Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Ông lái đò



11:30 7 thg 12 2012



Ông lái đò
Nhạc sĩ Hiếu Nghĩa
(sáng tác cuối thập niên 40)
Chậm, kể lể
  [2/4 Dm] 
Nhạc sĩ Hiếu Nghĩa đã ghi tặng ông lái đò tên là T.H
và những con đò khác đưa khách sang sông trong mùa chinh chiến.

Ông lái đò 


Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu…

Tôi nhớ lúc nhỏ khi nghe bài Ông lái đò ,các ca sĩ thường ngâm bài thơ Bến My Lăng của Nhà thơ Yến Lan .

Đan xen giữa nhạc và thơ, bài hát mang  âm điệu du dương nhắc  ta nhớ nhung ,tiếc nuối ,một thời đã qua rất xa  ....
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
  Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
  Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
  Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng".



Bến My Lăng
Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.
Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.
Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng.
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Ông lái đò



11:30 7 thg 12 2012



Ông lái đò
Nhạc sĩ Hiếu Nghĩa
(sáng tác cuối thập niên 40)
Chậm, kể lể
  [2/4 Dm] 
Nhạc sĩ Hiếu Nghĩa đã ghi tặng ông lái đò tên là T.H
và những con đò khác đưa khách sang sông trong mùa chinh chiến.

Ông lái đò 


Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu…

Tôi nhớ lúc nhỏ khi nghe bài Ông lái đò ,các ca sĩ thường ngâm bài thơ Bến My Lăng của Nhà thơ Yến Lan .

Đan xen giữa nhạc và thơ, bài hát mang  âm điệu du dương nhắc  ta nhớ nhung ,tiếc nuối ,một thời đã qua rất xa  ....
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
  Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
  Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
  Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng".



Bến My Lăng
Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.
Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.
Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng.
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét