Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Nghê Thường (Bích Khê) - Vũ khúc của thanh âm


23:18 27 thg 9 2012
Trong lời tựa tập thơTinh huyết  Hàn Mặc Tửđã nhận định“Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào sự thực thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu”. Hồn thơ độc đáo ấy đã mang đến những vần điệu mới lạ và biến ảo khôn lường. Thử mở lòng thấu nhận những câu chữ Nghê thường, thử hòa mình vào vũ khúc của những thanh âm, chúng ta sẽ hiểu lẽ vì sao Tử lại viết về Bích Khê như thế.
          Ta đã từng nghe đến tích “Nghê thường vũ y khúc” – (vua Đường Minh Hoàng bên Trung Quốc nhân đêm trung thu được một đạo sĩ đưa lên chơi cung trăng, thấy các tiên nự xiêm y lộng lẫy, múa hát duyên dáng; khi về cõi trần nhà vua mới phỏng theo điệu nhạc của các tiên nữ rồi sáng tác ra điệu múa “Nghê thường vũ y khúc” cho cung nữ múa hát)- thì nay đến với thơ Bích Khê, ta lại thêm  khắc khoải lòng với điệu vũ của ngôn từ, của thanh âm và xúc cảm. Đi trọn bài thơ, người đọc ắt hẳn sẽ cảm thấy chênh vênh, mơ hồ giữa hai bờ: vực nhạc và vực ý. Song, khoan hãy phân phân, hãy cứ thả hồn theo những nhịp bước, theo những điệu trôi của chữ, những điệu chuyển của thanh âm.

    Đến với bài thơ đồng nghĩa với việc người đọc đang thưởng lãm một cảnh tượng đầy chất thơ và chất mơ. Còn có cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh Thi sĩ cùng Nàng Thơ lên cung Quảng thăm Hằng Nga giữa một không gian lung linh huyền ảo, được vung tẩy bằng những câu thơ toàn vần bằng độc đáo:
Ô trời hôm nay sao mà xanh !
Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,
Nhung mây tê ngời sao kim cương,
Dạ lan tê ngời say men hương;
“Phải chăng ta nhận thấy sóng âm thanh xao gợn, nổi trôi lên xuống như muôn hoa gió lùa”.(Hàn Mặc Tử) Phải chăng là như thế, phải chăng chúng ta đang bước vào một không gian tràn sóng nhạc, sóng trăng? Vâng, có những xao gợn, những nổi trôi đấy nhưng nó lại dịu nhẹ thanh thoát như hoa thoảng gió lùa!
Có một nỗi ngạc nhiên đến vô cùng, ngạc nhiên đến độ không còn khoảnh khắc nào đắn đo, phải khẳng định ngay cái phông nền trước mắt: Ô trời hôm nay sao mà xanh! Sau phút giây ấy, con mắt thơ bắt đầu chuyến phiêu du với những hoài nghi chất chứa.
Lầu ai ánh gì như lưu ly?
Nụ cười ai trắng như hoa lê?
Thủy tinh ai để lòng gương hồ?
Không gian xa cừ hay san hô?
Những câu thơ trên đã cuốn ta vào hành trình khám phá cùng với thi sĩ. Những vần thơ đượm màu tượng trưng, thể hiện sự cách tân với những từ ngữ cùng bút pháp đảo trật tự đặc sắc trên phông nền là những hình ảnh quen thuộc, đã phác họa nên một không gian sáng rỡ. Dẫu có tồn tại trong thế giới mộng ảo thì không gian ấy vẫn cứ lung linh, chói lòa tựa hồ như một sân khấu sang trọng- dành riêng cho những điệu vũ ngôn từ tự do bung phá, tự do thể hiện. Nhà thơ đã khéo léo sắp đặt những từ ngữ thuộc gam màu sáng đi cạnh nhau: xanh, ngọc, vàng, kim cương, lưu ly, thủy tinh, xà cừ…Cùng với những vần bằng nối đuôi nhau thỉnh thoảng điểm xuyết một vài thanh trắc, những câu thơ cứ thế hiện lên không ồn ào, không mãnh liệt nhưng cũng đủ sức làm mê đắm tâm hồn người đón nhận. Nhà thơ giống như người biên đạo múa tài hoa, điều khiển câu chữ trong những điệu chuyển thướt tha, ấn tượng, trong điệu vũ ngôn từ, trong ta lại sống dậy cảm giác xa xôi, xưa cũ với dáng ngọc ngà của tiên nữ vờn quanh. Xưa nay tụ hội, truyền thống và mới lạ cùng sum họp trong một hồn thơ. Không cái nào lấn át cái nào, nó hòa hợp như chính sự phối hợp nhịp nhàng của Vũ y khúc nghê thường vậy! Càng đọc càng cảm thấy ta như được thoát tục, để phiêu bồng trong cõi mơ vô hạn của Thi nhân:
Đêm ôm hồn tôi chơi phiêu diêu
Bắt gặp nàng thơ diện yêu kiều;
Man mác cho nên nhớ chị Hằng:
Hai tôi nhịp nhàng lên cung trăng...
Là ngọc thạch hay trân châu ?
Mã não hay là hổ phách đây ?
- Cung thiềm vắt vẻo cài lên mây,
Tiên nữ ra chào, tình ngây ngây...
Nếu như ở những phút giây đầu, thi sĩ đắm ngập trong cảm giác tê ngời- một xúc cảm khó lý giải thành lời, một sự hòa trộn giữa bất ngờ, rúng động, hứng khởi…thì đến lúc này người thơ lại “ngây ngây” trước vẻ dịu dàng, yêu kiều, mỏng mảnh của bao nàng tiên nữ. Chúng ta hãy để ý, thi sĩ sử dụng “hai tôi”, “chúng tôi” thay vì “tôi” để làm chủ thể cho hành động tìm lên cung trăng. Cách gọi ấy xuất hiện sau khi bắt gặp “nàng thơ” và nhung ngớ chị Hằng. Thi nhân không hề đơn lẻ, người đã dạo bước cùng với “bóng hồng trăm năm”, cùng với những vần thơ chất ngất nhạc, chất ngất men say của mình. Thơ là tiếng lòng và tiếng lòng ấy chứa chan nhạc tính. Nhà thơ đã gieo vần từng cặp một, phải chăng ông muốn mọi sự vật đều phải có đôi, dù mộng, dù thực thì mọi thứ cũng phải vẹn tròn:
Nầy! muôn ngọc nữ ngớp y thường
Tóc quyện bay mùi tô hợp hương –
Uốn mình say lượn sóng xiêm nghê;
Khúc Phụng cầu hoàng sôi đê mê...
Diễm lệ, Hằng Nga bước xuống đền:
Điệu ca thần diệu vẳng đưa lên...
- Chúng tôi lạc giữa mộng như ngà
Ngỡ vướng vào muôn tơ lụa sa...
Những câu thơ cứ thế hiện hữu, hiện hữu nhẹ nhàng thôi nhưng lại đầy ám ảnh. Câu chữ cũng “uốn”, “lượn” cùng khúc nghê thường, lòng người “say”, “lạc” “vướng” vào điệu ca thần diệu, vào cõi mộng êm đềm không bám bụi lợi danh. Nếu bắt kịp được sắc thái, cung điệu cảm xúc ấy, chúng ta sẽ hiểu rằng chẳng phải vô cớ mà Bích Khê lại họa lại hình ảnh nữ sĩ Hồ Xuân Hương và hình ảnh Xuân ấy hiện lên thật là đẹp, thật tràn đầy sức sống:
Hai tôi vừa ghé bến sông Ngân:
Ô! nàng Xuân Hương ngực để trần
Ngâm bài "Vấn nguyệt" tiếng trong ngần
Nhìn xuống nhân gian cười như điên.

  
    Thơ Hồ Xuân Hương đã khắc chạm dấu ấn khó phai trong lòng người đọc bởi sự ngạo đời mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần nữ tính. Đó là những vần thơ rất người rất đời. Có lẽ trong khung cảnh hư thực đan xen này, Bích Khê muốn tìm sự đồng điệu với một hồn thơ, một nàng thơ mà thi nhân ưu ái. Người- thơ- trăng, bộ ba vững chãi đủ để tâm hồn lãng du đi đến cuối con đường, đủ để ta bắt gặp nỗi khát khao được vượt thoát ra khỏi không gian bó buộc của thế nhân bộn bề:
Nhìn xuống nhân gian cười như điên…Một kết thúc khuấy động trí nghĩ người đọc, một dư vị vừa ngạo nghễ nhưng cũng vương chát đắng. Bất chợt nhớ đến tâm trạng của Tản Đà:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em đây chán nửa rồi

 Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười…
(Muốn làm thằng Cuội)
Khi giới thiệu Bích Khê trên cuốn Thi nhân Việt NamHoài Thanh đã thú nhận: “Tôi thấy trong đó những câu thơ thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa...Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc…” Hình như ai cũng có cảm giác ấy khi đọc thơ ông. Cố gắng lần tìm, cố gắng tập trung nhưng rồi chúng ta lại bị cuốn vào hốc xoáy của mộng ảo, của huyền diệu, của những nhịp điệu mê mải, say sưa.
Hàn Mặc Tử gọi thơ Bích Khê là một "đóa hoa thần dị”. Và lẽ tất nhiên, muốn bình giá, "phân chất” ngọn ngành "đóa hoa thần dị” đó quả là không hề dễ dàng. Thôi thì ta cứ say với vũ khúc của thanh âm, mê một khoảnh khắc với bến bờ mộng ảo, tạm quên đi những trắc trở cuộc đời cùng người thi sĩ  người có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...(Từ điển bách khoa Việt Nam).


[1] Tinh huyết là tập thơ của Bích Khê, ra đời 1939, được Hàn Mặc Tử viết lời tựa.

Bài viết không rõ tác giả chỉ thấy ghi chú : -Ha3t-
Trích từ trang sáng tác của  YuMe.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Nghê Thường (Bích Khê) - Vũ khúc của thanh âm


23:18 27 thg 9 2012
Trong lời tựa tập thơTinh huyết  Hàn Mặc Tửđã nhận định“Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào sự thực thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu”. Hồn thơ độc đáo ấy đã mang đến những vần điệu mới lạ và biến ảo khôn lường. Thử mở lòng thấu nhận những câu chữ Nghê thường, thử hòa mình vào vũ khúc của những thanh âm, chúng ta sẽ hiểu lẽ vì sao Tử lại viết về Bích Khê như thế.
          Ta đã từng nghe đến tích “Nghê thường vũ y khúc” – (vua Đường Minh Hoàng bên Trung Quốc nhân đêm trung thu được một đạo sĩ đưa lên chơi cung trăng, thấy các tiên nự xiêm y lộng lẫy, múa hát duyên dáng; khi về cõi trần nhà vua mới phỏng theo điệu nhạc của các tiên nữ rồi sáng tác ra điệu múa “Nghê thường vũ y khúc” cho cung nữ múa hát)- thì nay đến với thơ Bích Khê, ta lại thêm  khắc khoải lòng với điệu vũ của ngôn từ, của thanh âm và xúc cảm. Đi trọn bài thơ, người đọc ắt hẳn sẽ cảm thấy chênh vênh, mơ hồ giữa hai bờ: vực nhạc và vực ý. Song, khoan hãy phân phân, hãy cứ thả hồn theo những nhịp bước, theo những điệu trôi của chữ, những điệu chuyển của thanh âm.

    Đến với bài thơ đồng nghĩa với việc người đọc đang thưởng lãm một cảnh tượng đầy chất thơ và chất mơ. Còn có cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh Thi sĩ cùng Nàng Thơ lên cung Quảng thăm Hằng Nga giữa một không gian lung linh huyền ảo, được vung tẩy bằng những câu thơ toàn vần bằng độc đáo:
Ô trời hôm nay sao mà xanh !
Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,
Nhung mây tê ngời sao kim cương,
Dạ lan tê ngời say men hương;
“Phải chăng ta nhận thấy sóng âm thanh xao gợn, nổi trôi lên xuống như muôn hoa gió lùa”.(Hàn Mặc Tử) Phải chăng là như thế, phải chăng chúng ta đang bước vào một không gian tràn sóng nhạc, sóng trăng? Vâng, có những xao gợn, những nổi trôi đấy nhưng nó lại dịu nhẹ thanh thoát như hoa thoảng gió lùa!
Có một nỗi ngạc nhiên đến vô cùng, ngạc nhiên đến độ không còn khoảnh khắc nào đắn đo, phải khẳng định ngay cái phông nền trước mắt: Ô trời hôm nay sao mà xanh! Sau phút giây ấy, con mắt thơ bắt đầu chuyến phiêu du với những hoài nghi chất chứa.
Lầu ai ánh gì như lưu ly?
Nụ cười ai trắng như hoa lê?
Thủy tinh ai để lòng gương hồ?
Không gian xa cừ hay san hô?
Những câu thơ trên đã cuốn ta vào hành trình khám phá cùng với thi sĩ. Những vần thơ đượm màu tượng trưng, thể hiện sự cách tân với những từ ngữ cùng bút pháp đảo trật tự đặc sắc trên phông nền là những hình ảnh quen thuộc, đã phác họa nên một không gian sáng rỡ. Dẫu có tồn tại trong thế giới mộng ảo thì không gian ấy vẫn cứ lung linh, chói lòa tựa hồ như một sân khấu sang trọng- dành riêng cho những điệu vũ ngôn từ tự do bung phá, tự do thể hiện. Nhà thơ đã khéo léo sắp đặt những từ ngữ thuộc gam màu sáng đi cạnh nhau: xanh, ngọc, vàng, kim cương, lưu ly, thủy tinh, xà cừ…Cùng với những vần bằng nối đuôi nhau thỉnh thoảng điểm xuyết một vài thanh trắc, những câu thơ cứ thế hiện lên không ồn ào, không mãnh liệt nhưng cũng đủ sức làm mê đắm tâm hồn người đón nhận. Nhà thơ giống như người biên đạo múa tài hoa, điều khiển câu chữ trong những điệu chuyển thướt tha, ấn tượng, trong điệu vũ ngôn từ, trong ta lại sống dậy cảm giác xa xôi, xưa cũ với dáng ngọc ngà của tiên nữ vờn quanh. Xưa nay tụ hội, truyền thống và mới lạ cùng sum họp trong một hồn thơ. Không cái nào lấn át cái nào, nó hòa hợp như chính sự phối hợp nhịp nhàng của Vũ y khúc nghê thường vậy! Càng đọc càng cảm thấy ta như được thoát tục, để phiêu bồng trong cõi mơ vô hạn của Thi nhân:
Đêm ôm hồn tôi chơi phiêu diêu
Bắt gặp nàng thơ diện yêu kiều;
Man mác cho nên nhớ chị Hằng:
Hai tôi nhịp nhàng lên cung trăng...
Là ngọc thạch hay trân châu ?
Mã não hay là hổ phách đây ?
- Cung thiềm vắt vẻo cài lên mây,
Tiên nữ ra chào, tình ngây ngây...
Nếu như ở những phút giây đầu, thi sĩ đắm ngập trong cảm giác tê ngời- một xúc cảm khó lý giải thành lời, một sự hòa trộn giữa bất ngờ, rúng động, hứng khởi…thì đến lúc này người thơ lại “ngây ngây” trước vẻ dịu dàng, yêu kiều, mỏng mảnh của bao nàng tiên nữ. Chúng ta hãy để ý, thi sĩ sử dụng “hai tôi”, “chúng tôi” thay vì “tôi” để làm chủ thể cho hành động tìm lên cung trăng. Cách gọi ấy xuất hiện sau khi bắt gặp “nàng thơ” và nhung ngớ chị Hằng. Thi nhân không hề đơn lẻ, người đã dạo bước cùng với “bóng hồng trăm năm”, cùng với những vần thơ chất ngất nhạc, chất ngất men say của mình. Thơ là tiếng lòng và tiếng lòng ấy chứa chan nhạc tính. Nhà thơ đã gieo vần từng cặp một, phải chăng ông muốn mọi sự vật đều phải có đôi, dù mộng, dù thực thì mọi thứ cũng phải vẹn tròn:
Nầy! muôn ngọc nữ ngớp y thường
Tóc quyện bay mùi tô hợp hương –
Uốn mình say lượn sóng xiêm nghê;
Khúc Phụng cầu hoàng sôi đê mê...
Diễm lệ, Hằng Nga bước xuống đền:
Điệu ca thần diệu vẳng đưa lên...
- Chúng tôi lạc giữa mộng như ngà
Ngỡ vướng vào muôn tơ lụa sa...
Những câu thơ cứ thế hiện hữu, hiện hữu nhẹ nhàng thôi nhưng lại đầy ám ảnh. Câu chữ cũng “uốn”, “lượn” cùng khúc nghê thường, lòng người “say”, “lạc” “vướng” vào điệu ca thần diệu, vào cõi mộng êm đềm không bám bụi lợi danh. Nếu bắt kịp được sắc thái, cung điệu cảm xúc ấy, chúng ta sẽ hiểu rằng chẳng phải vô cớ mà Bích Khê lại họa lại hình ảnh nữ sĩ Hồ Xuân Hương và hình ảnh Xuân ấy hiện lên thật là đẹp, thật tràn đầy sức sống:
Hai tôi vừa ghé bến sông Ngân:
Ô! nàng Xuân Hương ngực để trần
Ngâm bài "Vấn nguyệt" tiếng trong ngần
Nhìn xuống nhân gian cười như điên.

  
    Thơ Hồ Xuân Hương đã khắc chạm dấu ấn khó phai trong lòng người đọc bởi sự ngạo đời mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần nữ tính. Đó là những vần thơ rất người rất đời. Có lẽ trong khung cảnh hư thực đan xen này, Bích Khê muốn tìm sự đồng điệu với một hồn thơ, một nàng thơ mà thi nhân ưu ái. Người- thơ- trăng, bộ ba vững chãi đủ để tâm hồn lãng du đi đến cuối con đường, đủ để ta bắt gặp nỗi khát khao được vượt thoát ra khỏi không gian bó buộc của thế nhân bộn bề:
Nhìn xuống nhân gian cười như điên…Một kết thúc khuấy động trí nghĩ người đọc, một dư vị vừa ngạo nghễ nhưng cũng vương chát đắng. Bất chợt nhớ đến tâm trạng của Tản Đà:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em đây chán nửa rồi

 Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười…
(Muốn làm thằng Cuội)
Khi giới thiệu Bích Khê trên cuốn Thi nhân Việt NamHoài Thanh đã thú nhận: “Tôi thấy trong đó những câu thơ thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa...Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc…” Hình như ai cũng có cảm giác ấy khi đọc thơ ông. Cố gắng lần tìm, cố gắng tập trung nhưng rồi chúng ta lại bị cuốn vào hốc xoáy của mộng ảo, của huyền diệu, của những nhịp điệu mê mải, say sưa.
Hàn Mặc Tử gọi thơ Bích Khê là một "đóa hoa thần dị”. Và lẽ tất nhiên, muốn bình giá, "phân chất” ngọn ngành "đóa hoa thần dị” đó quả là không hề dễ dàng. Thôi thì ta cứ say với vũ khúc của thanh âm, mê một khoảnh khắc với bến bờ mộng ảo, tạm quên đi những trắc trở cuộc đời cùng người thi sĩ  người có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...(Từ điển bách khoa Việt Nam).


[1] Tinh huyết là tập thơ của Bích Khê, ra đời 1939, được Hàn Mặc Tử viết lời tựa.

Bài viết không rõ tác giả chỉ thấy ghi chú : -Ha3t-
Trích từ trang sáng tác của  YuMe.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét