Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn


11:36 22 thg 2 2010
Trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, nhạc cổ điển bị lấn át bởi nhiều dòng nhạc khác, anh nghĩ gì về tình trạng này?
- Đây là tình trạng báo động. Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả ở nước ngoài, nhạc cổ điển nếu không có sự hỗ trợ chung hoặc từ quốc gia hoặc là cá nhân, tư nhân nào đó thì cũng không tự sống được.  
Hiện nay, Việt Nam được nhắc trên thế giới rất nhiều về những chuyển biến kinh tế, về những thay đổi ấn tượng... Nhưng điều đáng buồn là sự phát triển về văn hóa nói chung và nhạc cổ điển nói riêng thì còn thê thảm.
Trước kia, nước mình không thể so với những nước Tây Âu và sau này là các nước Á Đông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... thì có thể hiểu được. Nhưng gần đây, có những nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... từ trước đến giờ chúng ta không thể ngờ, và nói thật, đôi khi mình còn nhìn họ với vẻ "coi thường", thì gần đây về dòng nhạc cổ điển họ đã phát triển nhiều. Khoảng 5 năm trở lại, không thể tưởng tượng được là các nước này đã đầu tư ghê gớm như thế nào cho giáo dục nhạc cổ điển.
Không phải là tôi có ý "hăm dọa" gì, nhưng đó là thực tế buồn.
Anh đã đi khắp nơi trên thế giới trình diễn nhạc Chopin và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác. Vậy anh từng trình diễn nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Nam nào?
- Trước khi về nước lần này, tôi tham gia một chương trình từ thiện tại thành phố Olympia, thủ phủ bang Washington, Mỹ. Tôi biểu diễn một tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, dựa trên nền dân ca quan họ Bắc Ninh có tên Người đi đâu. Đó cũng là tác phẩm của một tác giả Việt Nam mà tôi thường trình diễn.
- Trong cuốn "Đặng Thái Sơn - Người được Chopin chọn", tác giả Ikuma Yoshiko viết "Nghệ sĩ dương cầm thể hiện truyền cảm nhất khi đến tuổi 40". Anh nghĩ gì về nhận xét này?
- Tôi nghĩ, nên nói những năm 40 là những năm truyền cảm hứng và chín mùi với người nghệ sĩ thôi. Mỗi một thập niên đến với đời tôi lại mang một ý nghĩa khác nhau. Khi 20, là lúc bắt đầu trau dồi những kinh nghiệm điêu luyện, thích đánh những bài "rầm rộ", hào nhoáng vì còn sung sức. Đến năm 30 tuổi là giai đoạn biết "mùi đời" chút chút thì bắt đầu đi dần vào chiều sâu, dù là vẫn còn dò dẫm.
Lúc 20 mình vừa nổi lên, vừa đoạt giải thưởng thì được mọi người vỗ tay, lúc đó thấy nó dễ dàng. Nhưng giữ được điều đó đến tận năm 30 tuổi là cả quá trình khủng hoảng.
Khi khủng hoảng qua rồi, đến năm 30, mình chậm lại, tĩnh lại, làm những việc sâu sắc hơn. Năm 40 tuổi thì sức lực chưa suy sụp nhưng đã phải bắt đầu chọn những hướng khác cho tuổi 50-60.
- Với rất nhiều người, tên tuổi anh gắn liền với hai chữ "thiên tài", anh làm thế nào sống với danh xưng này một cách bình thường?
- Tôi rất sợ những danh xưng "kêu". Nếu ai mà luôn chăm chăm nghĩ mình phải là thế này thế kia thì rất khó làm việc gì. Điều tôi quan tâm ngay từ đầu là trau dồi khả năng chuyên môn chứ không chạy theo danh tước.
Trong nghề nhạc, đến nay, chỉ riêng concour lớn nhỏ có khoảng 600 cuộc thi. Người được giải ra hàng loạt, đâm ra tuổi thọ nghề nghiệp không dài. Mà bao giờ "của" mới, lạ, trẻ chẳng hấp dẫn hơn. Tôi đã giữ vị trí của mình trong 28 năm rồi, tôi nghĩ những bão táp đời tôi cũng qua rồi. Bây giờ tôi nghĩ không có gì có thể lay chuyển được mình nữa. Những ham muốn của tôi bây giờ trong nghệ thuật đã khác xưa.
Chỉ có điều khiến tôi vui là so với những người thành đạt khác ngoài quốc tế, tôi có một thời thơ ấu rất đặc biệt. Không ai có thể nghĩ tôi đã có thể làm được những việc như thế, ngay cả bản thân tôi nhìn lại và không hiểu sao mình có thể làm được.
Tôi có hạnh phúc là được sống trong tình yêu với âm nhạc. Với những bạn bè thân mình có thể chia sẻ được nhiều điều, nhưng thật ra có những điều kín đáo mình không thể nói được với họ, mà chỉ nói, chỉ cởi mở được với âm nhạc.
- Nhận xét và cảm xúc của anh như thế nào khi đọc cuốn hồi ký "Đặng Thái Sơn - người được Chopin chọn" của nhà báo người Nhật Ikuma Yoshiko?
- Tôi chưa đọc hết cuốn sách này vì nó được viết bằng tiếng Nhật. Nó là kết quả của sau nhiều lần bà Ikuma Yoshiko gặp gỡ, trao đổi và theo dõi bước đường hoạt động của tôi.
Khó nói đây là cuốn hồi ký của mình vì không phải tôi viết ra. Và đây là cuốn sách được viết qua lăng kính của một người nước ngoài nhìn về người nghệ sĩ Việt Nam.
Nhạc Chopin nhận được hâm mộ ghê gớm tại Nhật Bản. Vì thế cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, dành cho những người yêu thích âm nhạc ở Nhật. Giải thưởng Chopin là ước mơ từ bao nhiêu đời của người Nhật, mà đến bây giờ họ chưa thực hiện được. Vì thế, người Nhật rất muốn tìm hiểu vì sao một người Á Đông khác, cùng màu da với họ làm được điều đó.
Có thể họ tò mò muốn biết hồi nhỏ tôi học đàn ra làm sao, sinh ra trong một gia đình âm nhạc có phải là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tôi hay không. Sách phát hành để đáp ứng những tò mò tìm hiểu đó.
Tôi cũng mong ngày nào đó có một cuốn sách viết bằng chính tiếng Việt về mình, như vậy nó sẽ đầy đủ hơn. Nhưng hiện nay, với tôi, cuốn sách này đã giúp tôi có sự chuẩn bị quan trọng cho tuổi 50 đầu tiên của mình (cười).
- Trong cuốn sách, anh có đề cập đến việc mở một trường phát triển những tài năng âm nhạc, anh nói gì về ước mơ này?
- Đó là mơ ước rất lớn và cần có sự chuẩn bị cẩn thận, từ từ, một mình tôi không thể làm nhiều việc, cần có sự cộng tác từ nhiều nơi. Tôi đang chuẩn bị cho ước mơ này bằng việc bắt đầu với những việc nhỏ như hỗ trợ các tài năng âm nhạc trẻ với nhiều hình thức khác. Có thể vào mùa thu năm nay, tôi lại quay về nước biểu diễn nhân dịp lập ra một quỹ hỗ trợ cho tài năng trẻ.
Điều lớn nhất mà tôi làm được là về mặt nghệ thuật. Nhưng còn bao nhiêu việc xung quanh cần phải có những mạnh thường quân và nhiều người xắn tay vào giúp. Tôi rất mong được như thế để ước mơ này sẽ sớm thành hiện thực.
Anh Vân thực hiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn


11:36 22 thg 2 2010
Trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, nhạc cổ điển bị lấn át bởi nhiều dòng nhạc khác, anh nghĩ gì về tình trạng này?
- Đây là tình trạng báo động. Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả ở nước ngoài, nhạc cổ điển nếu không có sự hỗ trợ chung hoặc từ quốc gia hoặc là cá nhân, tư nhân nào đó thì cũng không tự sống được.  
Hiện nay, Việt Nam được nhắc trên thế giới rất nhiều về những chuyển biến kinh tế, về những thay đổi ấn tượng... Nhưng điều đáng buồn là sự phát triển về văn hóa nói chung và nhạc cổ điển nói riêng thì còn thê thảm.
Trước kia, nước mình không thể so với những nước Tây Âu và sau này là các nước Á Đông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... thì có thể hiểu được. Nhưng gần đây, có những nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... từ trước đến giờ chúng ta không thể ngờ, và nói thật, đôi khi mình còn nhìn họ với vẻ "coi thường", thì gần đây về dòng nhạc cổ điển họ đã phát triển nhiều. Khoảng 5 năm trở lại, không thể tưởng tượng được là các nước này đã đầu tư ghê gớm như thế nào cho giáo dục nhạc cổ điển.
Không phải là tôi có ý "hăm dọa" gì, nhưng đó là thực tế buồn.
Anh đã đi khắp nơi trên thế giới trình diễn nhạc Chopin và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác. Vậy anh từng trình diễn nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Nam nào?
- Trước khi về nước lần này, tôi tham gia một chương trình từ thiện tại thành phố Olympia, thủ phủ bang Washington, Mỹ. Tôi biểu diễn một tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, dựa trên nền dân ca quan họ Bắc Ninh có tên Người đi đâu. Đó cũng là tác phẩm của một tác giả Việt Nam mà tôi thường trình diễn.
- Trong cuốn "Đặng Thái Sơn - Người được Chopin chọn", tác giả Ikuma Yoshiko viết "Nghệ sĩ dương cầm thể hiện truyền cảm nhất khi đến tuổi 40". Anh nghĩ gì về nhận xét này?
- Tôi nghĩ, nên nói những năm 40 là những năm truyền cảm hứng và chín mùi với người nghệ sĩ thôi. Mỗi một thập niên đến với đời tôi lại mang một ý nghĩa khác nhau. Khi 20, là lúc bắt đầu trau dồi những kinh nghiệm điêu luyện, thích đánh những bài "rầm rộ", hào nhoáng vì còn sung sức. Đến năm 30 tuổi là giai đoạn biết "mùi đời" chút chút thì bắt đầu đi dần vào chiều sâu, dù là vẫn còn dò dẫm.
Lúc 20 mình vừa nổi lên, vừa đoạt giải thưởng thì được mọi người vỗ tay, lúc đó thấy nó dễ dàng. Nhưng giữ được điều đó đến tận năm 30 tuổi là cả quá trình khủng hoảng.
Khi khủng hoảng qua rồi, đến năm 30, mình chậm lại, tĩnh lại, làm những việc sâu sắc hơn. Năm 40 tuổi thì sức lực chưa suy sụp nhưng đã phải bắt đầu chọn những hướng khác cho tuổi 50-60.
- Với rất nhiều người, tên tuổi anh gắn liền với hai chữ "thiên tài", anh làm thế nào sống với danh xưng này một cách bình thường?
- Tôi rất sợ những danh xưng "kêu". Nếu ai mà luôn chăm chăm nghĩ mình phải là thế này thế kia thì rất khó làm việc gì. Điều tôi quan tâm ngay từ đầu là trau dồi khả năng chuyên môn chứ không chạy theo danh tước.
Trong nghề nhạc, đến nay, chỉ riêng concour lớn nhỏ có khoảng 600 cuộc thi. Người được giải ra hàng loạt, đâm ra tuổi thọ nghề nghiệp không dài. Mà bao giờ "của" mới, lạ, trẻ chẳng hấp dẫn hơn. Tôi đã giữ vị trí của mình trong 28 năm rồi, tôi nghĩ những bão táp đời tôi cũng qua rồi. Bây giờ tôi nghĩ không có gì có thể lay chuyển được mình nữa. Những ham muốn của tôi bây giờ trong nghệ thuật đã khác xưa.
Chỉ có điều khiến tôi vui là so với những người thành đạt khác ngoài quốc tế, tôi có một thời thơ ấu rất đặc biệt. Không ai có thể nghĩ tôi đã có thể làm được những việc như thế, ngay cả bản thân tôi nhìn lại và không hiểu sao mình có thể làm được.
Tôi có hạnh phúc là được sống trong tình yêu với âm nhạc. Với những bạn bè thân mình có thể chia sẻ được nhiều điều, nhưng thật ra có những điều kín đáo mình không thể nói được với họ, mà chỉ nói, chỉ cởi mở được với âm nhạc.
- Nhận xét và cảm xúc của anh như thế nào khi đọc cuốn hồi ký "Đặng Thái Sơn - người được Chopin chọn" của nhà báo người Nhật Ikuma Yoshiko?
- Tôi chưa đọc hết cuốn sách này vì nó được viết bằng tiếng Nhật. Nó là kết quả của sau nhiều lần bà Ikuma Yoshiko gặp gỡ, trao đổi và theo dõi bước đường hoạt động của tôi.
Khó nói đây là cuốn hồi ký của mình vì không phải tôi viết ra. Và đây là cuốn sách được viết qua lăng kính của một người nước ngoài nhìn về người nghệ sĩ Việt Nam.
Nhạc Chopin nhận được hâm mộ ghê gớm tại Nhật Bản. Vì thế cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, dành cho những người yêu thích âm nhạc ở Nhật. Giải thưởng Chopin là ước mơ từ bao nhiêu đời của người Nhật, mà đến bây giờ họ chưa thực hiện được. Vì thế, người Nhật rất muốn tìm hiểu vì sao một người Á Đông khác, cùng màu da với họ làm được điều đó.
Có thể họ tò mò muốn biết hồi nhỏ tôi học đàn ra làm sao, sinh ra trong một gia đình âm nhạc có phải là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tôi hay không. Sách phát hành để đáp ứng những tò mò tìm hiểu đó.
Tôi cũng mong ngày nào đó có một cuốn sách viết bằng chính tiếng Việt về mình, như vậy nó sẽ đầy đủ hơn. Nhưng hiện nay, với tôi, cuốn sách này đã giúp tôi có sự chuẩn bị quan trọng cho tuổi 50 đầu tiên của mình (cười).
- Trong cuốn sách, anh có đề cập đến việc mở một trường phát triển những tài năng âm nhạc, anh nói gì về ước mơ này?
- Đó là mơ ước rất lớn và cần có sự chuẩn bị cẩn thận, từ từ, một mình tôi không thể làm nhiều việc, cần có sự cộng tác từ nhiều nơi. Tôi đang chuẩn bị cho ước mơ này bằng việc bắt đầu với những việc nhỏ như hỗ trợ các tài năng âm nhạc trẻ với nhiều hình thức khác. Có thể vào mùa thu năm nay, tôi lại quay về nước biểu diễn nhân dịp lập ra một quỹ hỗ trợ cho tài năng trẻ.
Điều lớn nhất mà tôi làm được là về mặt nghệ thuật. Nhưng còn bao nhiêu việc xung quanh cần phải có những mạnh thường quân và nhiều người xắn tay vào giúp. Tôi rất mong được như thế để ước mơ này sẽ sớm thành hiện thực.
Anh Vân thực hiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét