Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 5 : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

GV: Trần Thị Thanh Thuỷ (Tr Phạm Ngọc Thạch)


I. MỞ BÀI :
Tác giả: Nguyễn Dữ là nhà nho sống ẩn dật ở thế kỉ 16. Đây là thời kì xã hội loạn lạc, chiến tranh liên miên, gây bao đau khổ cho người phụ nữ.
Tác phẩm : “Chuyện người con gái Nam Xương” lấy từ cốt truyện của truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
Vấn đề nghị luận : Thân phận người phụ nữa qua nhân vật Vũ Nương

II. THÂN BÀI :
A.    Tóm tắt truyện :

B.     Suy nghĩ :
  1. Vũ Nương – người con gái đẹp người, đẹp nết.
-          Vũ Nương khi còn ở nhà là cô gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thùy mị, nết na. Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
-          Khi về nhà chồng, Vũ Nương là vợ hiền, dâu thảo. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa.
-          Vũ Nương không ham danh lợi, hết dạ thương chồng. Tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về “mang theo hai chữ bình an”
-          Khi chồng đi lính, Vũ Nương đảm đang, lo liệu hết mọi việc trong gia đình. Nàng vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa nuôi dạy con thơ.
-          Vũ Nương hiếu thảo với mẹ chồng như mẹ ruột : chăm sóc mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay khi mẹ mất
-          Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn để chứng tỏ sự chung thủy của mình. Trước khi chết, nàng đã thề nguyền “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.”
-          Vũ Nương là người sống có tình nghĩa. Dù bị chồng nghi oan, ở dưới thủy cung, Vũ Nương vẫn nhớ thương chồng con, mong có ngày trở về. Vũ Nương trở lại thủy cung với Linh Phi “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”
-          Vũ Nương khao khát được phục hồi danh dự. Nàng nhờ Phan Lang nói hộ với Trương Sinh lập đàn tràn giải oan cho mình.

  1. Cuộc đời Vũ Nương chịu nhiều bất hạnh, oan khuất
-          Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng, hạnh phúc. Trương Sinh con nhà giàu, Vũ Nương con nhà nghèo. Vũ Nương đẹp người đẹp nết, Trương Sinh vô học, đa nghi
-          Vũ Nương phải sống xa chồng, một mình ở nhà sanh con, nuôi con nhỏ.
-          Khi chồng trở về, Vũ Nương bị chồng nghi oan là ngoại tình. Trương Sinh nghe lời bé Đản “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.
-          Vũ Nương bị chồng mắng chửi, đánh đập, đuổi xua “Trương Sinh la um lên cho hả giận”
-          Vũ Nương không thể biện minh cho sự trong sạch của mình vì Trương Sinh không chịu nghe lời nàng nói.
-          Vũ Nương phải dùng cái chết đề minh oan. “Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống nước tự vẫn”
-          Dù thương nhớ chồng con nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian vì cõi đời còn nhiều oan khuất “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”

  1. Nguyên nhân nỗi đau khổ của người phụ nữ
-          Xã hội phong kiến bất công “trọng nam khinh nữ” : trong gia đình chỉ có Trương Sinh có quyền quyết định mọi việc. Trương Sinh nghi oan cho vợ, không thèm nghe lời bày giải của Vũ Nương.
-          Người phụ nữ sống lệ thuộc và người chồng “đạo tam tòng” : Vũ Nương bị chồng đuổi đi, chỉ có con đường chết.
-          Xã hội phong kiến loạn lạc, người phụ nữa phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ : Trương Sinh đi lính xa, Vũ Nương một mình ở nhà nuôi con nhỏ nên mới xảy ra sự hiểu lầm đau lòng.

III. KẾT BÀI :
-          Đánh giá chung : Người phụ nữa trong xã hội phong kiến có một số phận bi thảm :
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Nguyễn Du)
-          Bài học : Ta càng trân trọng cuộc sống ngày hôm nay vì người phụ nữ đã được bình đẳng bình quyền với nam giới, có nhiều đóng góp cho xã hội.

2 nhận xét:

  1. chưa nói rõ về sự bất công của xã hội phong kiến đối với phụ nữ.. chỉ mới có vài nét sơ khảo để mở rộng.. cần nói nhiều và rõ hơn..

    Trả lờiXóa
  2. qua chinh xac han con so sai qua
    can phai noi them ve ap buc

    Trả lờiXóa

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 5 : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

GV: Trần Thị Thanh Thuỷ (Tr Phạm Ngọc Thạch)


I. MỞ BÀI :
Tác giả: Nguyễn Dữ là nhà nho sống ẩn dật ở thế kỉ 16. Đây là thời kì xã hội loạn lạc, chiến tranh liên miên, gây bao đau khổ cho người phụ nữ.
Tác phẩm : “Chuyện người con gái Nam Xương” lấy từ cốt truyện của truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
Vấn đề nghị luận : Thân phận người phụ nữa qua nhân vật Vũ Nương

II. THÂN BÀI :
A.    Tóm tắt truyện :

B.     Suy nghĩ :
  1. Vũ Nương – người con gái đẹp người, đẹp nết.
-          Vũ Nương khi còn ở nhà là cô gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thùy mị, nết na. Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
-          Khi về nhà chồng, Vũ Nương là vợ hiền, dâu thảo. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa.
-          Vũ Nương không ham danh lợi, hết dạ thương chồng. Tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về “mang theo hai chữ bình an”
-          Khi chồng đi lính, Vũ Nương đảm đang, lo liệu hết mọi việc trong gia đình. Nàng vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa nuôi dạy con thơ.
-          Vũ Nương hiếu thảo với mẹ chồng như mẹ ruột : chăm sóc mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay khi mẹ mất
-          Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn để chứng tỏ sự chung thủy của mình. Trước khi chết, nàng đã thề nguyền “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.”
-          Vũ Nương là người sống có tình nghĩa. Dù bị chồng nghi oan, ở dưới thủy cung, Vũ Nương vẫn nhớ thương chồng con, mong có ngày trở về. Vũ Nương trở lại thủy cung với Linh Phi “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”
-          Vũ Nương khao khát được phục hồi danh dự. Nàng nhờ Phan Lang nói hộ với Trương Sinh lập đàn tràn giải oan cho mình.

  1. Cuộc đời Vũ Nương chịu nhiều bất hạnh, oan khuất
-          Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng, hạnh phúc. Trương Sinh con nhà giàu, Vũ Nương con nhà nghèo. Vũ Nương đẹp người đẹp nết, Trương Sinh vô học, đa nghi
-          Vũ Nương phải sống xa chồng, một mình ở nhà sanh con, nuôi con nhỏ.
-          Khi chồng trở về, Vũ Nương bị chồng nghi oan là ngoại tình. Trương Sinh nghe lời bé Đản “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.
-          Vũ Nương bị chồng mắng chửi, đánh đập, đuổi xua “Trương Sinh la um lên cho hả giận”
-          Vũ Nương không thể biện minh cho sự trong sạch của mình vì Trương Sinh không chịu nghe lời nàng nói.
-          Vũ Nương phải dùng cái chết đề minh oan. “Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống nước tự vẫn”
-          Dù thương nhớ chồng con nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian vì cõi đời còn nhiều oan khuất “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”

  1. Nguyên nhân nỗi đau khổ của người phụ nữ
-          Xã hội phong kiến bất công “trọng nam khinh nữ” : trong gia đình chỉ có Trương Sinh có quyền quyết định mọi việc. Trương Sinh nghi oan cho vợ, không thèm nghe lời bày giải của Vũ Nương.
-          Người phụ nữ sống lệ thuộc và người chồng “đạo tam tòng” : Vũ Nương bị chồng đuổi đi, chỉ có con đường chết.
-          Xã hội phong kiến loạn lạc, người phụ nữa phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ : Trương Sinh đi lính xa, Vũ Nương một mình ở nhà nuôi con nhỏ nên mới xảy ra sự hiểu lầm đau lòng.

III. KẾT BÀI :
-          Đánh giá chung : Người phụ nữa trong xã hội phong kiến có một số phận bi thảm :
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Nguyễn Du)
-          Bài học : Ta càng trân trọng cuộc sống ngày hôm nay vì người phụ nữ đã được bình đẳng bình quyền với nam giới, có nhiều đóng góp cho xã hội.

2 nhận xét:

  1. chưa nói rõ về sự bất công của xã hội phong kiến đối với phụ nữ.. chỉ mới có vài nét sơ khảo để mở rộng.. cần nói nhiều và rõ hơn..

    Trả lờiXóa
  2. qua chinh xac han con so sai qua
    can phai noi them ve ap buc

    Trả lờiXóa