tính cách: Lý Thường Kiệt là sự gánh vác tận tụy, Trần Hưng Đạo là lòng hòa ái vì nghĩa lớn, Lê Lợi là sự bền chí không lùi bước, Nguyễn Trãi là nỗi thương dân đến quặn lòng... và với Nguyễn Huệ, đúng như nhận xét của Ngô Thì Nhậm, là một suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới.
. Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Tạp chí Văn Hiến Việt Nam)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét