Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Đề thi HKII Văn 8 TB 2011-2012

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (1 điểm) :
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “Khi con tu hú ” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu thơ ấy.
b/…Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
Câu 2 (1 điểm) :
1/ Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (Hồ Chí Minh)
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Hịch tướng sĩ)
2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)
Câu 3 (3 điểm) :
Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong các câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
(Tế Hanh, Quê Hương)
Câu 4 (5 điểm) :
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác? (Có kết hợp yếu tố biểu cảm)
…Hết…
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: (1 điểm)
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu thơ ấy.
- Học sinh chép đúng hai câu cuối (0,25 điểm)
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
+ Sai, thiếu 2 từ, lỗi chính tả không có điểm .
-Nội dung hai câu thơ: Tâm trạng ngột ngạt, uất ức của người tù cách mạng (0,25điểm)
b/ …Đùng một cái, họ( những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là” chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
* Đoạn trích cho ta thấy số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. (0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm )
1. Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (Hồ Chí Minh)
* Hành động nói: Trình bày ( 0.25đ).
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
( Hịch tướng sĩ)
* Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0,25đ).

2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

* Chỉ ra sự lựa chọn trật tự từ: “Rất đẹp” được đưa lên đầu câu (0,25 điểm)
* Việc lựa chọn trật tự từ trong hai câu thơ nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh. (0,25 điểm)

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong các câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
( Tế Hanh – Quê Hương)

- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu (2 điểm):
- Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm.
- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (0,5 điểm)
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm

Câu 4: (5 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em hiểu như thế nào lời dạy của Bác? ( Có kết hợp yêu tố biểu cảm)

A.Yêu cầu:
- Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích có kết hợp yếu tố biểu cảm.
- Giải thích được vấn đề và nêu được suy nghĩ hành động của bản thân.
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Việc học tập của học sinh đối với tương lai của đất nước.
* Thân bài: Giải thích vấn đề
+ Tại sao tương lai tươi sáng của dân tộc lại phụ thuộc vào một phần lớn ở công học tập của học sinh?
+ Nhận thức và hành động của bản thân.
(Các lý lẽ và dẫn chứng để giải thích vấn đề phải chính xác, phù hợp và thuyết phục. Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng, dễ hiểu. Biết kết hợp yếu tố biểu cảm khi cần thiết)
* Kết bài: Khẳng định vấn đề- liên hệ .
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5 Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ khá. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5 Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề. Có liên hệ bản thân. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Đề thi HKII Văn 8 TB 2011-2012

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (1 điểm) :
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “Khi con tu hú ” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu thơ ấy.
b/…Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
Câu 2 (1 điểm) :
1/ Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (Hồ Chí Minh)
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Hịch tướng sĩ)
2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)
Câu 3 (3 điểm) :
Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong các câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
(Tế Hanh, Quê Hương)
Câu 4 (5 điểm) :
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác? (Có kết hợp yếu tố biểu cảm)
…Hết…
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: (1 điểm)
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu thơ ấy.
- Học sinh chép đúng hai câu cuối (0,25 điểm)
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
+ Sai, thiếu 2 từ, lỗi chính tả không có điểm .
-Nội dung hai câu thơ: Tâm trạng ngột ngạt, uất ức của người tù cách mạng (0,25điểm)
b/ …Đùng một cái, họ( những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là” chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
* Đoạn trích cho ta thấy số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. (0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm )
1. Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (Hồ Chí Minh)
* Hành động nói: Trình bày ( 0.25đ).
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
( Hịch tướng sĩ)
* Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0,25đ).

2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)

* Chỉ ra sự lựa chọn trật tự từ: “Rất đẹp” được đưa lên đầu câu (0,25 điểm)
* Việc lựa chọn trật tự từ trong hai câu thơ nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh. (0,25 điểm)

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong các câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
( Tế Hanh – Quê Hương)

- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu (2 điểm):
- Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm.
- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (0,5 điểm)
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm

Câu 4: (5 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em hiểu như thế nào lời dạy của Bác? ( Có kết hợp yêu tố biểu cảm)

A.Yêu cầu:
- Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích có kết hợp yếu tố biểu cảm.
- Giải thích được vấn đề và nêu được suy nghĩ hành động của bản thân.
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Việc học tập của học sinh đối với tương lai của đất nước.
* Thân bài: Giải thích vấn đề
+ Tại sao tương lai tươi sáng của dân tộc lại phụ thuộc vào một phần lớn ở công học tập của học sinh?
+ Nhận thức và hành động của bản thân.
(Các lý lẽ và dẫn chứng để giải thích vấn đề phải chính xác, phù hợp và thuyết phục. Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng, dễ hiểu. Biết kết hợp yếu tố biểu cảm khi cần thiết)
* Kết bài: Khẳng định vấn đề- liên hệ .
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5 Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ khá. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5 Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề. Có liên hệ bản thân. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét