Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tết Trung Thu


23:03 18 thg 9 2012Công khai665 Lượt xem9

Lễ hội Trung Thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt nam ( 29 - 30/9/2012 )
http://www.cinet.gov.vn/userfiles/image/2012/trung%20thu%20pho%20co.jpg
Tại Phố cổ Hà Nội

Đón tết Trung Thu ở Phan Thiết

 Tết Trung Thu cùng với Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ là 3 tết truyền thống có lịch sử lâu đời nhất và đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Khi ăn tết Trung Thu, cả gia đình thường sum họp, ăn bánh Trung thu và trái cây, cùng thưởng thức trăng.
Nguồn gốc tết Trung thu
Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.


Trăng với trung thu
Tết Trung thu sơ khởi là Tết Trông trăng nên nói đến Tết Trung thu không thể bỏ qua trăng được. Trăng được in hình trên mặt bánh Trung thu, trăng được vẽ trên mặt đèn đêm rằm tháng Tám. Từ những năm tháng ở tiểu học, học sinh đã được dạy trăng là một hộ tinh của trái đất xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một tháng theo âm lịch. Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tuỳ theo vị trí của trăng với mặt trời và quả đất ta thấy trăng khuyết hay tròn. Khi nào bóng quả đất che kín hết mặt trăng là có nguyệt thực mà người xưa gọi là Gấu ăn trăng. Người xưa đã đem chậu thau, mâm đồng, thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức cho tới khi gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.

(Sưu tầm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tết Trung Thu


23:03 18 thg 9 2012Công khai665 Lượt xem9

Lễ hội Trung Thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt nam ( 29 - 30/9/2012 )
http://www.cinet.gov.vn/userfiles/image/2012/trung%20thu%20pho%20co.jpg
Tại Phố cổ Hà Nội

Đón tết Trung Thu ở Phan Thiết

 Tết Trung Thu cùng với Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ là 3 tết truyền thống có lịch sử lâu đời nhất và đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Khi ăn tết Trung Thu, cả gia đình thường sum họp, ăn bánh Trung thu và trái cây, cùng thưởng thức trăng.
Nguồn gốc tết Trung thu
Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.


Trăng với trung thu
Tết Trung thu sơ khởi là Tết Trông trăng nên nói đến Tết Trung thu không thể bỏ qua trăng được. Trăng được in hình trên mặt bánh Trung thu, trăng được vẽ trên mặt đèn đêm rằm tháng Tám. Từ những năm tháng ở tiểu học, học sinh đã được dạy trăng là một hộ tinh của trái đất xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một tháng theo âm lịch. Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tuỳ theo vị trí của trăng với mặt trời và quả đất ta thấy trăng khuyết hay tròn. Khi nào bóng quả đất che kín hết mặt trăng là có nguyệt thực mà người xưa gọi là Gấu ăn trăng. Người xưa đã đem chậu thau, mâm đồng, thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức cho tới khi gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.

(Sưu tầm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét