09:28 11 thg 4 2011
A. VĂN HỌC
1. Thanh Hải (1930-1980)
- Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp .
- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động cách mạng và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu.
- Tác phẩm : Những đồng chí trung kiên, Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn...
Xuất xứ : "Mùa xuân nho nhỏ " viết vào tháng 11/1980, bài thơ viết không bao lâu trước khi tác giả qua đời.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao … Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. |
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến . Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc . Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.
(11/1980)
Thanh Hải
|
Mùa xuân nho nhỏ :
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một " mùa xuân nho nhỏ " của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc .
- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo .
2. Viễn Phương (1928-2005)
- Tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ. Là cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam
- Tác phẩm : Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mây mùa xuân ...
Xuất xứ : Bài thơ "Viếng lăng Bác " ra đời năm 1976, trong dịp tác giả ra Bắc vào lăng viếng Bác.
VIẾNG LĂNG BÁC
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… |
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(4 - 1976)
Thanh Hải
|
Viếng lăng bác :
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
Bài thơ có giọng điệu trang trọng mà tha thiết ,nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ,ngôn ngữ bình dị mà cô đúc .
3.Hữu Thỉnh(1942):
Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh ,quê ở Vĩnh Phúc.Năm 1963,gia nhập quân đội rồi trở thành cán bộ văn hóa,tuyên huấn trong quân đội và sáng tác thơ.
Ông tham gia trong ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III,IV,V.
Năm 2000,là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam
|
Nhà thơ Hữu Thỉnh (Thanh Niên). |
-
*
Xuất xứ :”Sang thu ” viết năm 1977 trích “Từ chiến hào đến thành phố ”
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
|
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Thu, 1977 )
|
* Sang thu:
Bằng những cảm nhận tinh tế và hình ảnh giàu sức biểu cảm ,bài thơ miêu tả sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu
Tiêt mùa đầu thu chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt4. Y Phöông (1948):
Tên thật là Hứa Vĩnh Sước ,dân tộc Tày .Quê ở huyện Trùng Khánh ,Cao Bằng .Năm 1968,ông nhập ngũ đến năm 1981về công tác ở Sở Văn hóa-Thông tin Cao Bằng .Năm 1993,ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng
NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn |
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.
Y Phương
|
-
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ,cách
tư duy giàu tình cảm của con người miền núi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét