Đề 6: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
I. MỞ BÀI:
-Tác giả: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông có tấm lòng nhân đạo cao cả, cảm thương cho số phận đau khổ của người phụ nữ. Điều đó thể hiện qua các tác phẩm của ông.
-Tác phẩm: Truyện Kiều là một tác phẩm giàu tính nhân văn, đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” đã thể hiện bản chất của Mã Giám Sinh và cho thấy hoàn cảnh tội nghiệp của Thuý Kiều.
-Vấn đề nghị luận: Thân phận của Thuý Kiều.
II. THÂN BÀI:
A. Tóm tắt đoạn trích: Gia đình Kiều bị nghi oan, cha và em bị bắt giam. Kiều phải bán mình để lấy tiền chuộc cha. Bà mối đưa Mã Giám Sinh đến để mua Kiều về làm thiếp. Sau một hồi xem xét kĩ lưỡng, Mã Giám Sinh đồng ý mua Kiều với giá ba trăm lượng.
B. Suy nghĩ:
1. Hoàn cảnh của Thuý Kiều:
- Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam. Nhà cửa bị bọn nha lại lục soát, vơ vét :
“Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”
- Kiều phải hi sinh mối tình đầu, quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha:
“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tấc cỏ báo đền ba xuân”.
- Bà mối đưa Mã Giám Sinh đến để cưới Kiều về làm thiếp nhưng thực tế là mua Kiều về bán vào lầu xanh.
- Mã Giám Sinh đến xem mắt Kiều với thái độ sỗ sàng, thô lỗ, xem Kiều như món hàng để kì kèo trả giá:
“Cò kè bớt một thêm hai”
- Kiều bị bán với giá rẻ mạt :
“Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.”
2. Tâm trạng của Thuý Kiều:
- Kiều buồn rầu, tủi hổ khi phải ra trình diện Mã Giám Sinh :
“ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”.
- Kiều đau đớn xót xa trước hoàn cảnh éo le: Nhà gặp cơn gia biến, mối tình đầu tan vỡ, than phận mình bị coi rẻ:
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà .”
- Kiều nhẫn nhục chịu đựng những phũ phàng cay đắng của cuộc mua bán, nàng hành động như một cái máy trước yêu cầu của bà mối và Mã Giám Sinh.:
“ Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.”
- Kiều ngượng ngùng, xấu hổ trước Mã Giám Sinh :
“ Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”
- Kiều ý thức được phẩm giá của mình nên càng tủi nhục khi bị người ta coi như một món hàng để mua bán.
3. Thái độ của tác giả:
- Tố cáo bọn buôn nhười bất lương vì tiền mà chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ qua cách miêu tả Mã Giám Sinh :
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.”
- Cảm thương sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ.Qua việc miêu tả tâm trạng của Kiều.
- Phê phán xã hội phong kiến bất công, coi phụ nữ như một món hàng để mua bán, trao đổi:
“ Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm. “
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá chung: Đoạn trích là bức tranh hiện thực của xã hội phong kiến. Tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình đối với người phụ nữ :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
- Bài học: Trân trọng, yêu quý giá trị của người phụ nữ. Phê phán những hành vi buôn bán phụ nữ qua biên giới, đánh đập phụ nữ.
Đề 7: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
I.MỞ BÀI :
- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước. Thơ văn của ông không chỉ kêu gọi long yêu nước mà còn truyền dạy đạo lí làm người.
- Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên xây dựng những nhân vật lí tưởng như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga…
- Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên.
II. THÂN BÀI:
A. Tóm tắt đoạn trích: Trên đường đi thi, Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang cướp phá một làng nọ và định bắt hai cô gái về làm vợ. Vân Tiên liền xông vào đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga vô cùng cảm kích trước cái ơn cứu mạng của Vân Tiên. Nguyệt Nga muốn theo Vân Tiên về nhà để đền ơn nhưng Vân Tiên từ chối.
B. Suy nghĩ :
1. Anh hùng nghĩa hiệp:
- Trên đường đi thi, gặp bọn cướp, Vân Tiên vẫn không sợ nguy hiểm mà xông vào đánh bọn cướp cứu dân lành :
“ Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”
- Vân Tiên căm giận và quyết tâm trừng trị bọn cướp vì chúng làm hại dân lành:
“ Kêu rằng : Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
- Hành động đánh cướp cứu người Vân Tiên hoàn toàn vô tư, trong sáng. Vân Tiên không hề biết sự có mặt của Nguyệt Nga trước khi đánh cướp :
“ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi : “ Ai than khóc ở trong xe này?”.
2. Tài ba, dũng cảm:
- Vân Tiên một mình, tay không vũ khí mà vẫn đánh nhau với bọn cướp đông và hung dữ :
“ Phong Lai mặt đỏ phừng phừng :
“ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.”
- Vân Tiên chiến đấu với bọn cướp quyết liệt, oai dũng như Triệu Tử Long :
“ Vân Tiên toả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Giang.”
- Vân Tiên chiến thắng vẻ vang : giết chết Phong Lai, bọn lâu la phải chạy chốn :
“ Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày than vong.”
3. Trọng nghĩa khinh tài:
- Vân Tiên có lòng nhân từ, thấy người gặp nạn thì xót thương, an ủi:
“ Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng : “Ta đã trừ dòng lâu la.”
- Dù có ơn cứu Nguyệt Nga nhưng thái độ của Vân Tiên vẫn trọng lễ giáo, đàng hoàng, chính trực:
“ Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai”.
- Từ chối sự đền ơn của Nguyệt Nga :
“ Vân Tiên nghe nói liền cười :
Làm ơn há dễ trong người trả ơn.”
- Vân Tiên bày tỏ quan điểm của mình : bổn phận của kẻ làm trai là thấy việc nghĩa phải làm, thế mới là anh hung.”
III. KẾT BÀI :
- Đánh giá chung : Đoạn trích đã khắc hoạ hình ảnh người anh hùng lí tưởng theo quan niệm đạo đức của nhân dân. Tác giả cũng thể hiện khát vọng hành đạo, giúp đời của mình thông qua nhân vật Vân Tiên.
- Bài học : Ngày nay trên đường phố cũng có rất nhiều thanh niên dũng cảm bắt cướp cứu người gặp nạn. Họ chính là những Lục Vân Tiên của thời hiện đại.
NHAN ĐỀ CÁC TÁC PHẨM
1. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
- Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
- Vũ trung tùy bút : tùy bút viết trong nhưỡng ngày mưa.
- Hoàng Lê nhất thống chí : Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc hà cho vua Lê.
- Đoạn trường tân thanh : Tiếng nói mới về nỗi đau lòng của con người.
- Lặng lẽ Sa Pa : Những con người lao động sống ở Sa Pa đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước.
- Mùa xuân nho nhỏ : Sự cống hiến của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, đất nước với thái độ chân thành, khiêm tốn.
- Những ngôi sao xa xôi : Vẻ đẹp tỏa sáng về tâm hồn , tính cách cũa những cô gái thanh niên xung phong anh hùng giữa núi rừng Trừơng Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ giống như những ngôi sao sáng trên khắp bầu trời tổ quốc.
2. Nhận xét về ngôi kể và tác dụng của nó :
- Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê : Ngôi thứ ba : Lời kể mang tính khách quan, người kể biết hết mọi sự việc, hiểu được tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
- Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi : Ngôi thứ nhất : Lời kể mang tính chủ quan, câu chuyện trở nên chân thực, người kể bộc lộ được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ cũa chính mình.
3 .Nhận xét về tình huống truyện :
- Làng : Tình huống bất ngờ, gây cấn : Ở nơi tản cư, Ông Hai nghe tin làng ông theo giặc khiến ông vô cùng đau khổ, tủi nhục
- Chiếc lược ngà: Tình huống éo le ; Ông Sáu về thăm nhà sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu, con ông, không nhận ông là cha, đến lúc ông sắp sửa lên đường thì Thu mới nhận cha. Ông Sáu làm chiếc lược ngà để tặng cho con, nhưng chưa kịp đưa thì ông đã hi sinh.
- Bến quê : Tình huống mang tính nghịch lí: Nhĩ đã từng đi nhiều nơi trên thế giớ nhưng chưa một lần đặt chân lên bến quê. Nhĩ nhờ con đi sang bên kia sông để ngắm cảnh thay mình nhưng đứa con lại mê xem chơi cờ nên bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày
- Những ngôi sao xa xôi : Tình huống bất ngờ : Trong một lần đi phá bom, Nho bị thương. Cơn mưa đá rơi xuống làm dịu mát khung cảnh căng thẳng của chiến trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét