Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Động đất ở thành phố Mito-thông tin từ mạng


(Thông tin từ mạng  )
ĐỘNG ĐẤT
 Vào hồi 14 giờ 59 phút 41 giây (giờ GMT) tức 21 giờ 59 phút 41 giây (giờ Hà Nội) ngày 06 tháng 03 năm 2011 ở khu vực ngoài khơi Phan Rang - Phan Thiết xảy ra một trận động đất có cường độ 4.75 độ Richter tại vị trí 09.46 độ vĩ Bắc, 108.37 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu 10km.
Theo đánh giá trận động đất không gây ra sóng thần và không gây ra thiệt hại.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
  BẢN ĐỒ CHẤN TÂM ĐỘNG ĐẤT   


Nguồn: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Ngày 06 tháng 03 năm 2011
Đăng tin: Nguyễn Thanh Hải
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (Nhật: 東北地方太平洋沖地震 Tōhoku Chihō Taiheiyō-oki Jishin[7]?, nghĩa là "Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Tōhoku") là một trận động đất mạnh 9,0 độ MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Những báo cáo ban đầu cho biết trận động đất mạnh từ 8,9 - 9,1MW.[8][9] Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Oshika, Tōhoku gần Sendai 130 kilômét (81 mi) tại độ sâu 24,4 kilômét (15,2 mi).[10][11] Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7[12] tại miền bắc tỉnh Miyagi,[13] mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō.
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của BắcNam Mỹ.[14][15][16] Cơn sóng cao đến 10 mét (33 ft) này đã tấn công vào Nhật Bản và nhiều nước khác.[17] Tại Nhật, đợt sóng được ghi nhận đã lan sâu đến 10 kilômét (6 mi) vào nội địa.[18]
Theo các nguồn tin mới nhất, đã có 8.450 người thiệt mạng, 2.701 người bị thương và 12.931 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản.[19] Trận động đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ và sụp lở tại nhiều khu vực.
Theo các ghi chép về cường độ tại Sendai, đây là trận động đất mạnh nhất Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng[20][21][22]. Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc MỹThái Bình Dương trong 1.200 năm

  Động đất Nhật được cảnh báo từ năm 1997? Trang Hot-info của Nga cho hay, vào thời điểm năm 1997, trên Tạp chí Các công trình của Câu lạc bộ các giáo sư do UNESCO xuất bản đã có một bài báo đăng công trình nghiên cứu của Nga đưa ra dự báo năm 2011.
Tiến sĩ địa chất Valeri Abramov, giám đốc Phòng thí nghiệm Địa chất học và Vật lý kiến tạo khu vực,Viện Thái Bình Dương, thuộc VHLKH Nga, tác giả của công trình nói trên cho biết, trong nghiên cứu này, ông và các đồng nghiệp đã chỉ ra hàng loạt những vụ va chạm rất mạnh với cường độ 10 đơn vị (độ Richter) hoặc hơn nữa đang xảy ra ở khu vực Kanto của Nhật. Họ cũng dự báo rất đúng là chính vùng này trên đất Nhật sẽ phải chịu những sự phá huỷ vô cùng nặng nề.

Thảm họa động đất ở Nhật đã được cảnh báo từ năm 1997.

Chính lãnh sự quán Nhật tại Vladovostok vào mùa xuân năm 2006 đã hỏi các nhà địa chấn Nga về nghiên cứu của họ và họ đã được cung cấp. Nhưng sau đó phía Nhật Bản có tin vào những kết luận đó và có dùng hay không thì tiến sĩ Abramov không biết.
Ông đã chỉ ra rằng vào năm 2006 tại Nhật đã xảy ra một cuộc động đất mạnh và đó chính là tiền đề của những va chạm lớn hơn nhiều vào năm 2011 này. Vào dịp đó, một lần nữa họ đã báo cho các nhà ngoại giao Nhật Bản.
Аbramov cho rằng nếu tin vào dự báo của Nga về những dự báo nghiêm túc này, chính quyền Nhật Bản có thể đã có thể chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các tổn thất của động đất và sóng thần. Ví dụ nếu như từ đầu năm ngoái họ giảm tải tại nhà máy điện hạt nhân, thì đã có thể tránh được việc các chất phóng xạ thoát ra môi trường hiện nay. Nhưng tiến sĩ Abramov nói, rõ ràng là các nhà khoa học Nhật vẫn không tin vào cảnh báo của đồng nghiệp người Nga và cho rằng một trận động đất mạnh đến như vậy không hề đe doạ Nhật.
Các nhà khoa học Nga đã có thể tính cả ngày xảy ra động đất nhờ vào cơ sở các dữ liệu rất đầy đủ về các va chạm ở một vùng nhất định, trong số đó có trận động đất tàn phá mạnh xảy ra năm 1923. Các trận động đất này xuất hiện có tính chu kỳ của hoạt động địa chấn.
Ngày 11/3, tại Nhật đầu tiên đã xảy ra một trận động đất lên tới 9 độ Richter sau đó là sóng thần với chiều cao ngọn sóng vượt quá 10 mét. Những vụ va chạm dưới mặt đất tiếptục làm rung chuyển đảo quốc này. Các số liệu chính thức về số người chếtvà mất tích lên đến tren 18.000 người. Thảm hoạ càng thêm phức tạp khi Nhà máyđiện hạt nhân Fukushima I mất kiểm soát. Mỗi phút các chuyên gia đều chờ đợi một vụ nổ nào đó diễn ra tại nhà máy, một sự rò rỉ phóng xạ nào đó ra môi trường.          
Tuấn Hà

Động đất tại Nhật, thảm họa tốn kém nhất lịch sử

23/03/2011 07:13
(VTC News) – Với tổng thiệt hại khoảng 235 tỉ USD, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng thế giới, vụ động đất và sóng thần tại Nhật có thể sẽ trở thành thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Hiện còn quá sớm để đưa ra con số thiệt hại cuối cùng của thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật do cuộc khủng hoảng hạt nhân, một trong những hậu quả chính của thảm họa động đất tại đất nước này vẫn chưa thật sự kết thúc.

Vụ động đất và sóng thần ở Nhật có thể sẽ là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử. 

Tuy nhiên, con số ước tính sơ bộ lên tới 235 tỉ USD (tương đương 4% GDP của Nhật) của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đủ để các chuyên gia xếp trận động đất tại Nhật là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Hiện các chuyên gia mới chỉ tính được thiệt hại tại các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp như thương mại, tài chính. Còn những tác động gián tiếp tới các nền kinh tế khác trong và ngoài khu vực hiện vẫn chưa thể tính toán hết bởi việc gián đoạn sản xuất tại nhiều nhà máy trong các ngành mũi nhọn như ô tô, điện tử đã và đang có ảnh hưởng tới toàn thế giới.
Theo thông báo mới nhất từ chính quyền Nhật Bản, số người thiệt mạng trong động đất, sóng thần kinh hoàng ngày 11.3 vừa qua đã lên đến 8.450 người; 12.931 người khác mất tích.
Hãy cùng các chuyên gia điểm qua 10 thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử.
1. Động đất và sóng thần tại Nhật năm 2011
Tổng thiệt hại kinh tế: 235 tỉ USD
Thiệt hại về người: trên 20.000 người chết và mất tích
2. Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008
Tổng thiệt hại kinh tế: 147 tỉ USD.
Thiệt hại về người: 70 nghìn người
3. Đại địa chấn ở Hanshin, Nhật Bản năm 1995
Tổng thiệt hại kinh tế: 144 tỉ USD.
Thiệt hại về người: 6.434 người chết
4. Siêu bão Katrina, Mỹ năm 2005
Tổng thiệt hại kinh tế:: 137 tỉ USD.
Thiệt hại về người: hơn 1.800 người chết
5. Động đất Irpinia ở Italia năm 1980
Tổng thiệt hại kinh tế:: 52 tỉ USD.
Thiệt hại về người: khoảng 3 nghìn người thiệt mạng
6. Động đất Northridge, California, Mỹ năm 1994
Tổng thiệt hại kinh tế: 43 tỉ USD
Thiệt hại về người: 9.000 người bị thương
7. Bão Andrew ở Mỹ năm 1992
Tổng thiệt hại kinh tế: 41 tỷ USD.

8. Lũ lớn trên sông Trường Giang, Trung Quốc năm 1998
Tổng thiệt hại kinh tế: 40 tỷ USD.
Thiệt hại về người: Khoảng 4 nghìn người thiệt mạng

9. Động đất ở Chuetsu, Nhật Bản năm 2004
Tổng thiệt hại kinh tế: 32 tỷ USD.
Thiệt hại về người: 40 người, hơn 3 nghìn người bị thương
10. Bão Ike, Mỹ năm 2008
Tổng thiệt hại kinh tế: 30 tỷ USD.




Cảnh xe cộ bị đất đá chôn vùi sau động đất ở thành phố Mito
(CATP) Một trận động đất lớn nhất trong lịch sử ghi chép 140 năm qua của Nhật Bản xảy ra hôm 11-3-2011 đã gây ra những cơn sóng lừng cao tới 10m đập ầm ầm vào bờ biển phía đông nước này. Sóng thần cuốn đi rất nhiều xe cộ, tàu bè, nhà cửa và người khi nhiều đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Tới 6 giờ 30 chiều, nhà chức trách nói ít nhất 39 người chết. Con số này chắc chắn còn tăng.
Trận động đất mạnh 8,9 độ richter được theo sau bởi ít nhất 19 dư chấn, hầu hết mạnh hơn 6,0 độ richter, có dư chấn mạnh nhất đo được 7,3 độ richter. Hàng chục thành phố và làng mạc dọc dải bờ biển dài 2.100km bị rung lắc bởi những dư chấn mạnh lan tới tận Tokyo, cách tâm chấn hàng trăm kilômét.
Một cảnh báo sóng thần được đưa ra cho toàn bộ khu vực ven Thái Bình Dương, gồm cả những nơi xa tận Nam Mỹ, toàn bộ bờ biển tây nước Mỹ, Canada và Alaska.
Có báo cáo về hỏa hoạn tại một tòa tuabin của nhà máy điện hạt nhân. Thủ tướng Naoto Kan nói trong một cuộc họp báo chiều qua: “Động đất gây thiệt hại rất lớn trong những khu vực rộng ở miền bắc”. Ngay cả đối với một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản, chấn động gây ra nỗi hoảng loạn khắp nơi.
Các tàu đánh cá lớn và nhiều tàu biển khác cưỡi các cơn sóng cao ngất trời tràn vào các thành phố rồi lại bị sóng giật mạnh trở lại. Xe cộ chổng ngược và bị nhận chìm một phần ngổn ngang, lềnh bềnh trên nước. Các cơn sóng đầy bùn cũng tràn vào nông trại gần thành phố Sendai, mang ra biển nhiều tòa nhà, một số bốc cháy. Sân bay Sendai, bắc Tokyo, bị tràn ngập bởi các loại xe và bùn dày khắp các đường băng.
Hiện đang có nhiều lo ngại về sự rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân ở quận Miyagi.
Phát ngôn trưởng chính phủ Nhật Bản, Yukio Edano, cho biết: “Đánh giá ban đầu của chúng tôi cho thấy thiệt hại cực kỳ khổng lồ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Động đất ở thành phố Mito-thông tin từ mạng


(Thông tin từ mạng  )
ĐỘNG ĐẤT
 Vào hồi 14 giờ 59 phút 41 giây (giờ GMT) tức 21 giờ 59 phút 41 giây (giờ Hà Nội) ngày 06 tháng 03 năm 2011 ở khu vực ngoài khơi Phan Rang - Phan Thiết xảy ra một trận động đất có cường độ 4.75 độ Richter tại vị trí 09.46 độ vĩ Bắc, 108.37 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu 10km.
Theo đánh giá trận động đất không gây ra sóng thần và không gây ra thiệt hại.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
  BẢN ĐỒ CHẤN TÂM ĐỘNG ĐẤT   


Nguồn: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Ngày 06 tháng 03 năm 2011
Đăng tin: Nguyễn Thanh Hải
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (Nhật: 東北地方太平洋沖地震 Tōhoku Chihō Taiheiyō-oki Jishin[7]?, nghĩa là "Động đất ngoài khơi Thái Bình Dương vùng Tōhoku") là một trận động đất mạnh 9,0 độ MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Những báo cáo ban đầu cho biết trận động đất mạnh từ 8,9 - 9,1MW.[8][9] Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo Oshika, Tōhoku gần Sendai 130 kilômét (81 mi) tại độ sâu 24,4 kilômét (15,2 mi).[10][11] Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7[12] tại miền bắc tỉnh Miyagi,[13] mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō.
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của BắcNam Mỹ.[14][15][16] Cơn sóng cao đến 10 mét (33 ft) này đã tấn công vào Nhật Bản và nhiều nước khác.[17] Tại Nhật, đợt sóng được ghi nhận đã lan sâu đến 10 kilômét (6 mi) vào nội địa.[18]
Theo các nguồn tin mới nhất, đã có 8.450 người thiệt mạng, 2.701 người bị thương và 12.931 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản.[19] Trận động đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ và sụp lở tại nhiều khu vực.
Theo các ghi chép về cường độ tại Sendai, đây là trận động đất mạnh nhất Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng[20][21][22]. Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc MỹThái Bình Dương trong 1.200 năm

  Động đất Nhật được cảnh báo từ năm 1997? Trang Hot-info của Nga cho hay, vào thời điểm năm 1997, trên Tạp chí Các công trình của Câu lạc bộ các giáo sư do UNESCO xuất bản đã có một bài báo đăng công trình nghiên cứu của Nga đưa ra dự báo năm 2011.
Tiến sĩ địa chất Valeri Abramov, giám đốc Phòng thí nghiệm Địa chất học và Vật lý kiến tạo khu vực,Viện Thái Bình Dương, thuộc VHLKH Nga, tác giả của công trình nói trên cho biết, trong nghiên cứu này, ông và các đồng nghiệp đã chỉ ra hàng loạt những vụ va chạm rất mạnh với cường độ 10 đơn vị (độ Richter) hoặc hơn nữa đang xảy ra ở khu vực Kanto của Nhật. Họ cũng dự báo rất đúng là chính vùng này trên đất Nhật sẽ phải chịu những sự phá huỷ vô cùng nặng nề.

Thảm họa động đất ở Nhật đã được cảnh báo từ năm 1997.

Chính lãnh sự quán Nhật tại Vladovostok vào mùa xuân năm 2006 đã hỏi các nhà địa chấn Nga về nghiên cứu của họ và họ đã được cung cấp. Nhưng sau đó phía Nhật Bản có tin vào những kết luận đó và có dùng hay không thì tiến sĩ Abramov không biết.
Ông đã chỉ ra rằng vào năm 2006 tại Nhật đã xảy ra một cuộc động đất mạnh và đó chính là tiền đề của những va chạm lớn hơn nhiều vào năm 2011 này. Vào dịp đó, một lần nữa họ đã báo cho các nhà ngoại giao Nhật Bản.
Аbramov cho rằng nếu tin vào dự báo của Nga về những dự báo nghiêm túc này, chính quyền Nhật Bản có thể đã có thể chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các tổn thất của động đất và sóng thần. Ví dụ nếu như từ đầu năm ngoái họ giảm tải tại nhà máy điện hạt nhân, thì đã có thể tránh được việc các chất phóng xạ thoát ra môi trường hiện nay. Nhưng tiến sĩ Abramov nói, rõ ràng là các nhà khoa học Nhật vẫn không tin vào cảnh báo của đồng nghiệp người Nga và cho rằng một trận động đất mạnh đến như vậy không hề đe doạ Nhật.
Các nhà khoa học Nga đã có thể tính cả ngày xảy ra động đất nhờ vào cơ sở các dữ liệu rất đầy đủ về các va chạm ở một vùng nhất định, trong số đó có trận động đất tàn phá mạnh xảy ra năm 1923. Các trận động đất này xuất hiện có tính chu kỳ của hoạt động địa chấn.
Ngày 11/3, tại Nhật đầu tiên đã xảy ra một trận động đất lên tới 9 độ Richter sau đó là sóng thần với chiều cao ngọn sóng vượt quá 10 mét. Những vụ va chạm dưới mặt đất tiếptục làm rung chuyển đảo quốc này. Các số liệu chính thức về số người chếtvà mất tích lên đến tren 18.000 người. Thảm hoạ càng thêm phức tạp khi Nhà máyđiện hạt nhân Fukushima I mất kiểm soát. Mỗi phút các chuyên gia đều chờ đợi một vụ nổ nào đó diễn ra tại nhà máy, một sự rò rỉ phóng xạ nào đó ra môi trường.          
Tuấn Hà

Động đất tại Nhật, thảm họa tốn kém nhất lịch sử

23/03/2011 07:13
(VTC News) – Với tổng thiệt hại khoảng 235 tỉ USD, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng thế giới, vụ động đất và sóng thần tại Nhật có thể sẽ trở thành thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Hiện còn quá sớm để đưa ra con số thiệt hại cuối cùng của thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật do cuộc khủng hoảng hạt nhân, một trong những hậu quả chính của thảm họa động đất tại đất nước này vẫn chưa thật sự kết thúc.

Vụ động đất và sóng thần ở Nhật có thể sẽ là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử. 

Tuy nhiên, con số ước tính sơ bộ lên tới 235 tỉ USD (tương đương 4% GDP của Nhật) của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đủ để các chuyên gia xếp trận động đất tại Nhật là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Hiện các chuyên gia mới chỉ tính được thiệt hại tại các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp như thương mại, tài chính. Còn những tác động gián tiếp tới các nền kinh tế khác trong và ngoài khu vực hiện vẫn chưa thể tính toán hết bởi việc gián đoạn sản xuất tại nhiều nhà máy trong các ngành mũi nhọn như ô tô, điện tử đã và đang có ảnh hưởng tới toàn thế giới.
Theo thông báo mới nhất từ chính quyền Nhật Bản, số người thiệt mạng trong động đất, sóng thần kinh hoàng ngày 11.3 vừa qua đã lên đến 8.450 người; 12.931 người khác mất tích.
Hãy cùng các chuyên gia điểm qua 10 thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử.
1. Động đất và sóng thần tại Nhật năm 2011
Tổng thiệt hại kinh tế: 235 tỉ USD
Thiệt hại về người: trên 20.000 người chết và mất tích
2. Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008
Tổng thiệt hại kinh tế: 147 tỉ USD.
Thiệt hại về người: 70 nghìn người
3. Đại địa chấn ở Hanshin, Nhật Bản năm 1995
Tổng thiệt hại kinh tế: 144 tỉ USD.
Thiệt hại về người: 6.434 người chết
4. Siêu bão Katrina, Mỹ năm 2005
Tổng thiệt hại kinh tế:: 137 tỉ USD.
Thiệt hại về người: hơn 1.800 người chết
5. Động đất Irpinia ở Italia năm 1980
Tổng thiệt hại kinh tế:: 52 tỉ USD.
Thiệt hại về người: khoảng 3 nghìn người thiệt mạng
6. Động đất Northridge, California, Mỹ năm 1994
Tổng thiệt hại kinh tế: 43 tỉ USD
Thiệt hại về người: 9.000 người bị thương
7. Bão Andrew ở Mỹ năm 1992
Tổng thiệt hại kinh tế: 41 tỷ USD.

8. Lũ lớn trên sông Trường Giang, Trung Quốc năm 1998
Tổng thiệt hại kinh tế: 40 tỷ USD.
Thiệt hại về người: Khoảng 4 nghìn người thiệt mạng

9. Động đất ở Chuetsu, Nhật Bản năm 2004
Tổng thiệt hại kinh tế: 32 tỷ USD.
Thiệt hại về người: 40 người, hơn 3 nghìn người bị thương
10. Bão Ike, Mỹ năm 2008
Tổng thiệt hại kinh tế: 30 tỷ USD.




Cảnh xe cộ bị đất đá chôn vùi sau động đất ở thành phố Mito
(CATP) Một trận động đất lớn nhất trong lịch sử ghi chép 140 năm qua của Nhật Bản xảy ra hôm 11-3-2011 đã gây ra những cơn sóng lừng cao tới 10m đập ầm ầm vào bờ biển phía đông nước này. Sóng thần cuốn đi rất nhiều xe cộ, tàu bè, nhà cửa và người khi nhiều đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Tới 6 giờ 30 chiều, nhà chức trách nói ít nhất 39 người chết. Con số này chắc chắn còn tăng.
Trận động đất mạnh 8,9 độ richter được theo sau bởi ít nhất 19 dư chấn, hầu hết mạnh hơn 6,0 độ richter, có dư chấn mạnh nhất đo được 7,3 độ richter. Hàng chục thành phố và làng mạc dọc dải bờ biển dài 2.100km bị rung lắc bởi những dư chấn mạnh lan tới tận Tokyo, cách tâm chấn hàng trăm kilômét.
Một cảnh báo sóng thần được đưa ra cho toàn bộ khu vực ven Thái Bình Dương, gồm cả những nơi xa tận Nam Mỹ, toàn bộ bờ biển tây nước Mỹ, Canada và Alaska.
Có báo cáo về hỏa hoạn tại một tòa tuabin của nhà máy điện hạt nhân. Thủ tướng Naoto Kan nói trong một cuộc họp báo chiều qua: “Động đất gây thiệt hại rất lớn trong những khu vực rộng ở miền bắc”. Ngay cả đối với một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản, chấn động gây ra nỗi hoảng loạn khắp nơi.
Các tàu đánh cá lớn và nhiều tàu biển khác cưỡi các cơn sóng cao ngất trời tràn vào các thành phố rồi lại bị sóng giật mạnh trở lại. Xe cộ chổng ngược và bị nhận chìm một phần ngổn ngang, lềnh bềnh trên nước. Các cơn sóng đầy bùn cũng tràn vào nông trại gần thành phố Sendai, mang ra biển nhiều tòa nhà, một số bốc cháy. Sân bay Sendai, bắc Tokyo, bị tràn ngập bởi các loại xe và bùn dày khắp các đường băng.
Hiện đang có nhiều lo ngại về sự rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân ở quận Miyagi.
Phát ngôn trưởng chính phủ Nhật Bản, Yukio Edano, cho biết: “Đánh giá ban đầu của chúng tôi cho thấy thiệt hại cực kỳ khổng lồ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét