Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỀ 2 : Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng Lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)


I. MỞ BÀI
- Nguyễn Thành Long, nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc am hiểu cuộc sống lao động của nhân dân.
- " Lặng lẽ Sa Pa ", một truyện ngắn mà tác giả gửi gắm vào đó một bài ca dành tặng cho những con người biết sống và làm việc cho quê hương. Nổi bật là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu:
 Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh cao 2600m bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Anh là cán bộ công tác trong ngành khí tượng kiêm vật lý địa cầu nên anh chỉ có bạn là những máy móc và những con số lạnh lùng. Anh có tầm vóc bình thường, nhỏ bé nữa là khác và cũng không có một cái tên cụ thể.
2. Đánh giá nhân vật:
a) Anh là người yêu nghề, tận tuỵ với công việc, có trách nhiệm với đời:
- "Tính mây, đo mưa, đo gió, ....", việc làm tuy không khó và cũng chẳng có người kiểm tra nhưng đòi hỏi sự chính xác cao, sự cần cù tỉ mỉ theo thời khoá biểu nghiêm ngặt (dẫn chứng) → Một việc làm đơn giản nhưng đòi hỏi nghị lực để chống chọi sự buồn chán, tẻ ngắt.
- Mỗi việc làm của anh là một mắc xích trong cái chuỗi công việc của nhiều người. Sự dự báo chính xác đám mây khô đã góp phần tạo nên thắng lợi của không quân ta (dẫn chứng) → anh cảm thấy hạnh phúc khi nhận được hiệu quả công việc.
- Anh tìm được ý nghĩa cuộc sống trong công việc của mình "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Cất nó đi thì buồn đến chết mất" → Khẳng định lòng yêu nghề và khát khao được đóng góp của anh.
b) Anh có trách nhiệm đối với bản thân:
- Anh luôn tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ phong phú, chủ động gắn với cuộc sống chung của mọi người. (Dẫn chứng : Vườn thuốc quí, đàn gà cho những quả trứng ăn không hết, vườn hoa đủ màu sắc, nếp sống hằng ngày được tổ chức khoa học và nề nếp .....) → Cái đẹp toát ra từ bản chất tâm hồn chứ không phải từ giả tạo.
c) Những phẩm chất đáng quý khác: khiêm tốn, hiếu khách, cởi mở:
- (Dẫn chứng: Có 30 phút trong cuộc tiếp xúc, anh chỉ dành cho mình 5 phút ; Anh kể chuyện thật nhẹ nhàng không chút khoa trương ; Anh thật tình bối rối khi nhận thấy người khách vừa trò chuyện vừa ghi vào sổ tay những nét kí hoạ về mình ; Anh chân thành giới thiệu những người đáng vẽ hơn, đẹp và đáng mến hơn ; Cái mẹo vừa thông minh vừa tinh nghịch đẩy khúc gỗ ra chắn đường để chuyến xe dừng lại trong chốc lát ; Những đoá hoa khoe sắc với những lời nói chân tình. → Anh sống giản dị nhưng luôn có khát vọng được đóng góp cho đời.
 Tình yêu nghề nghiệp là sức mạnh điểm tựa để anh làm việc, học tập vươn lên đỉnh cao trong cuộc sống → Anh là mẫu người sống có lí tưởng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Đánh giá về nghệ thuật:
- Truyện với lời kể duyên dáng, với nghệ thuật lấy nhân vật phụ xoay quanh nhân vật trung tâm góp phần khắc hoạ, tô đậm tính cách nhân vật chính.
- Truyện không có nhân vật phản diện nhưng tác giả đã tạo những tình huống hứng thú đọng lại trong tâm tư người đọc.
III. KẾT BÀI:
-          Anh thanh niên là hình ảnh con người mới biết sống và làm việc cho quê hương đất nước.
-          Liên hệ bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỀ 2 : Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng Lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)


I. MỞ BÀI
- Nguyễn Thành Long, nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc am hiểu cuộc sống lao động của nhân dân.
- " Lặng lẽ Sa Pa ", một truyện ngắn mà tác giả gửi gắm vào đó một bài ca dành tặng cho những con người biết sống và làm việc cho quê hương. Nổi bật là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu:
 Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh cao 2600m bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Anh là cán bộ công tác trong ngành khí tượng kiêm vật lý địa cầu nên anh chỉ có bạn là những máy móc và những con số lạnh lùng. Anh có tầm vóc bình thường, nhỏ bé nữa là khác và cũng không có một cái tên cụ thể.
2. Đánh giá nhân vật:
a) Anh là người yêu nghề, tận tuỵ với công việc, có trách nhiệm với đời:
- "Tính mây, đo mưa, đo gió, ....", việc làm tuy không khó và cũng chẳng có người kiểm tra nhưng đòi hỏi sự chính xác cao, sự cần cù tỉ mỉ theo thời khoá biểu nghiêm ngặt (dẫn chứng) → Một việc làm đơn giản nhưng đòi hỏi nghị lực để chống chọi sự buồn chán, tẻ ngắt.
- Mỗi việc làm của anh là một mắc xích trong cái chuỗi công việc của nhiều người. Sự dự báo chính xác đám mây khô đã góp phần tạo nên thắng lợi của không quân ta (dẫn chứng) → anh cảm thấy hạnh phúc khi nhận được hiệu quả công việc.
- Anh tìm được ý nghĩa cuộc sống trong công việc của mình "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Cất nó đi thì buồn đến chết mất" → Khẳng định lòng yêu nghề và khát khao được đóng góp của anh.
b) Anh có trách nhiệm đối với bản thân:
- Anh luôn tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ phong phú, chủ động gắn với cuộc sống chung của mọi người. (Dẫn chứng : Vườn thuốc quí, đàn gà cho những quả trứng ăn không hết, vườn hoa đủ màu sắc, nếp sống hằng ngày được tổ chức khoa học và nề nếp .....) → Cái đẹp toát ra từ bản chất tâm hồn chứ không phải từ giả tạo.
c) Những phẩm chất đáng quý khác: khiêm tốn, hiếu khách, cởi mở:
- (Dẫn chứng: Có 30 phút trong cuộc tiếp xúc, anh chỉ dành cho mình 5 phút ; Anh kể chuyện thật nhẹ nhàng không chút khoa trương ; Anh thật tình bối rối khi nhận thấy người khách vừa trò chuyện vừa ghi vào sổ tay những nét kí hoạ về mình ; Anh chân thành giới thiệu những người đáng vẽ hơn, đẹp và đáng mến hơn ; Cái mẹo vừa thông minh vừa tinh nghịch đẩy khúc gỗ ra chắn đường để chuyến xe dừng lại trong chốc lát ; Những đoá hoa khoe sắc với những lời nói chân tình. → Anh sống giản dị nhưng luôn có khát vọng được đóng góp cho đời.
 Tình yêu nghề nghiệp là sức mạnh điểm tựa để anh làm việc, học tập vươn lên đỉnh cao trong cuộc sống → Anh là mẫu người sống có lí tưởng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Đánh giá về nghệ thuật:
- Truyện với lời kể duyên dáng, với nghệ thuật lấy nhân vật phụ xoay quanh nhân vật trung tâm góp phần khắc hoạ, tô đậm tính cách nhân vật chính.
- Truyện không có nhân vật phản diện nhưng tác giả đã tạo những tình huống hứng thú đọng lại trong tâm tư người đọc.
III. KẾT BÀI:
-          Anh thanh niên là hình ảnh con người mới biết sống và làm việc cho quê hương đất nước.
-          Liên hệ bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét