Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9-

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng ba câu cuối bài thơ “ Đồng chí ” của Chính Hữu. Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người lính.
Câu 2: (1 điểm)
Giải thích các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- nửa úp nửa mở
- khua môi múa mép

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ của em về giao tiếp, ứng xử trong học sinh.

Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ một trong những điều Bác Hồ dạy thiếu niên: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Có kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận)
…….Hết……..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010– 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng ba câu cuối bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người lính.

* Chép đúng 3 câu thơ cuối.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Sai, thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.
- Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ 0,25 điểm.
- Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.
*Đoạn thơ gợi lên vẻ đẹp về tình đồng chí, tình đồng đội của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.(0,25đ)

Câu 2: (1 điểm)
Giải thích các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- nửa úp nửa mở : nói mập mờ, không nói hết ý (0,25 đ)
Liên quan đến phương châm cách thức (0,25 đ)
- khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác, phô trương (0,25 đ)
Liên quan đến phương châm vế chất (0,25 đ)

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ của em về giao tiếp, ứng xử trong học sinh.
• Học sinh có thể trình bày một số ý sau:
Thế nào là giao tiếp, ứng xử. Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử trong học sinh hiện nay ( qua suy nghĩ, tình cảm, thái độ, cử chỉ, hàng động, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử với mọi người, với bạn bè…). Giao tiếp ứng xử có văn hóa là cách thể hiện mình tích cực, là một trong những kĩ năng sống mà học sinh cần phải rèn luyện.
- Đoạn văn có nội dung như yêu cầu (1,5điểm):
- Đoạn văn đúng số câu (1điểm).Có thể nhiều hơn 1 câu không trừ điểm.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc, chặt chẽ (0,5 điểm).
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
- Lỗi diễn đạt ( trừ từ 0,25- 0,5 điểm).
* Học sinh cũng có thể trình bày theo cách hiểu của mình nhưng hợp lí. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.

Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ một trong những điều Bác Hồ dạy thiếu niên: “ Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm”.
(Có kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận)
A.Yêu cầu:
- Học sinh kể được một câu chuyện làm rõ được một trong những điều Bác Hồ dạy. Đó là câu chuyện về sự khiêm tốn; về tính trung thực, thật thà; về lòng dũng cảm.
- Chọn được nhân vật, tình huống truyện . Kể theo trình tự hợp lí - Sử dụng đúng ngôi kể, biết kết hợp yếu tố biểu cảm và nghị luận.
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.
* Thân bài: Diễn biến câu chuyện ( Biết chọn lựa, sắp xếp các tình tiết và đan xen các yếu tố kết hợp).
* Kết bài: Suy nghĩ của em.
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4 Bài làm khá tốt. Đủ và đúng 3 phần của văn tự sự, có kết hợp các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Có sáng tạo. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3 Bài làm khá. Thể hiện khá rõ các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Trình tự kể hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9-

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng ba câu cuối bài thơ “ Đồng chí ” của Chính Hữu. Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người lính.
Câu 2: (1 điểm)
Giải thích các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- nửa úp nửa mở
- khua môi múa mép

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ của em về giao tiếp, ứng xử trong học sinh.

Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ một trong những điều Bác Hồ dạy thiếu niên: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Có kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận)
…….Hết……..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010– 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng ba câu cuối bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người lính.

* Chép đúng 3 câu thơ cuối.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Sai, thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.
- Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ 0,25 điểm.
- Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.
*Đoạn thơ gợi lên vẻ đẹp về tình đồng chí, tình đồng đội của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.(0,25đ)

Câu 2: (1 điểm)
Giải thích các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- nửa úp nửa mở : nói mập mờ, không nói hết ý (0,25 đ)
Liên quan đến phương châm cách thức (0,25 đ)
- khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác, phô trương (0,25 đ)
Liên quan đến phương châm vế chất (0,25 đ)

Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ của em về giao tiếp, ứng xử trong học sinh.
• Học sinh có thể trình bày một số ý sau:
Thế nào là giao tiếp, ứng xử. Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử trong học sinh hiện nay ( qua suy nghĩ, tình cảm, thái độ, cử chỉ, hàng động, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử với mọi người, với bạn bè…). Giao tiếp ứng xử có văn hóa là cách thể hiện mình tích cực, là một trong những kĩ năng sống mà học sinh cần phải rèn luyện.
- Đoạn văn có nội dung như yêu cầu (1,5điểm):
- Đoạn văn đúng số câu (1điểm).Có thể nhiều hơn 1 câu không trừ điểm.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc, chặt chẽ (0,5 điểm).
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
- Lỗi diễn đạt ( trừ từ 0,25- 0,5 điểm).
* Học sinh cũng có thể trình bày theo cách hiểu của mình nhưng hợp lí. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.

Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ một trong những điều Bác Hồ dạy thiếu niên: “ Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm”.
(Có kết hợp yếu tố miêu tả, nghị luận)
A.Yêu cầu:
- Học sinh kể được một câu chuyện làm rõ được một trong những điều Bác Hồ dạy. Đó là câu chuyện về sự khiêm tốn; về tính trung thực, thật thà; về lòng dũng cảm.
- Chọn được nhân vật, tình huống truyện . Kể theo trình tự hợp lí - Sử dụng đúng ngôi kể, biết kết hợp yếu tố biểu cảm và nghị luận.
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.
* Thân bài: Diễn biến câu chuyện ( Biết chọn lựa, sắp xếp các tình tiết và đan xen các yếu tố kết hợp).
* Kết bài: Suy nghĩ của em.
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4 Bài làm khá tốt. Đủ và đúng 3 phần của văn tự sự, có kết hợp các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Có sáng tạo. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3 Bài làm khá. Thể hiện khá rõ các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Trình tự kể hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét