Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về Ngày Lễ Giáng sinh (Sưu tầm)



23:18 26 thg 11 2012
Nguồn gốc ngày lễ Giáng Sinh xuất phát từ Kinh Thánh không phải là 
những dữ kiện lịch sử có ngày tháng năm ấn định.  
Tin Mừng Thánh Luca đã tường thuật việc “sứ thần Chúa” hiện ra với “những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật”; đang khi “họ kinh khiếp hãi hùng” thì thiên thần báo tin về Đấng Cứu Độ sinh ra với dấu chỉ để nhận biết Người: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành của Đa-vít. Người là Chúa Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2: 8-12)


Tin Mừng theo Thánh Matthêu ghi rằng: “Chúa Giêsu ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì” (Mt 2,1).
Điều đó đem đến cho chúng ta hiểu rằng: ngày 25 tháng 12 là Giáng Sinh của Chúa Giêsu hay Chúa Giêsu xuống thế làm người, nhưng giáng sinh không theo nghĩa người đời mà đặt trong những chiều kích thiêng liêng. 
Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern, Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Giáo Hội sơ khai vào thế kỷ 1, 2, không cử hành lễ mừng ngày Chúa Giáng Sinh. Theo Giáo sử ghi lại, các nghi lễ đầu tiên về Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng trong các Giáo Hội Đông Phương. Đến thế kỷ thứ 3 mới có lễ mừng Chúa Giêsu ra đời để thay thế lễ Thần Saturnalia vào 25 tháng 12.
Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist đã chọn ngày 25 tháng12 là ngày Chúa Giáng Sinh và qua các mùa Vọng. Giáo Hội thiết lập Lễ Giáng Sinh để thay thế lễ nghi của người ngoại giáo thời xưa với Lễ Đông Chí khoảng 25 tháng 12, khi ngày và đêm dài bằng nhau; từ đó dần dần ngày dài thêm ra, với ánh Mặt Trời chiếu sáng vượt thắng tối tăm và sức nóng xóa tan không khí lạnh lẽo của Mùa Đông. Tại Phương Đông, có tục thờ bụt Mithra là vị thần ánh sáng, theo Niên Lịch Jules César, ngày lễ vào 25 tháng 12 là sinh nhật Thần Mặt Trời được nhân dân đón mừng với niềm hân hoan có ánh sáng và sức nóng cần cho sự sống, giúp cho đất đai phì nhiêu để gieo vãi, từ đó có hoa màu để sinh sống. Điều đó thể hiện một sự mặc khải huyền diệu về chính Chúa Giêsu là ánh sáng và sự sống.
Vào năm 330, hoàng đế Constantino đã ban sắc chỉ và chính thức thay lễ thờ Thần Mặt Trời 25 tháng 12 bằng Đại lễ mừng kính Chúa Giêsu Giáng Sinh.  
Đến thế kỷ thứ 5 mới có Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh và  Đức Giáo hoàng Sistô III đã cử hành Lễ Giáng Sinh đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12.
 Dần dần  nghi thức của ngày  lễ mừng Chúa Giáng Sinh gồm: Lễ Vọng vào đêm 24-12 có những lễ nghi mừng Chúa Giêsu sinh ra, nhất là Thánh Lễ nửa đêm với nghi thức phụng vụ phổ biến khắp nơi, theo tinh thần đạo đức hân hoan “nửa đêm mừng Chúa ra đời”;  Lễ Chính Ngày vào 25-12 với thánh lễ đặc biệt mà các Linh mục gọi là Thánh Lễ Đức Kitô hay “Christ-mass”, về sau đọc thành Christmas.

Đến thế kỷ 12, Lễ Giáng Sinh trở thành đại lễ trong Giáo Hội Tây Phương, và phần lớn các Giáo Hội Kitô đều mừng Lễ Giáng Sinh ngày 25-12.

Vào ngày lễ Giáng Sinh, trong các nhà thờ Công giáo nào cũng có “máng cỏ” và khắp mọi nơi, khi trang hoàng Giáng Sinh cũng có máng cỏ, với hài nhi Giêsu, bà Maria, ông Giuse, có chiên, bò, lừa, thở hơi cho ấm con trẻ và có vài ba mục đồng ngắm nhìn hài nhi.
Năm 1223 tại thành Greccio nước Ý, Thánh Phanxicô Assisi đã thực hiện mô hình đầu tiên với máng cỏ sống động diễn tả về sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh. Ngoài các mục đồng, chứng nhân còn có ba nhà đạo sĩ gọi là Ba Vua từ Phương Đông đến tìm Người, theo truyền thống thì đó là Melchior, Gaspard và Balthazar.. Nhờ có ngôi sao lạ dẫn đường ba vị đến nơi thì thấy “Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria” (Mt 2, 11).
Ðêm 24 tháng 12, nơi các thánh đường và cả nơi các cộng đoàn hay gia đình đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa

10 sự kiện lịch sử đặc biệt xảy ra ngày Giáng sinh (25/12)
Giáng sinh đầu tiên (25/12/336)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về Ngày Lễ Giáng sinh (Sưu tầm)



23:18 26 thg 11 2012
Nguồn gốc ngày lễ Giáng Sinh xuất phát từ Kinh Thánh không phải là 
những dữ kiện lịch sử có ngày tháng năm ấn định.  
Tin Mừng Thánh Luca đã tường thuật việc “sứ thần Chúa” hiện ra với “những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật”; đang khi “họ kinh khiếp hãi hùng” thì thiên thần báo tin về Đấng Cứu Độ sinh ra với dấu chỉ để nhận biết Người: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành của Đa-vít. Người là Chúa Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2: 8-12)


Tin Mừng theo Thánh Matthêu ghi rằng: “Chúa Giêsu ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì” (Mt 2,1).
Điều đó đem đến cho chúng ta hiểu rằng: ngày 25 tháng 12 là Giáng Sinh của Chúa Giêsu hay Chúa Giêsu xuống thế làm người, nhưng giáng sinh không theo nghĩa người đời mà đặt trong những chiều kích thiêng liêng. 
Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern, Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Giáo Hội sơ khai vào thế kỷ 1, 2, không cử hành lễ mừng ngày Chúa Giáng Sinh. Theo Giáo sử ghi lại, các nghi lễ đầu tiên về Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng trong các Giáo Hội Đông Phương. Đến thế kỷ thứ 3 mới có lễ mừng Chúa Giêsu ra đời để thay thế lễ Thần Saturnalia vào 25 tháng 12.
Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist đã chọn ngày 25 tháng12 là ngày Chúa Giáng Sinh và qua các mùa Vọng. Giáo Hội thiết lập Lễ Giáng Sinh để thay thế lễ nghi của người ngoại giáo thời xưa với Lễ Đông Chí khoảng 25 tháng 12, khi ngày và đêm dài bằng nhau; từ đó dần dần ngày dài thêm ra, với ánh Mặt Trời chiếu sáng vượt thắng tối tăm và sức nóng xóa tan không khí lạnh lẽo của Mùa Đông. Tại Phương Đông, có tục thờ bụt Mithra là vị thần ánh sáng, theo Niên Lịch Jules César, ngày lễ vào 25 tháng 12 là sinh nhật Thần Mặt Trời được nhân dân đón mừng với niềm hân hoan có ánh sáng và sức nóng cần cho sự sống, giúp cho đất đai phì nhiêu để gieo vãi, từ đó có hoa màu để sinh sống. Điều đó thể hiện một sự mặc khải huyền diệu về chính Chúa Giêsu là ánh sáng và sự sống.
Vào năm 330, hoàng đế Constantino đã ban sắc chỉ và chính thức thay lễ thờ Thần Mặt Trời 25 tháng 12 bằng Đại lễ mừng kính Chúa Giêsu Giáng Sinh.  
Đến thế kỷ thứ 5 mới có Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh và  Đức Giáo hoàng Sistô III đã cử hành Lễ Giáng Sinh đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12.
 Dần dần  nghi thức của ngày  lễ mừng Chúa Giáng Sinh gồm: Lễ Vọng vào đêm 24-12 có những lễ nghi mừng Chúa Giêsu sinh ra, nhất là Thánh Lễ nửa đêm với nghi thức phụng vụ phổ biến khắp nơi, theo tinh thần đạo đức hân hoan “nửa đêm mừng Chúa ra đời”;  Lễ Chính Ngày vào 25-12 với thánh lễ đặc biệt mà các Linh mục gọi là Thánh Lễ Đức Kitô hay “Christ-mass”, về sau đọc thành Christmas.

Đến thế kỷ 12, Lễ Giáng Sinh trở thành đại lễ trong Giáo Hội Tây Phương, và phần lớn các Giáo Hội Kitô đều mừng Lễ Giáng Sinh ngày 25-12.

Vào ngày lễ Giáng Sinh, trong các nhà thờ Công giáo nào cũng có “máng cỏ” và khắp mọi nơi, khi trang hoàng Giáng Sinh cũng có máng cỏ, với hài nhi Giêsu, bà Maria, ông Giuse, có chiên, bò, lừa, thở hơi cho ấm con trẻ và có vài ba mục đồng ngắm nhìn hài nhi.
Năm 1223 tại thành Greccio nước Ý, Thánh Phanxicô Assisi đã thực hiện mô hình đầu tiên với máng cỏ sống động diễn tả về sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh. Ngoài các mục đồng, chứng nhân còn có ba nhà đạo sĩ gọi là Ba Vua từ Phương Đông đến tìm Người, theo truyền thống thì đó là Melchior, Gaspard và Balthazar.. Nhờ có ngôi sao lạ dẫn đường ba vị đến nơi thì thấy “Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria” (Mt 2, 11).
Ðêm 24 tháng 12, nơi các thánh đường và cả nơi các cộng đoàn hay gia đình đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa

10 sự kiện lịch sử đặc biệt xảy ra ngày Giáng sinh (25/12)
Giáng sinh đầu tiên (25/12/336)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét