Sưu tầm
"Bản trường ca được trình tấu lần đầu tiên từ năm 1960 tại Sài Gòn, và sau đó nhiều lần qua đài phát thanh hay bởi các danh ca thời ấy, lớn nhất là với đoàn hợp xướng hơn 100 người năm 1960 Toàn bộ bản trường ca được thâu âm lần đầu tiên năm 1965 bởi Ban Hoa Xuân của Đài Phát thanh Sài Gòn (với Thái Thanh Duy Khánh và Kim Tước Thái Hằng ,Nhật Trường Trần Ngọc... nhiều người khác) và ban nhạc Nghiêm Phú Phi, Y vân ,Đan Thọ phát hành theo dạng cassette Năm 1993, Phạm Duy Cường bổ túc phần hòa âm phối khí và tái bản theo dạng CD. Trước đó, năm 1991, Phạm Duy Cường có phát hành 1 CD hòa tấu trường ca này."
"Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa - thông tin vừa công bố quyết định cho phép phổ biến trên toàn quốc trường ca Con đường cái quan
của nhạc sĩ Phạm Duy, gồm 19 trích đoạn ca khúc. Đây là một trường ca
rất nổi tiếng của ông, được sáng tác trong bốn năm 1954-1958.(Thông tin tháng 12 năm 2006 trên Việt báo online)"
—Phạm Duy:
...Trường ca gồm 19 đoản khúc, đại đa số bài nằm trongâm giai ngũ cung
và có thêm nhạc thuật chuyển hệ. Nhưng tôi cũng không ngần ngại pha
trộn vào trường ca một số bài nằm trong âm giai thất cung Tây Phương...
...Tôi còn mơ một hoài bão vượt dân ca,
cho nên ngoài những đoản khúc có tính chất thuần túy tôi còn mạnh bạo
đưa ra những đoạn (mà tôi cho rằng) tân tiến nghĩa là đang mới mẻ nhưng
vẫn phù hợp với sự tiến triển tất nhiên của ngành
—Trần Văn Khê:
"Trường ca "Con Đường Cái Quan" là một nhạc phẩm có giá trị về phần ý
cũng như về phần nhạc... Tác giả đã khéo gợi lại những phong cảnh của ba
miền..(...)... Lời ca lại rất đẹp..(...).. Vì Phạm Duy cẩn thận trong
chi tiết lúc đặt lời...
Tác giả khéo sắp đặt các đoản ca để cho sau một bài có tiết tấu rõ
rệt, có một bài hát ngân nga theo nhịp tự do. Từ đoản ca này đến đoản ca
khác, từ cung nọ đến cung kia, ta không thấy sự hời hợt, chắp vá...
(...) Tôi chẳng rõ dụng ý của Phạm Duy là thế nào. Riêng tôi, phần
thứ ba: đoạn vào miền Nam kém xa hai phần đầu và người nhạc sĩ khéo dùng
dân ca cổ nhạc đã nhường chỗ cho người nhạc sĩ chịu ảnh hưởng Âu nhạc
và sáng tác Việt nhạc với những nhạc khúc ngoại lai.
—Xuân Vũ:
Trường Ca Con Đường Cái Quan là một mảng nhỏ trong sự nghiệp vĩ đại của
Phạm Duy nhưng lại là tác phẩm lớn của Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam trong
đề tài ca ngợi Tổ Quốc.... Con Đường Cái Quan là kết tinh của ý chí
thống nhất sơn hà về mặt lãnh thổ và là kết tinh của dân ca Việt Nam.
Phạm Duy dùng ca dao và truyện dân gian làm một phần lớn cho tác phẩm
này. Nét nhạc rất giản dị nhưng rất sâu sắc. Hơi điệu bị ảnh hưởng dân
ca quan họ cò lả, trống quân nên dễ đi vào lòng người.
Con đường cái quan(Từ Miền Bắc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét