Giới hoạ gia Trung Quốc và thế giới đều nhận xét rằng: “Người lột tả được cái “thần” của loài ngựa qua nét vẽ thì xưa nay chỉ có hoạ sĩ Từ Bi Hồng và người kế tiếp là Lưu Bột Thư,người đồ đệ của ông"
Từ Bi Hồng sinh năm 1895 tại một xóm nghèo ở huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cha ông cũng là một họa sĩ nghèo, còn mẹ là một phụ nữ nông thôn chân lấm tay bùn.
Ông theo cha tập vẽ từ năm lên 9 tuổi. Lòng say mê thiên bẩm cộng với khổ luyện đã đưa ông tiến nhanh trên con đường nghệ thuật. Ông được xem như một ngôi sao chói lọi của nền hội hoạ cận đại Trung Quốc.
Ông từng theo học hội hoạ tại Nhật, Bỉ, Italia và Pháp. Ông luôn bám sát cuộc sống để khai thác cảm hứng.
Ông đã thành công trong nhiều thể loại như sơn dầu, chì than, thủy mạc, khắc gỗ v.v”. Đặc biệt, ông có biệt tài vẽ ngựa bằng chất liệu mực nho và thuốc nước. Bạn của ông, hoạ sĩ nổi danh Tề Bạch Thạch có lần đã đánh giá ông là hoạ sĩ vẽ ngựa “Cổ kim đệ nhất nhân”. Thật vậy, những con ngựa dưới ngòi bút của ông thật độc đáo, sinh động, muôn hình vạn trạng, thu hút hàng triệu khán giả và làm kinh ngạc những nhà phê bình khó tính nhất. Ông bảo: “Ký hoạ là cơ sở của tạo hình, muốn lột tả hết sắc thái và tinh thần của con vật với những đường nét chính xác, sinh động thì nhất thiết phải lấy ký hoạ làm cơ sở”. Hiện nay, Viện Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh còn lưu giữ hàng nghìn bức ký hoạ ngựa bằng phấn màu, thuốc nước, chì than của ông.
Ông đã vẽ nên những người con ngựa tuyệt tác dựa trên cơ sở hiện thực. Ông có một tình yêu đặc biêt với loài ngựa. Ông đã đi sâu tìm hiểu bản chất sống động và sự cấu tạo cơ thể theo giải phẫu học của con ngựa. Ông đã quan sát, suy ngẫm về nó cho đến khi con vật hiện ra sinh động trong ý nghĩ. Khi đó, với cây bút long no mực, tròn trịa, ông vung những nét bay bướm đầy phóng khoáng với chất liệu thuỷ mạc bằng những gam màu đèn trắng mang độ đậm nhạt. Những con ngựa của ông bắt đầu hiện lên. Dù là đang tung vó phi nước đại hay đang thong dong đang gặm cỏ, dù là ngựa lẻ loi hay ngựa đàn, tất cả đều tràn đầy sức sống. Ông nói : “ Muốn vẽ ngựa giỏi không những tài năng mà còn cần cả “ chân khí” nữa. Ông cũng thường bảo với học trò rằng: “ Vẽ ngựa trước hết phải tôn trọng con ngựa là thầy”. Ông đúc kết bí quyết vẽ ngựa trong sáu chữ “ Tận tinh vi, chi quảng đại” (hết mình từ cái nhỏ nhặt để đạt được cái lớn lao). Người kế thừa sự nghiệp của Từ Bi Hồng là Lưu Bột Thư, một hoạ gia nổi tiếng về vẽ ngựa, sinh năm 1935 tại làng Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Từ thuở nhỏ đã theo học thầy Từ Bi Hồng vẽ ngựa. Ông đã lấy Từ Bi Hồng làm thầy đồng thời cũng lấy ngựa làm thầy. Để hiểu rõ về ngựa, Lưu Bột Thư thường vào các tàu ngựa quan sát chúng, ra thảo nguyên vẽ ngựa đang tung vó. Thời gian trôi qua, đối với hình thể, kết cầu, tính nết và quy luật hoạt động của loài ngựa, ông đều thấu đáo như lòng bàn tay. Khi ở Bắc Kinh, có lần thấy một cỗ xe ngựa đang chạy phía trước, ông đạp xe chạy theo mải mê quan sát mà không biết đã đi ra vùng ngoại ô, cách nhà đến chục cây số. Chính nhờ tinh thần học hỏi nghiêm túc và say mê như thế nên những nét vẽ của ông về ngựa cực kỳ sống động, bố cục chặt chẽ, tạo hình độc đáo. Tranh ngựa của Lưu Bột Thư không chỉ được trưng bày trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc mà còn được Viện Bảo tàng các nước phương Tây như Mỹ , Canada, Pháp , Anh, Đức, Italia lưu giữ. Theo Khoa học và công nghệ, TTXVN
Ông theo cha tập vẽ từ năm lên 9 tuổi. Lòng say mê thiên bẩm cộng với khổ luyện đã đưa ông tiến nhanh trên con đường nghệ thuật. Ông được xem như một ngôi sao chói lọi của nền hội hoạ cận đại Trung Quốc.
Ông từng theo học hội hoạ tại Nhật, Bỉ, Italia và Pháp. Ông luôn bám sát cuộc sống để khai thác cảm hứng.
Ông đã thành công trong nhiều thể loại như sơn dầu, chì than, thủy mạc, khắc gỗ v.v”. Đặc biệt, ông có biệt tài vẽ ngựa bằng chất liệu mực nho và thuốc nước. Bạn của ông, hoạ sĩ nổi danh Tề Bạch Thạch có lần đã đánh giá ông là hoạ sĩ vẽ ngựa “Cổ kim đệ nhất nhân”. Thật vậy, những con ngựa dưới ngòi bút của ông thật độc đáo, sinh động, muôn hình vạn trạng, thu hút hàng triệu khán giả và làm kinh ngạc những nhà phê bình khó tính nhất. Ông bảo: “Ký hoạ là cơ sở của tạo hình, muốn lột tả hết sắc thái và tinh thần của con vật với những đường nét chính xác, sinh động thì nhất thiết phải lấy ký hoạ làm cơ sở”. Hiện nay, Viện Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh còn lưu giữ hàng nghìn bức ký hoạ ngựa bằng phấn màu, thuốc nước, chì than của ông.
Ông đã vẽ nên những người con ngựa tuyệt tác dựa trên cơ sở hiện thực. Ông có một tình yêu đặc biêt với loài ngựa. Ông đã đi sâu tìm hiểu bản chất sống động và sự cấu tạo cơ thể theo giải phẫu học của con ngựa. Ông đã quan sát, suy ngẫm về nó cho đến khi con vật hiện ra sinh động trong ý nghĩ. Khi đó, với cây bút long no mực, tròn trịa, ông vung những nét bay bướm đầy phóng khoáng với chất liệu thuỷ mạc bằng những gam màu đèn trắng mang độ đậm nhạt. Những con ngựa của ông bắt đầu hiện lên. Dù là đang tung vó phi nước đại hay đang thong dong đang gặm cỏ, dù là ngựa lẻ loi hay ngựa đàn, tất cả đều tràn đầy sức sống. Ông nói : “ Muốn vẽ ngựa giỏi không những tài năng mà còn cần cả “ chân khí” nữa. Ông cũng thường bảo với học trò rằng: “ Vẽ ngựa trước hết phải tôn trọng con ngựa là thầy”. Ông đúc kết bí quyết vẽ ngựa trong sáu chữ “ Tận tinh vi, chi quảng đại” (hết mình từ cái nhỏ nhặt để đạt được cái lớn lao). Người kế thừa sự nghiệp của Từ Bi Hồng là Lưu Bột Thư, một hoạ gia nổi tiếng về vẽ ngựa, sinh năm 1935 tại làng Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Từ thuở nhỏ đã theo học thầy Từ Bi Hồng vẽ ngựa. Ông đã lấy Từ Bi Hồng làm thầy đồng thời cũng lấy ngựa làm thầy. Để hiểu rõ về ngựa, Lưu Bột Thư thường vào các tàu ngựa quan sát chúng, ra thảo nguyên vẽ ngựa đang tung vó. Thời gian trôi qua, đối với hình thể, kết cầu, tính nết và quy luật hoạt động của loài ngựa, ông đều thấu đáo như lòng bàn tay. Khi ở Bắc Kinh, có lần thấy một cỗ xe ngựa đang chạy phía trước, ông đạp xe chạy theo mải mê quan sát mà không biết đã đi ra vùng ngoại ô, cách nhà đến chục cây số. Chính nhờ tinh thần học hỏi nghiêm túc và say mê như thế nên những nét vẽ của ông về ngựa cực kỳ sống động, bố cục chặt chẽ, tạo hình độc đáo. Tranh ngựa của Lưu Bột Thư không chỉ được trưng bày trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc mà còn được Viện Bảo tàng các nước phương Tây như Mỹ , Canada, Pháp , Anh, Đức, Italia lưu giữ. Theo Khoa học và công nghệ, TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét