Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tết Trung Thu của người Hàn


02:26 30 thg 9 2012
Tác giả :Cát Tường (Báo Dân Trí)
Tết Chuseok - nét văn hóa độc đáo của người Hàn
Giống như Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác, người Hàn Quốc cũng tổ chức Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 hàng năm với tên gọi là lễ Chusoek (추석) hay "Lễ hội ngày mùa". Lễ Chusoek là dịp gia đình đoàn viên quây quần bên mâm cỗ, cùng dâng lên ông bà tổ tiên những món ngon và cũng để cầu mong cho mùa màng thêm bội thu, cuộc sống thêm ấm no, đủ đầy.
Vào những ngày này, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ (nghi thức Beolcho và Seongmyo, gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh Minh của người Việt Nam). Sau khi vệ sinh phần mộ xong, một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
 
Đại gia đình người Hàn Quốc cùng đi tảo mộ vào dịp lễ Chuseok
Đại gia đình người Hàn Quốc cùng đi tảo mộ vào dịp lễ Chuseok
Đa dạng văn hóa ẩm thực ngày lễ Chuseok
Vào lễ Chuseok, cả gia đình sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm với món ăn chủ đạo là Mebap (cơm gạo mới vừa thu hoạch). Sau khi cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để "hưởng lộc" của tổ tiên ban cho. Một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực nói chung cũng như văn hóa tế lễ nói riêng ở Hàn Quốc đó là các món ăn được bày trong các đĩa nhỏ, gọi là Banchan. Cũng giống như Việt Nam, vào những ngày lễ như thế này, người phụ nữ trong gia đình luôn là người bận rộn và vất vả nhất để chuẩn bị đồ cúng và các món ăn cho các thành viên khác trong gia đình.
Mâm cỗ ngày lễ Chuseok với các “mỹ thực” được trình bày trang nhã và đẹp mắt
Mâm cỗ ngày lễ Chuseok với các “mỹ thực” được trình bày trang nhã và đẹp mắt
Các món ăn tiêu biểu ngày Chuseok có thể kể đến như
Songpyeon: món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, gạo không dính, có nhân là vừng, đậu, đậu đỏ. Nếu như bánh Trung Thu ở Việt Nam được làm theo hình tròn hoặc hình vuông (tượng trưng cho trời đất) thì bánh Songpyeon được nặn thành hình bán nguyệt. Sau khi nặn xong, bánh sẽ được cho vào chõ hấp, bên dưới có lót lớp lá thông để tạo cho bánh có hương vị thanh khiết.
Khi làm bánh này, phụ nữ Hàn Quốc đặt hết tâm huyết để làm ra những chiếc bánh có hình dạng xinh xắn, bởi theo phong tục Hàn Quốc, những người phụ nữ nặn được những chiếc bánh đẹp thì sẽ cưới được người chồng tài giỏi, còn với  phụ nữ  đã có gia đình thì sẽ sinh được những người con xinh xắn.
Món bánh Songpyon hình bán nguyệt được nặn từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ
Món bánh Songpyon hình bán nguyệt được nặn từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ
Toranguk - Canh khoai sọ: Khoai sọ, tiếng Hán còn được gọi là Thổ noãn - nghĩa là trứng dưới lòng đất. Vì khoai sọ chứa nhiều tinh bột và có nhớt nên khi chế biến, nhất thiết phải luộc qua nước muối hoặc nước vo gạo. Canh khoai sọ thường được ninh cùng với ức bò hoặc gân bò và được coi là món canh bổ dưỡng, thanh đạm rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu.
Chuseok còn được gọi là ngày tết của các loại bánh. Tuy mỗi địa phương đều có những phương thức và nguyên liệu làm bánh khác nhau nhưng tất thảy đều sử dụng những ngũ cốc tươi mới được thu hoạch để tạ ơn đất trời, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu.
Món canh “thổ noãn”là món ăn thời trân vào mùa thu của người Hàn Quốc
Món canh “thổ noãn”là món ăn thời trân vào mùa thu của người Hàn Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tết Trung Thu của người Hàn


02:26 30 thg 9 2012
Tác giả :Cát Tường (Báo Dân Trí)
Tết Chuseok - nét văn hóa độc đáo của người Hàn
Giống như Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác, người Hàn Quốc cũng tổ chức Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 hàng năm với tên gọi là lễ Chusoek (추석) hay "Lễ hội ngày mùa". Lễ Chusoek là dịp gia đình đoàn viên quây quần bên mâm cỗ, cùng dâng lên ông bà tổ tiên những món ngon và cũng để cầu mong cho mùa màng thêm bội thu, cuộc sống thêm ấm no, đủ đầy.
Vào những ngày này, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ (nghi thức Beolcho và Seongmyo, gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh Minh của người Việt Nam). Sau khi vệ sinh phần mộ xong, một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
 
Đại gia đình người Hàn Quốc cùng đi tảo mộ vào dịp lễ Chuseok
Đại gia đình người Hàn Quốc cùng đi tảo mộ vào dịp lễ Chuseok
Đa dạng văn hóa ẩm thực ngày lễ Chuseok
Vào lễ Chuseok, cả gia đình sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm với món ăn chủ đạo là Mebap (cơm gạo mới vừa thu hoạch). Sau khi cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để "hưởng lộc" của tổ tiên ban cho. Một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực nói chung cũng như văn hóa tế lễ nói riêng ở Hàn Quốc đó là các món ăn được bày trong các đĩa nhỏ, gọi là Banchan. Cũng giống như Việt Nam, vào những ngày lễ như thế này, người phụ nữ trong gia đình luôn là người bận rộn và vất vả nhất để chuẩn bị đồ cúng và các món ăn cho các thành viên khác trong gia đình.
Mâm cỗ ngày lễ Chuseok với các “mỹ thực” được trình bày trang nhã và đẹp mắt
Mâm cỗ ngày lễ Chuseok với các “mỹ thực” được trình bày trang nhã và đẹp mắt
Các món ăn tiêu biểu ngày Chuseok có thể kể đến như
Songpyeon: món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, gạo không dính, có nhân là vừng, đậu, đậu đỏ. Nếu như bánh Trung Thu ở Việt Nam được làm theo hình tròn hoặc hình vuông (tượng trưng cho trời đất) thì bánh Songpyeon được nặn thành hình bán nguyệt. Sau khi nặn xong, bánh sẽ được cho vào chõ hấp, bên dưới có lót lớp lá thông để tạo cho bánh có hương vị thanh khiết.
Khi làm bánh này, phụ nữ Hàn Quốc đặt hết tâm huyết để làm ra những chiếc bánh có hình dạng xinh xắn, bởi theo phong tục Hàn Quốc, những người phụ nữ nặn được những chiếc bánh đẹp thì sẽ cưới được người chồng tài giỏi, còn với  phụ nữ  đã có gia đình thì sẽ sinh được những người con xinh xắn.
Món bánh Songpyon hình bán nguyệt được nặn từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ
Món bánh Songpyon hình bán nguyệt được nặn từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ
Toranguk - Canh khoai sọ: Khoai sọ, tiếng Hán còn được gọi là Thổ noãn - nghĩa là trứng dưới lòng đất. Vì khoai sọ chứa nhiều tinh bột và có nhớt nên khi chế biến, nhất thiết phải luộc qua nước muối hoặc nước vo gạo. Canh khoai sọ thường được ninh cùng với ức bò hoặc gân bò và được coi là món canh bổ dưỡng, thanh đạm rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu.
Chuseok còn được gọi là ngày tết của các loại bánh. Tuy mỗi địa phương đều có những phương thức và nguyên liệu làm bánh khác nhau nhưng tất thảy đều sử dụng những ngũ cốc tươi mới được thu hoạch để tạ ơn đất trời, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu.
Món canh “thổ noãn”là món ăn thời trân vào mùa thu của người Hàn Quốc
Món canh “thổ noãn”là món ăn thời trân vào mùa thu của người Hàn Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét