ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm. Viết một câu tục ngữ có ý nghĩa tương đương với câu tục ngữ trên.
b/ Nêu giá trị nhân đạo truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Câu 2: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ về người mà em yêu quý nhất. Đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt.
Câu 3: (5 điểm)
Dũng cảm là phẩm chất cao quý mà Bác Hồ thường nhắc nhở học sinh trong “Năm điều Bác dạy”. Em hiểu như thế nào phẩm chất này?
..Hết…
Đáp án
Câu 1: (2 điểm)
a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm. Viết một câu tục ngữ có ý nghĩa tương đương với câu tục ngữ trên.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Sống trong sạch, không vì nghèo khổ, thiếu thốn mà làm điều xấu xa. (0,5 điểm)
- Nêu được một câu tục ngữ có ý nghĩa tương đương: Có thể là Giấy rách phải giữ lấy lề, Chết vinh hơn sống nhục… (0,5điểm)
b/ Nêu giá trị nhân đạo truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: lên án gay gắt thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của bọn quan lại; bày tỏ niềm cảm thương trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân. (đúng mỗi ý 0,5điểm)
(HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đúng ý- Giám khảo xem xét cho điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ về người mà em yêu quý nhất. Đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt.
a/ Học sinh viết được đoạn văn đúng nội dung yêu cầu(1,5 điểm)
- Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm.
- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc. (0,5 điểm)
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
b/ Đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt (0,5điểm). Chỉ ra đúng câu đặc biệt (0,5 điểm).
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 3: (5 điểm)
Dũng cảm là phẩm chất cao quý mà Bác Hồ thường nhắc nhở học sinh trong “Năm điều Bác dạy”. Em hiểu như thế nào phẩm chất này?
A.Yêu cầu:
-Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích.
-Giải thích được ý nghĩa của lời dạy và nêu được suy nghĩ, hành động của bản thân.
-Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Dũng cảm là một phẩm chất cao quý
* Thân bài: Giải thích vấn đề
+ Thế nào là dũng cảm?
+ Nêu những biểu hiện về lòng dũng cảm.Vì sao cần có lòng dũng cảm?
+ Nhận thức và hành động của bản thân.
(Các lý lẽ và dẫn chứng để giải thích vấn đề phải chính xác, phù hợp và thuyết phục. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. )
* Kết bài: Khẳng định vấn đề- Liên hệ bản thân
B. Biểu điểm:
Điểm
|
Nội dung
|
5
|
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
|
4-4,5
|
Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề. Diễn đạt khá. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
|
3-3,5
|
Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
|
2,5
|
Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề.. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
|
2
|
Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
|
1
|
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
|
0
|
Bỏ giấy trắng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét