Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Sư tử Hà Đông

Sư tử Hà Đông
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ “Sư tử hà Đông” có điều gì đó liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam. Chuyện thực lại không phải như vậy. Chẳng ra là chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Số là, ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tháo, tự là Quý Thường. Lúc còn nhỏ, Tháo rất thích chơi trò đấu kiếm và nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán một cách say mê, khâm phục.
Lớn lên Tháo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học hỏi các môn võ nghệ và cùng họ ngao du nay đây mai đó. Tháo cũng tự liệt mình vào cùng một hạng với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay vừa bước sang tuổi trung niên Trần Tháo bỗng thay tính đổi nết. Tháo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa và lui về sống ẩn dật. Trần Tháo thường cùng Tô Thức luận bàn về bút pháp và sự thành bại của cổ kim, rất thích đạo Phật, đã từng ăn rau, ở chùa, không màng gì đến thế sự. Vợ Tháo là Liễu Thị, tính hung hãn, hay ghen. Mỗi lần Tháo mở tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui thì Liễu Thị ở nhà trong, máu ghen nổi lên, lấy gậy đánh sàn sạt vào tường, gầm thét om sòm, khách không chịu nổi phải bỏ ra về. Tô Thức nhân đấy có thơ đùa Trần Tháo rằng:

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Dịch nghĩa:
Ai hiền như cư sĩ đất Long Khâu
Bàn về thuyết không thuyết có của nhà Phật đêm không ngủ
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên
Gậy chống rơi khỏi tay, lòng bàng hoàng quên phắt đi hết

Câu thơ trên dựa theo câu thơ của Đỗ Phủ (nhà Đường)
Hà Đông nữ nhi thâm tính Liễu
(người con gái đất Hà Đông tên Liễu)

Tô Thức mượn chữ hà Đông để chỉ Liễu Thị, vợ Tháo. Còn sư tử hống là tiếng Phật dùng để nói về sự uy nghiêm của Phật tổ, nói giọng thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động thế giới như sư tử gầm. nay Trần tháo thích đàm luận đạo Phật, Tô Thức bèn mượn tiếng nhà Phật để đùa, chỉ cái tính hung hãn hay ghen của Liễu Thị.

Từ tích trên, trong tiếng Việt, thành ngữ “sư tử Hà Đông” nhằm ám chỉ những người phụ nữ có tính ghen tuông dữ tợn, khi nổi máu tam bành có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, táng đởm khiến bao dũng khí của giới mày râu tiêu tan thành mây khói cả.

(Theo “Truyện Kiều” và “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”)


Chạy như cờ lông công


Cờ là biểu tượng cho một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức, một ngành nghề, thậm chí còn là tín hiệu cho một mệnh lệnh. Cờ thường được làm bằng vải nhưng cũng có khi bằng lông chim, lông thú, đôi khi còn được làm bằng cành cây giống như cờ bằng bông lau của Đinh Bộ Lĩnh ngày trước.

Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.

Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng các phương tiện thông tin vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin còn được sử dụng các phương tiện giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa…

Nhưng ngày xưa, công việc này chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hỏa tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Người đời nhìn thấy cờ hiệu lông công của những người lính trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tả, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người cả ngựa đều đẫm mô hôi. Công văn vừa chuyển đi lại có công văn khác đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những lá cờ hiệu lông công. Vì vậy, “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”

Lính ngày xưa

Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hóa nặng nhọc gì. Với con mắt người đời, đấy là một việc làm không cần thiết. Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan gì đến họ.

Có lẽ vì lẽ đó mà thành ngữ ”chạy như cờ lông công” còn có một sắc thái nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Sư tử Hà Đông

Sư tử Hà Đông
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ “Sư tử hà Đông” có điều gì đó liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam. Chuyện thực lại không phải như vậy. Chẳng ra là chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Số là, ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tháo, tự là Quý Thường. Lúc còn nhỏ, Tháo rất thích chơi trò đấu kiếm và nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán một cách say mê, khâm phục.
Lớn lên Tháo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học hỏi các môn võ nghệ và cùng họ ngao du nay đây mai đó. Tháo cũng tự liệt mình vào cùng một hạng với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay vừa bước sang tuổi trung niên Trần Tháo bỗng thay tính đổi nết. Tháo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa và lui về sống ẩn dật. Trần Tháo thường cùng Tô Thức luận bàn về bút pháp và sự thành bại của cổ kim, rất thích đạo Phật, đã từng ăn rau, ở chùa, không màng gì đến thế sự. Vợ Tháo là Liễu Thị, tính hung hãn, hay ghen. Mỗi lần Tháo mở tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui thì Liễu Thị ở nhà trong, máu ghen nổi lên, lấy gậy đánh sàn sạt vào tường, gầm thét om sòm, khách không chịu nổi phải bỏ ra về. Tô Thức nhân đấy có thơ đùa Trần Tháo rằng:

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Dịch nghĩa:
Ai hiền như cư sĩ đất Long Khâu
Bàn về thuyết không thuyết có của nhà Phật đêm không ngủ
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên
Gậy chống rơi khỏi tay, lòng bàng hoàng quên phắt đi hết

Câu thơ trên dựa theo câu thơ của Đỗ Phủ (nhà Đường)
Hà Đông nữ nhi thâm tính Liễu
(người con gái đất Hà Đông tên Liễu)

Tô Thức mượn chữ hà Đông để chỉ Liễu Thị, vợ Tháo. Còn sư tử hống là tiếng Phật dùng để nói về sự uy nghiêm của Phật tổ, nói giọng thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động thế giới như sư tử gầm. nay Trần tháo thích đàm luận đạo Phật, Tô Thức bèn mượn tiếng nhà Phật để đùa, chỉ cái tính hung hãn hay ghen của Liễu Thị.

Từ tích trên, trong tiếng Việt, thành ngữ “sư tử Hà Đông” nhằm ám chỉ những người phụ nữ có tính ghen tuông dữ tợn, khi nổi máu tam bành có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, táng đởm khiến bao dũng khí của giới mày râu tiêu tan thành mây khói cả.

(Theo “Truyện Kiều” và “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”)


Chạy như cờ lông công


Cờ là biểu tượng cho một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức, một ngành nghề, thậm chí còn là tín hiệu cho một mệnh lệnh. Cờ thường được làm bằng vải nhưng cũng có khi bằng lông chim, lông thú, đôi khi còn được làm bằng cành cây giống như cờ bằng bông lau của Đinh Bộ Lĩnh ngày trước.

Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.

Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng các phương tiện thông tin vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin còn được sử dụng các phương tiện giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa…

Nhưng ngày xưa, công việc này chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hỏa tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Người đời nhìn thấy cờ hiệu lông công của những người lính trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tả, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người cả ngựa đều đẫm mô hôi. Công văn vừa chuyển đi lại có công văn khác đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những lá cờ hiệu lông công. Vì vậy, “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”

Lính ngày xưa

Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hóa nặng nhọc gì. Với con mắt người đời, đấy là một việc làm không cần thiết. Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan gì đến họ.

Có lẽ vì lẽ đó mà thành ngữ ”chạy như cờ lông công” còn có một sắc thái nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét