Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Đặng Thái Sơn - danh cầm cô đơn



“Người không có gia đình như tôi, không phải chịu sức ép nào lên nghệ thuật. Cây đàn trở thành người bạn thân thiết nhất với mình” - nghệ sĩ piano Việt Nam nổi danh trên thế giới tâm sự.
Đặng Thái Sơn mừng vì mình đã 'tĩnh'
Tôi có ước mơ xây một trường học âm nhạc cho trẻ em Việt Nam nhưng rõ ràng là tôi có đánh đến một nghìn buổi cũng không có đủ tiền xây trường. Ai cũng biết một ca sĩ Pop hát một đêm vài triệu nhưng với một nghệ sĩ nhạc cổ điển thì rất khó. Nếu có trường, tôi chỉ đóng góp được về mặt nghệ thuật còn hậu thuẫn đằng sau cho tiền và quản lý là cái mà tôi không thể làm được. Tôi đang tìm những đối tác để thực hiện ước mơ của mình.
"Tôi có ước mơ xây một trường học âm nhạc cho trẻ em Việt Nam, nhưng rõ ràng là tôi có đánh đến một nghìn buổi cũng không có đủ tiền xây trường. Tôi chỉ đóng góp được về mặt nghệ thuật, còn chuyện tài chính và quản lý là cái mà tôi không thể làm được. Tôi đang tìm những đối tác để thực hiện ước mơ của mình".
2010 đánh dấu nhiều cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc Đặng Thái Sơn. Với anh điều này có ý nghĩa thế nào?
- 2010, nếu tính về mặt âm nhạc là năm toàn cầu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin. Cuộc đời tôi gắn liền với nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan và được ưu ái gọi là “Người của Chopin” nên đây là năm rất trọng đại với tôi. Đúng ngày sinh của ông (1/3) sẽ có một cuộc biểu diễn rất lớn ở Ba Lan do ba pianist từng đoạt giải concours Chopin biểu diễn, trong đó có tôi. Điều thú vị là năm 2010, một lần nữa lại có concours mang tên ông vào tháng 10. Concours năm nay có một sự cải cách lớn, giám khảo từ 26 người giảm xuống 12, gồm những người có uy tín về trình diễn Chopin tầm cỡ quốc tế. Tôi may mắn là một trong 12 người đó.
Ở phạm vi Việt Nam, tôi hân hạnh bắt đầu năm đặc biệt này bằng buổi diễn độc tấu ngày 26/1 tại Nhà hát TP HCM. Chương trình có rất nhiều dạng thể khác nhau, từ phổ cập dễ nghe ai cũng biết như Anh hùng, Hát ru đến những bài rất trừu tượng. 10 năm nay tôi không đánh độc tấu ở Sài Gòn, khiến nhiều người “tỵ” rằng tôi ưu ái Hà Nội. Nhân dịp này tôi cũng đưa mẹ về nước, thăm quê ngoại ở TP HCM. Riêng với Hà Nội, để góp phần vào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, tôi có kế hoạch biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đúng ngày mùng 1/10 để mở màn đại lễ. Năm nay, tôi kín lịch đến tháng 12.
Cuộc sống của anh xoay trong guồng quay mê mải của việc lưu diễn, anh cân bằng nó ra sao?
- Hạn chế gặp gỡ. Lúc mình trình diễn đã có sự giao cảm rất lớn với khán giả. Không phải nói chuyện mới là giao tiếp. Khi vào một phòng lớn hàng nghìn người, bao giờ cũng có những luồng giao cảm. Nói về mặt khoa học, mình phóng điện ra thì có lúc cần nạp lại. Sự nạp lại cần yên tĩnh và một mình. Nhiều khi những bạn bè rất gần gũi với tôi trách móc tại sao về không ý ới gặp nhau, nhưng tính tôi thích sự yên tĩnh. Năm nay nhiều sự kiện lớn liên tiếp nên tôi sẽ tập trung vào diễn, sau đó đến đầu 2011, tôi sẽ dành mấy tháng nghỉ hoàn toàn. Lúc đó mình mới có thời gian dành cho bản thân.
Tâm trạng người nghệ sĩ thường xuyên lên xuống, khó có thể cân bằng, phẳng lặng như nước hồ thu. Tôi không cố xây cho mình một bức tường che chắn để bình ổn mà để cảm xúc tự phóng ra. Cái gì đến thì sẽ phải đến thôi.
Tại concours Chopin năm 1980, lần đầu tiên tôi trình diễn chính thức trước công chúng, khi ấy cách đánh của một cậu sinh viên rất tươi mát, có gì đó rất thơ, rất trong trắng của tuổi trẻ. Bây giờ, tính kịch sâu hơn, không còn sự bồng bột của tuổi trẻ. Tất nhiên độ tuổi cao mặt tích cực là ngón nghề được trau chuốt hơn mặt trái là do tự nhiên, chân tay cơ bắp lỏng lẻo ra nhiều, không thể sung sức như tuổi trẻ.
"Tại concours Chopin năm 1980, lần đầu tiên tôi trình diễn chính thức trước công chúng. Khi ấy cách đánh của một cậu sinh viên rất tươi mát, có gì đó rất thơ, rất trong trắng của tuổi trẻ. Độ tuổi cao, mặt tích cực là ngón nghề được trau chuốt hơn, mặt trái là do tự nhiên, chân tay cơ bắp lỏng lẻo ra nhiều, không thể sung sức như tuổi trẻ".
Hạn chế gặp gỡ mọi người lại không có gia đình, anh đối mặt với sự cô đơn thế nào?
- Các nhạc sĩ đã cô đơn nhưng nghệ sĩ dương cầm còn cô đơn hơn. Các nhạc cụ khác ra sân khấu, đều có ít nhất hai người. Chỉ riêng piano thường trình diễn một mình. Đó là đặc trưng riêng của nhạc cụ này. Khi chuẩn bị biểu diễn, những người chơi nhạc cụ khác tập trung với nhau luyện tập, còn người chơi dương cầm lủi thủi một mình trong bốn bức tường. Cây đàn trở thành người bạn trung thành, chia sẻ với mình 100%. Những điều thầm kín không nói được với người thân thiết nhất đều có thể nói với cây đàn.
Sự cô đơn, xét góc độ nào đó mang một ý nghĩa tích cực. Cái quan trọng của người nghệ sĩ là làm sao vừa sức mình, nếu ham hố quá sẽ không thể toàn tâm toàn ý với nghệ thuật. Tôi có sự chọn lọc, thích cái gì mới làm. Người không gia đình như tôi, không phải chịu sức ép nào lên nghệ thuật. Bố mẹ tôi cũng chấp nhận điều này.
Cái tên Đặng Thái Sơn tình cờ trùng với những gì người ta mệnh danh cho anh - quả núi trong âm nhạc Việt. Anh cảm thấy sao khi liên tục phải cố gắng duy trì vị thế của mình?
- Tôi đoạt giải Chopin năm 1980, tính đến nay đã là 30 năm. 30 năm là chặng đường rất dài. Ngày xưa khi học lịch sử, tôi nhớ nhất câu: làm cách mạng giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền càng khó hơn. Lập một thành tích là đáng mừng nhưng nhiều người sau đó khó giữ được vị trí của mình vì hiện nay lĩnh vực nào cũng có sự cạnh tranh rất mạnh. Concours Chopin cứ 5 năm lại có một giải nhất và người ta dễ dàng quên những người cũ. Để khán giả nhớ mình thật không đơn giản.
Nghề của tôi nhiều khi cũng tàn nhẫn. Người nghe đến một phòng biểu diễn chờ được nhận những gì hay nhất, tốt nhất, không cần biết đằng sau sân khấu có những gì xảy ra. Người diễn hôm đó có thể tâm lý không đạt 100% do ốm đau, xáo động về tình cảm nhưng nếu anh không đánh được như mọi lần sẽ mất tiếng ngay. Con người không phải cái máy nên 100 buổi diễn của mình không thể là 100 buổi như ý. Hồi mới vào nghề, hôm nào đàn không tốt, tôi mất ăn mất ngủ. Bây giờ, tôi chấp nhận nó như một quy luật tự nhiên. Nếu do mình lười tập không giữ được phong độ thì mình có lỗi, hãy nên dằn vặt. Khi đã cố hết sức nhưng do nhiều lý do dẫn đến kết quả buổi diễn không như ý thì phải chấp nhận. Mệt mỏi là phần không thể thiếu trong cuộc sống. Người luôn vui vẻ cũng thành buồn tẻ. Đời người không chỉ có mệt mỏi mà cả đau đớn. Cho nên tôi đón nhận mọi sự.
Có lẽ là trong máu rồi. Tôi rời Việt Nam từ năm 19 tuổi. 20 năm đầu đời là quá trình hình thành tính cách con người. Cái tôi hy vọng là hài hòa được cả Đông – Tây trong con người mình. Tôi sống ở nước ngoài nhiều hơn, cái nghề của mình, cái nhạc mình đánh đều phải xác định là của phương Tây.
"Tôi rời Việt Nam từ năm 19 tuổi. 20 năm đầu đời là quá trình hình thành tính cách con người. Cái tôi hy vọng là hài hòa được cả Đông - Tây trong con người mình".
30 năm sau cuộc ghi danh của anh trên đấu trường quốc tế, Nguyễn Việt Trung là người thứ hai của Việt Nam được giới phê bình Ba Lan xem là “thần đồng âm nhạc”. Anh nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
- Gần đây tôi có dịp theo dõi sự phát triển của Trung nhiều. Tôi rất sợ dùng những từ to tát như “thần đồng”. Nhà ai, mẹ thích gọi con là thần đồng cũng được nhưng cuối cùng xã hội sẽ đặt họ ở vị trí đúng với thực lực mỗi người. Nuôi một mầm tài năng phải thật sự tỉnh táo. Ai chẳng thích con mình phát triển nhưng nhiều gia đình Á Đông tôi biết, vì thiếu kinh nghiệm, lăng xê con quá sớm thành ra làm thui chột tài năng của con mà không biết. Trường hợp của Trung rất may mắn vì Trung là em bé ngoan, học hành nghiêm túc và được cha mẹ dành cho những điều kiện tốt. Bố mẹ Trung là người ngoại đạo nên luôn hỏi han những kinh nghiệm chung quanh để giúp Trung phát triển thực thụ. Đây là điều rất tốt. Cách đây vài tháng, tôi có dịp nghe Trung chơi đàn ở Ba Lan và thấy Trung tiến bộ rất nhiều. 12 tuổi trong âm nhạc là còn rất nhỏ, nếu Trung cứ đi đúng đường, tương lai cậu ấy sẽ rất rộng mở.
Anh có thuận lợi hơn Nguyễn Việt Trung ở chỗ sinh ra trong một gia đình nghệ thuật và được mẹ là nghệ sĩ Thái Thị Liênvun đắp tài năng. Mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của anh?
- Tôi may mắn sinh ra trong gia đình âm nhạc và được mẹ cho vào học trong nhạc viện. Thời đó bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy không như bây giờ, các bạn trẻ tùy ý chọn đường đi cho mình. Khi đã vào nhạc viện, đánh hay đánh dở gì ra cũng thành thầy cô hết. Nhiều khi tôi băn khoăn nghĩ, nếu ngày xưa không học đàn thì chẳng biết bây giờ mình làm nghề gì. Thời thơ ấy tôi sống ở nông thôn, giống như cậu bé nhà quê, thích chăn trâu, trồng cấy. Có lẽ không học nhạc, không được mẹ hoạch định tương lai, tôi sẽ chọn một nghề nào đó gần gũi với thiên nhiên. Nghề nông chẳng hạn.
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Ngọc Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Đặng Thái Sơn - danh cầm cô đơn



“Người không có gia đình như tôi, không phải chịu sức ép nào lên nghệ thuật. Cây đàn trở thành người bạn thân thiết nhất với mình” - nghệ sĩ piano Việt Nam nổi danh trên thế giới tâm sự.
Đặng Thái Sơn mừng vì mình đã 'tĩnh'
Tôi có ước mơ xây một trường học âm nhạc cho trẻ em Việt Nam nhưng rõ ràng là tôi có đánh đến một nghìn buổi cũng không có đủ tiền xây trường. Ai cũng biết một ca sĩ Pop hát một đêm vài triệu nhưng với một nghệ sĩ nhạc cổ điển thì rất khó. Nếu có trường, tôi chỉ đóng góp được về mặt nghệ thuật còn hậu thuẫn đằng sau cho tiền và quản lý là cái mà tôi không thể làm được. Tôi đang tìm những đối tác để thực hiện ước mơ của mình.
"Tôi có ước mơ xây một trường học âm nhạc cho trẻ em Việt Nam, nhưng rõ ràng là tôi có đánh đến một nghìn buổi cũng không có đủ tiền xây trường. Tôi chỉ đóng góp được về mặt nghệ thuật, còn chuyện tài chính và quản lý là cái mà tôi không thể làm được. Tôi đang tìm những đối tác để thực hiện ước mơ của mình".
2010 đánh dấu nhiều cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc Đặng Thái Sơn. Với anh điều này có ý nghĩa thế nào?
- 2010, nếu tính về mặt âm nhạc là năm toàn cầu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin. Cuộc đời tôi gắn liền với nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan và được ưu ái gọi là “Người của Chopin” nên đây là năm rất trọng đại với tôi. Đúng ngày sinh của ông (1/3) sẽ có một cuộc biểu diễn rất lớn ở Ba Lan do ba pianist từng đoạt giải concours Chopin biểu diễn, trong đó có tôi. Điều thú vị là năm 2010, một lần nữa lại có concours mang tên ông vào tháng 10. Concours năm nay có một sự cải cách lớn, giám khảo từ 26 người giảm xuống 12, gồm những người có uy tín về trình diễn Chopin tầm cỡ quốc tế. Tôi may mắn là một trong 12 người đó.
Ở phạm vi Việt Nam, tôi hân hạnh bắt đầu năm đặc biệt này bằng buổi diễn độc tấu ngày 26/1 tại Nhà hát TP HCM. Chương trình có rất nhiều dạng thể khác nhau, từ phổ cập dễ nghe ai cũng biết như Anh hùng, Hát ru đến những bài rất trừu tượng. 10 năm nay tôi không đánh độc tấu ở Sài Gòn, khiến nhiều người “tỵ” rằng tôi ưu ái Hà Nội. Nhân dịp này tôi cũng đưa mẹ về nước, thăm quê ngoại ở TP HCM. Riêng với Hà Nội, để góp phần vào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, tôi có kế hoạch biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đúng ngày mùng 1/10 để mở màn đại lễ. Năm nay, tôi kín lịch đến tháng 12.
Cuộc sống của anh xoay trong guồng quay mê mải của việc lưu diễn, anh cân bằng nó ra sao?
- Hạn chế gặp gỡ. Lúc mình trình diễn đã có sự giao cảm rất lớn với khán giả. Không phải nói chuyện mới là giao tiếp. Khi vào một phòng lớn hàng nghìn người, bao giờ cũng có những luồng giao cảm. Nói về mặt khoa học, mình phóng điện ra thì có lúc cần nạp lại. Sự nạp lại cần yên tĩnh và một mình. Nhiều khi những bạn bè rất gần gũi với tôi trách móc tại sao về không ý ới gặp nhau, nhưng tính tôi thích sự yên tĩnh. Năm nay nhiều sự kiện lớn liên tiếp nên tôi sẽ tập trung vào diễn, sau đó đến đầu 2011, tôi sẽ dành mấy tháng nghỉ hoàn toàn. Lúc đó mình mới có thời gian dành cho bản thân.
Tâm trạng người nghệ sĩ thường xuyên lên xuống, khó có thể cân bằng, phẳng lặng như nước hồ thu. Tôi không cố xây cho mình một bức tường che chắn để bình ổn mà để cảm xúc tự phóng ra. Cái gì đến thì sẽ phải đến thôi.
Tại concours Chopin năm 1980, lần đầu tiên tôi trình diễn chính thức trước công chúng, khi ấy cách đánh của một cậu sinh viên rất tươi mát, có gì đó rất thơ, rất trong trắng của tuổi trẻ. Bây giờ, tính kịch sâu hơn, không còn sự bồng bột của tuổi trẻ. Tất nhiên độ tuổi cao mặt tích cực là ngón nghề được trau chuốt hơn mặt trái là do tự nhiên, chân tay cơ bắp lỏng lẻo ra nhiều, không thể sung sức như tuổi trẻ.
"Tại concours Chopin năm 1980, lần đầu tiên tôi trình diễn chính thức trước công chúng. Khi ấy cách đánh của một cậu sinh viên rất tươi mát, có gì đó rất thơ, rất trong trắng của tuổi trẻ. Độ tuổi cao, mặt tích cực là ngón nghề được trau chuốt hơn, mặt trái là do tự nhiên, chân tay cơ bắp lỏng lẻo ra nhiều, không thể sung sức như tuổi trẻ".
Hạn chế gặp gỡ mọi người lại không có gia đình, anh đối mặt với sự cô đơn thế nào?
- Các nhạc sĩ đã cô đơn nhưng nghệ sĩ dương cầm còn cô đơn hơn. Các nhạc cụ khác ra sân khấu, đều có ít nhất hai người. Chỉ riêng piano thường trình diễn một mình. Đó là đặc trưng riêng của nhạc cụ này. Khi chuẩn bị biểu diễn, những người chơi nhạc cụ khác tập trung với nhau luyện tập, còn người chơi dương cầm lủi thủi một mình trong bốn bức tường. Cây đàn trở thành người bạn trung thành, chia sẻ với mình 100%. Những điều thầm kín không nói được với người thân thiết nhất đều có thể nói với cây đàn.
Sự cô đơn, xét góc độ nào đó mang một ý nghĩa tích cực. Cái quan trọng của người nghệ sĩ là làm sao vừa sức mình, nếu ham hố quá sẽ không thể toàn tâm toàn ý với nghệ thuật. Tôi có sự chọn lọc, thích cái gì mới làm. Người không gia đình như tôi, không phải chịu sức ép nào lên nghệ thuật. Bố mẹ tôi cũng chấp nhận điều này.
Cái tên Đặng Thái Sơn tình cờ trùng với những gì người ta mệnh danh cho anh - quả núi trong âm nhạc Việt. Anh cảm thấy sao khi liên tục phải cố gắng duy trì vị thế của mình?
- Tôi đoạt giải Chopin năm 1980, tính đến nay đã là 30 năm. 30 năm là chặng đường rất dài. Ngày xưa khi học lịch sử, tôi nhớ nhất câu: làm cách mạng giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền càng khó hơn. Lập một thành tích là đáng mừng nhưng nhiều người sau đó khó giữ được vị trí của mình vì hiện nay lĩnh vực nào cũng có sự cạnh tranh rất mạnh. Concours Chopin cứ 5 năm lại có một giải nhất và người ta dễ dàng quên những người cũ. Để khán giả nhớ mình thật không đơn giản.
Nghề của tôi nhiều khi cũng tàn nhẫn. Người nghe đến một phòng biểu diễn chờ được nhận những gì hay nhất, tốt nhất, không cần biết đằng sau sân khấu có những gì xảy ra. Người diễn hôm đó có thể tâm lý không đạt 100% do ốm đau, xáo động về tình cảm nhưng nếu anh không đánh được như mọi lần sẽ mất tiếng ngay. Con người không phải cái máy nên 100 buổi diễn của mình không thể là 100 buổi như ý. Hồi mới vào nghề, hôm nào đàn không tốt, tôi mất ăn mất ngủ. Bây giờ, tôi chấp nhận nó như một quy luật tự nhiên. Nếu do mình lười tập không giữ được phong độ thì mình có lỗi, hãy nên dằn vặt. Khi đã cố hết sức nhưng do nhiều lý do dẫn đến kết quả buổi diễn không như ý thì phải chấp nhận. Mệt mỏi là phần không thể thiếu trong cuộc sống. Người luôn vui vẻ cũng thành buồn tẻ. Đời người không chỉ có mệt mỏi mà cả đau đớn. Cho nên tôi đón nhận mọi sự.
Có lẽ là trong máu rồi. Tôi rời Việt Nam từ năm 19 tuổi. 20 năm đầu đời là quá trình hình thành tính cách con người. Cái tôi hy vọng là hài hòa được cả Đông – Tây trong con người mình. Tôi sống ở nước ngoài nhiều hơn, cái nghề của mình, cái nhạc mình đánh đều phải xác định là của phương Tây.
"Tôi rời Việt Nam từ năm 19 tuổi. 20 năm đầu đời là quá trình hình thành tính cách con người. Cái tôi hy vọng là hài hòa được cả Đông - Tây trong con người mình".
30 năm sau cuộc ghi danh của anh trên đấu trường quốc tế, Nguyễn Việt Trung là người thứ hai của Việt Nam được giới phê bình Ba Lan xem là “thần đồng âm nhạc”. Anh nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
- Gần đây tôi có dịp theo dõi sự phát triển của Trung nhiều. Tôi rất sợ dùng những từ to tát như “thần đồng”. Nhà ai, mẹ thích gọi con là thần đồng cũng được nhưng cuối cùng xã hội sẽ đặt họ ở vị trí đúng với thực lực mỗi người. Nuôi một mầm tài năng phải thật sự tỉnh táo. Ai chẳng thích con mình phát triển nhưng nhiều gia đình Á Đông tôi biết, vì thiếu kinh nghiệm, lăng xê con quá sớm thành ra làm thui chột tài năng của con mà không biết. Trường hợp của Trung rất may mắn vì Trung là em bé ngoan, học hành nghiêm túc và được cha mẹ dành cho những điều kiện tốt. Bố mẹ Trung là người ngoại đạo nên luôn hỏi han những kinh nghiệm chung quanh để giúp Trung phát triển thực thụ. Đây là điều rất tốt. Cách đây vài tháng, tôi có dịp nghe Trung chơi đàn ở Ba Lan và thấy Trung tiến bộ rất nhiều. 12 tuổi trong âm nhạc là còn rất nhỏ, nếu Trung cứ đi đúng đường, tương lai cậu ấy sẽ rất rộng mở.
Anh có thuận lợi hơn Nguyễn Việt Trung ở chỗ sinh ra trong một gia đình nghệ thuật và được mẹ là nghệ sĩ Thái Thị Liênvun đắp tài năng. Mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của anh?
- Tôi may mắn sinh ra trong gia đình âm nhạc và được mẹ cho vào học trong nhạc viện. Thời đó bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy không như bây giờ, các bạn trẻ tùy ý chọn đường đi cho mình. Khi đã vào nhạc viện, đánh hay đánh dở gì ra cũng thành thầy cô hết. Nhiều khi tôi băn khoăn nghĩ, nếu ngày xưa không học đàn thì chẳng biết bây giờ mình làm nghề gì. Thời thơ ấy tôi sống ở nông thôn, giống như cậu bé nhà quê, thích chăn trâu, trồng cấy. Có lẽ không học nhạc, không được mẹ hoạch định tương lai, tôi sẽ chọn một nghề nào đó gần gũi với thiên nhiên. Nghề nông chẳng hạn.
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Ngọc Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét