Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỀ 4 : Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI:
-         Nguyễn Quang Sáng — Nhà văn Nam Bộ nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông thường viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
-         "Chiếc lược ngà" — Một tác phẩm gây xúc động người đọc về tình cảm cha con trong cảnh ngộ chiến tranh.
-         Nhân vận bé Thu đã bộc lộ tình cảm mãnh liệt đối với người cha của mình.
II. THÂN BÀI:
1.Giới thiệu: Câu chuyện thật xúc động: Sau tám năm xa cách, ông Sáu về thăm nhà, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
2.Phân tích nhân vật:
a) Cô bé có cá tính ương bướng, ngang ngạnh nhưng cũng thật hồn nhiên, đáng yêu.
-         Lần đầu gặp con, anh Sáu kêu lên: Thu! Con → Nó giật mình, tròn mắt nhìn, vẻ mặt ngơ ngác, lạ lùng.
-         Khi anh Sáu kêu: Ba đây con! → Mặt nó tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
-         Lúc má nó đi mua thức ăn, dặn nó ở nhà nhờ ba chắt nước giùm → Nó rất sợ nồi cơm nhão nhưng không chịu nhờ ông Sáu chắt nước, tự múc lấy nước cơm.
-         Trong bữa ăn, anh Sáu gắp cho miếng trứng cá to → Nó hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại.
è Chỉ được mấy ngày phép, anh Sáu vồ vập muốn chiều chuộng con cho thoả lòng nhớ mong, nhưng bé Thu tỏ ra lạnh nhạt, xa cách, nghi ngờ một cách bướng bỉnh → Người đọc thông cảm và đồng tình với bé Thu vì Thu không biết đó là ba, ba lạ quá không giống trong tâm tưởng của mình thì sao gọi ba dễ dàng được. Ba mẹ thật thiêng liêng cao quí không thể chấp nhận ai cũng được. Bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu vì nó quá yêu ba, kính trọng ba nên nó không dễ dàng nghe lời nói của mọi người. Nó không biết, không tin vì trên mặt ông Sáu có vết sẹo khác với hình ba mà nó biết.
è Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái "cứng đầu" của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người ba "khác" - người trong tấm hình chụp chung với má em.

b) Cố bé có tình yêu thương cha mãnh liệt
-         Nghe bà ngoại kể, bé Thu hiểu ra nguyên nhân cái thẹo trên mặt ba → Nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, sáng hôm sau nó bảo ngoại đưa về.
-         Khi mọi người chuẩn bị cho anh Sáu đi → Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng góc nhà, lúc tựa cửa, vẻ mặt buồn rầu, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng mà nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
-         Trước khi đi, anh Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến, buồn rầu → Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
-         Anh Sáu khẽ chào con để đi → Bé Thu bỗng kêu thét lên một cách lạ lùng không ngờ: Ba… a… a…ba! Tiếng kêu như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, … Nó ôm chặt lấy cổ ba nó cừa nói trong tiếng khóc: "Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!"
-         Nghe mọi người khuyên can, nó mới để cho ba nó đi.
è Sự thay đổi tâm lí và tình cảm của bé Thu là biểu hiện của một tình cha con hết sức sâu sắc và mạnh mẽ, đồng thời cho thấy bé Thu sớm thể hiện một tính cách cứng cỏi dứt khoát như một người lớn cũng như sự hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ: khi không công nhận cha thì lạnh nhạt, thờ ơ, khi nhận cha thì bộc lộ tình cha con một cách dữ dội, mãnh liệt.
è Người đọc không có gì để trách bé Thu, sự nhầm lẫn của em chính là nỗi đau của em cũng chính là nỗi đau mà quân xâm lược đã gây nên cho mỗi con người Việt Nam. Chính hoàn cảnh éo le của chiến tranh gây ra bao nỗi đau thương mất mát.

3) Đánh giá nhân vật + nghệ thuật xây dựng nhận vật
-         Cốt truyện đơn giản: một đứa bé nhầm không nhận cha → nhận cha vì có người giải thích.
-         Các chi tiết được sắp xếp rất nghệ thuật để người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác mà lại rất hợp lí.
-         Tác giả tỏ ra rất hiểu tâm lí của trẻ em và đã diễn tả một cách sinh động tâm hồn tình cảm của trẻ em. 
-         Những đoạn miêu tả thái dộ hành động của bé Thu đối với cha rất giàu chất trữ tình, có sức truyền cảm mạnh mẽ, khiến người đọc xúc động khi đọc những đoạn này.
-         Ngôn ngữ kể chuyện thân mật, dân dã đậm chất Nam Bộ.

III. KẾT BÀI:
-         Qua câu chuyện về tình cha con của ông Sáu, người đọc thấm thía đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
-         Bé Thu để lại cho người dọc niềm xúc động kính phục, một ấn tượng đẹp về tình cha con trong kháng chiến. Tuổi thơ của Thu mất mát quá nhiều, tuổi thơ chúng ta đang sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, chúng ta phải biết nâng niu, quí trọng những tình cảm đó. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ĐỀ 4 : Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI:
-         Nguyễn Quang Sáng — Nhà văn Nam Bộ nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông thường viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
-         "Chiếc lược ngà" — Một tác phẩm gây xúc động người đọc về tình cảm cha con trong cảnh ngộ chiến tranh.
-         Nhân vận bé Thu đã bộc lộ tình cảm mãnh liệt đối với người cha của mình.
II. THÂN BÀI:
1.Giới thiệu: Câu chuyện thật xúc động: Sau tám năm xa cách, ông Sáu về thăm nhà, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
2.Phân tích nhân vật:
a) Cô bé có cá tính ương bướng, ngang ngạnh nhưng cũng thật hồn nhiên, đáng yêu.
-         Lần đầu gặp con, anh Sáu kêu lên: Thu! Con → Nó giật mình, tròn mắt nhìn, vẻ mặt ngơ ngác, lạ lùng.
-         Khi anh Sáu kêu: Ba đây con! → Mặt nó tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
-         Lúc má nó đi mua thức ăn, dặn nó ở nhà nhờ ba chắt nước giùm → Nó rất sợ nồi cơm nhão nhưng không chịu nhờ ông Sáu chắt nước, tự múc lấy nước cơm.
-         Trong bữa ăn, anh Sáu gắp cho miếng trứng cá to → Nó hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại.
è Chỉ được mấy ngày phép, anh Sáu vồ vập muốn chiều chuộng con cho thoả lòng nhớ mong, nhưng bé Thu tỏ ra lạnh nhạt, xa cách, nghi ngờ một cách bướng bỉnh → Người đọc thông cảm và đồng tình với bé Thu vì Thu không biết đó là ba, ba lạ quá không giống trong tâm tưởng của mình thì sao gọi ba dễ dàng được. Ba mẹ thật thiêng liêng cao quí không thể chấp nhận ai cũng được. Bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu vì nó quá yêu ba, kính trọng ba nên nó không dễ dàng nghe lời nói của mọi người. Nó không biết, không tin vì trên mặt ông Sáu có vết sẹo khác với hình ba mà nó biết.
è Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái "cứng đầu" của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người ba "khác" - người trong tấm hình chụp chung với má em.

b) Cố bé có tình yêu thương cha mãnh liệt
-         Nghe bà ngoại kể, bé Thu hiểu ra nguyên nhân cái thẹo trên mặt ba → Nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, sáng hôm sau nó bảo ngoại đưa về.
-         Khi mọi người chuẩn bị cho anh Sáu đi → Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng góc nhà, lúc tựa cửa, vẻ mặt buồn rầu, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng mà nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
-         Trước khi đi, anh Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến, buồn rầu → Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
-         Anh Sáu khẽ chào con để đi → Bé Thu bỗng kêu thét lên một cách lạ lùng không ngờ: Ba… a… a…ba! Tiếng kêu như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, … Nó ôm chặt lấy cổ ba nó cừa nói trong tiếng khóc: "Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!"
-         Nghe mọi người khuyên can, nó mới để cho ba nó đi.
è Sự thay đổi tâm lí và tình cảm của bé Thu là biểu hiện của một tình cha con hết sức sâu sắc và mạnh mẽ, đồng thời cho thấy bé Thu sớm thể hiện một tính cách cứng cỏi dứt khoát như một người lớn cũng như sự hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ: khi không công nhận cha thì lạnh nhạt, thờ ơ, khi nhận cha thì bộc lộ tình cha con một cách dữ dội, mãnh liệt.
è Người đọc không có gì để trách bé Thu, sự nhầm lẫn của em chính là nỗi đau của em cũng chính là nỗi đau mà quân xâm lược đã gây nên cho mỗi con người Việt Nam. Chính hoàn cảnh éo le của chiến tranh gây ra bao nỗi đau thương mất mát.

3) Đánh giá nhân vật + nghệ thuật xây dựng nhận vật
-         Cốt truyện đơn giản: một đứa bé nhầm không nhận cha → nhận cha vì có người giải thích.
-         Các chi tiết được sắp xếp rất nghệ thuật để người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác mà lại rất hợp lí.
-         Tác giả tỏ ra rất hiểu tâm lí của trẻ em và đã diễn tả một cách sinh động tâm hồn tình cảm của trẻ em. 
-         Những đoạn miêu tả thái dộ hành động của bé Thu đối với cha rất giàu chất trữ tình, có sức truyền cảm mạnh mẽ, khiến người đọc xúc động khi đọc những đoạn này.
-         Ngôn ngữ kể chuyện thân mật, dân dã đậm chất Nam Bộ.

III. KẾT BÀI:
-         Qua câu chuyện về tình cha con của ông Sáu, người đọc thấm thía đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
-         Bé Thu để lại cho người dọc niềm xúc động kính phục, một ấn tượng đẹp về tình cha con trong kháng chiến. Tuổi thơ của Thu mất mát quá nhiều, tuổi thơ chúng ta đang sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, chúng ta phải biết nâng niu, quí trọng những tình cảm đó. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét