Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT HKII

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)
Biên soạn :
GV: Trần Thị Thanh Thuỷ(Tổ Văn Trường Phạm Ngọc Thạch)
BÀI TẬP 1Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp[…].
d/ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
e/ - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
f/ Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
g/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
h/ Đối với cháu, thật là đột ngột.
i) Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
j) Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
BÀI TẬP 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì )
a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
BÀI TẬP 3: Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và cho biết đó là thành phần nào?
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
c/ Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d/  Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
e/ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều.
f/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
g/ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
h/ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
i/ - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
j/ - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
-  Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
k/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
l/  Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
m/ Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
n/ Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
o/ Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
p/         Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
BÀI TẬP 4: Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ "Chắc"?
Với lòng mong nhớ của anh,
(1) chắc
anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) hình như
(3) chắc chắn

BÀI TẬP 5: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

BÀI TẬP 6: Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích và cho  biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên- dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người cứ ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

BÀI TẬP 7: Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
BÀI TẬP 8: Phân tích liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:
a/ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

BÀI TẬP 9: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong những trường hợp sau đây:
a/ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
b/ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức.
c/ Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai : đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
d/ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

BÀI TẬP 10: Trong 2 câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa nào phân biệt đặc điểm thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí giúp cho 2 câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phát hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh, lúc chậm với bao nhiêu kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.

BÀI TẬP 11: Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
a/ Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b/ Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong 2 năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.

BÀI TẬP 12:  Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích sau đây:
a/ Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
b/ Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

BÀI TẬP 13: Tìm câu văn có chứa hàm ý và cho biết hàm ý là gì?
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
a/  Câu nào cho thấy hoïa só cuõng chöa muoán chia tay anh thanh nieân? Töø ngöõ naøo giuùp em nhaän ra ñieàu aáy?
b/ Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?

BÀI TẬP 14: Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

BÀI TẬP 15: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.

BÀI TẬP 16:  Đọc các đoạn trích sau và cho biết những câu in đậm có chứa hàm ý không? Vì sao?
a/ Có người hỏi:
- Sao bảo Làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? …
- Âý thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào …
Ông Hai vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
b/ – Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.

BÀI TẬP 17: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
a/ Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn tranh ăn của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
b/ - Anh nói nữa đi. - Ông giục.
- Báo cáo hết ! -  Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
c/ - [...] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này để ...
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!
d/ 
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
BÀI TẬP 18: Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì ? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
 Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im […]

BÀI TẬP 19: Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.
A: Mai về quê với mình đi !
B: /…/
A: Đành vậy.

BÀI TẬP 20: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hy vọng” với “con đường” trong các câu sau:
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

BÀI TẬP 21: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài “Mây và sóng” của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.

BÀI TẬP 22:  Haõy cho bieát moãi töø ngöõ in ñaäm trong caùc ñoaïn trích sau ñaây laø thaønh phaàn gì cuûa caâu.
a. Xaây caùi laêng aáy caû laøng phuïc dòch, caû laøng gaùnh gaïch, ñaäp ñaù, laøm phu hoà cho noù.
b. Tim toâi cuõng ñaäp khoâng roõ. Döôøng nhö vaät duy nhaát vaãn bình tónh, phôùt lôø moïi bieán ñoäng chung laø chieác kim ñoàng hoà.
c. Ñeán löôït coâ gaùi töø bieät. Coâ chìa tay . . . Coâ nhìn thaúng vaøo maét anh  –  nhöõng ngöôøi con gaùi  saép xa ta,  bieát khoâng bao giôø gaëp ta nöõa, hay nhìn ta nhö vaäy.
d. - Thöa oâng, chuùng chaùu ôû Gia Laâm leân ñaáy aï ! Ñi boán naêm hoâm môùi leân ñeán ñaây, vaát vaû quaù!

BÀI TẬP 23Đọc truyện cười sau đây và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
CHIẾM HẾT CHỖ
            Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
            - Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
            - Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
            - Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
-          Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
BÀI TẬP 24Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a/ Tuấn hỏi Nam:
            - Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
            - Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b/ Lan hỏi Huệ:
            - Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
            - Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.
BÀI TẬP 25: Haõy cho bieát moãi töø ngöõ in ñaäm trong caùc ñoaïn trích döôùi ñaây theå hieän pheùp lieân keát naøo?
a)  rõng mïa nµy thư­êng như­ thÕ. ưaNhư­ng ưa ®¸. Lóc ®Çu t«i kh«ng biÕt. Như­ng råi cã tiÕng lanh canh gâ trªn nãc hang. Cã c¸i g× v« cïng s¾c xÐ kh«ng khÝ ra tõng m¶nh vôn. Giã.  t«i thÊy ®au, ­ưít ë m¸.
b) Tõ phßng bªn kia mét c« bÐ rÊt xinh mÆc chiÕc ¸o may « con trai vµ vÉn cßn cÇm thu thu mét ®o¹n d©y sau ưng ch¹y sang. C« bРbªn nhµ hµng xãm ®· quen víi c«ng viÖc nµy.  lÔ ph¸p hái NhÜ: “B¸c cÇn n»m xuèng ph¶i kh«ng ¹ ?”
c) Như­ng c¸i “ com – pa” kia lÊy lµm bÊt b×nh l¾m, tá vÎ khinh bØ, ười kh¸y t«i nh­ư cười kh¸y mét người Ph¸p kh«ng biÕt ®Õn N· Ph¸ Lu©n, mét ng­ười Mü kh«ng biÕt ®Õn Hoa ThÞnh §èn vËy! Råi nãi:
 - Quªn µ! Ph¶i , b©y giê cao sang råi th× ®Ó ý ®©u ®Õn bän chóng t«i n÷a!
- T«i ho¶ng hèt, ®øng dËy nãi :
- §©u ph¶i thÕ! T«i...

BÀI TẬP 26:
            Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái. Nêu rõ liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên.

BÀI TẬP 27:  Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
a/ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
b/ Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
c/ Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
d/ Đối với cháu, thật là đột ngột …
e/ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

BÀI TẬP 28: Hãy thêm từ sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ nào?
a/ những, các, một
b/ hãy, đã, vừa
c/ rất, hơi, quá

/. . . . . ……./ hay
/. . . . . ……/ đọc
/. . . . . …../ lần
/. . . ……../ nghĩ ngợi
/. . . ……./ cái(lăng)
/. . . …....../ phục dịch
/. . . ……../ làng
/. . . ……../ đập
/ ………../ đột ngột
/ ………./ ông (giáo)
/ …… …/ phải
/ … ……/ sung sướng


BÀI TẬP 29: Các từ in đậm vốn thuộc từ nào và ở đây chúng dùng như từ thuộc từ loại nào?
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
c/ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô gái ngồi trước mặt đằng kia.
BÀI TẬP 30: Những từ in đậm trong các câu sau thuộc từ loại nào?
a/ Một lát sau, không chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên.
b/ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay,nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy .
c/ Ngoài cửa sổ ấy bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khimới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
d/ Trời ơichỉ còn có năm phút !
e/ Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sỹ hỏi.
g/ Đã bao giờ Tuấn sang bên kia chưa hả?
h/ Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
BÀI TẬP 31:  Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
BÀI TẬP 32: Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b/ Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
c/ Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

BÀI TẬP 33: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a/ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anhsẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b/ Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính …

BÀI TẬP 34: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sốngrất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b/ Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
c/ Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

BÀI TẬP 35: Hãy phân tích thành phần của các câu sau:
a/ Đôi càng tôi mẫm bóng.
b/ Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
c/ Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…

BÀI TẬP 36: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu:
a/ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
b/ Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
c/ Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

d/ Có người khẽ nói:
Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
e/   Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đầy!


BÀI TẬP 37: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau:
 a/ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
 b/ Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
c/ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
d/ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
e/ [Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh ? và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.] Anh thứ sáu và cũng tên Sáu.

BÀI TẬP 38:  Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
a/ Chợt ông lão lặng đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.
b/ Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
c/ Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

BÀI TẬP 39: Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây; chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được:
a/ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b/ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng.Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu…
c/ Ông lão vừa nói vừa chăm chăm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. Ông thấy cái lăng ấy một phần như có ông.
d/ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
e/ - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.

BÀI TẬP 40: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a/ Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
b/ Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.
c/ Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm được bao nhiêu là việc nữa!
BÀI TẬP 41: Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ (theo chỉ dẫn) bằng quan hệ từ thích hợp.
-Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
            + Nguyên nhân.
            + Điều kiện.
-Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
+ Tương phản.
+ Nhượng bộ.
BÀI TẬP 42:  Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom.
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.

BÀI TẬP 43:  Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì?
a/ Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
b/ Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên.
c/ Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

BÀI TẬP 44:  Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động:
a/ Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm.
b/ Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn.
c/ Người ta đã dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trước.

BÀI TẬP 45: Trong đoạn trích, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
Bà hỏi :
- Ba con, sao con không nhận?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì!

BÀI TẬP 46: Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
a/ Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy.
b/ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.

BÀI TẬP 47: Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán)? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để bộc lộ cảm xúc? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó?
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT HKII

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)
Biên soạn :
GV: Trần Thị Thanh Thuỷ(Tổ Văn Trường Phạm Ngọc Thạch)
BÀI TẬP 1Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp[…].
d/ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
e/ - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
f/ Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
g/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
h/ Đối với cháu, thật là đột ngột.
i) Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
j) Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
BÀI TẬP 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì )
a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
BÀI TẬP 3: Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và cho biết đó là thành phần nào?
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
c/ Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d/  Trời ơi, chỉ còn có năm phút.
e/ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều.
f/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
g/ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
h/ Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
i/ - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
j/ - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
-  Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
k/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
l/  Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
m/ Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
n/ Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
o/ Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
p/         Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
BÀI TẬP 4: Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ "Chắc"?
Với lòng mong nhớ của anh,
(1) chắc
anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) hình như
(3) chắc chắn

BÀI TẬP 5: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

BÀI TẬP 6: Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích và cho  biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên- dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người cứ ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

BÀI TẬP 7: Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
BÀI TẬP 8: Phân tích liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:
a/ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

BÀI TẬP 9: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong những trường hợp sau đây:
a/ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
b/ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức.
c/ Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai : đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
d/ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

BÀI TẬP 10: Trong 2 câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa nào phân biệt đặc điểm thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí giúp cho 2 câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phát hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh, lúc chậm với bao nhiêu kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.

BÀI TẬP 11: Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
a/ Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b/ Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong 2 năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.

BÀI TẬP 12:  Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích sau đây:
a/ Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
b/ Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

BÀI TẬP 13: Tìm câu văn có chứa hàm ý và cho biết hàm ý là gì?
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
a/  Câu nào cho thấy hoïa só cuõng chöa muoán chia tay anh thanh nieân? Töø ngöõ naøo giuùp em nhaän ra ñieàu aáy?
b/ Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?

BÀI TẬP 14: Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

BÀI TẬP 15: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.

BÀI TẬP 16:  Đọc các đoạn trích sau và cho biết những câu in đậm có chứa hàm ý không? Vì sao?
a/ Có người hỏi:
- Sao bảo Làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? …
- Âý thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào …
Ông Hai vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
b/ – Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.

BÀI TẬP 17: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
a/ Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn tranh ăn của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
b/ - Anh nói nữa đi. - Ông giục.
- Báo cáo hết ! -  Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
c/ - [...] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này để ...
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!
d/ 
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
BÀI TẬP 18: Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì ? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
 Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im […]

BÀI TẬP 19: Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.
A: Mai về quê với mình đi !
B: /…/
A: Đành vậy.

BÀI TẬP 20: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hy vọng” với “con đường” trong các câu sau:
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

BÀI TẬP 21: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài “Mây và sóng” của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.

BÀI TẬP 22:  Haõy cho bieát moãi töø ngöõ in ñaäm trong caùc ñoaïn trích sau ñaây laø thaønh phaàn gì cuûa caâu.
a. Xaây caùi laêng aáy caû laøng phuïc dòch, caû laøng gaùnh gaïch, ñaäp ñaù, laøm phu hoà cho noù.
b. Tim toâi cuõng ñaäp khoâng roõ. Döôøng nhö vaät duy nhaát vaãn bình tónh, phôùt lôø moïi bieán ñoäng chung laø chieác kim ñoàng hoà.
c. Ñeán löôït coâ gaùi töø bieät. Coâ chìa tay . . . Coâ nhìn thaúng vaøo maét anh  –  nhöõng ngöôøi con gaùi  saép xa ta,  bieát khoâng bao giôø gaëp ta nöõa, hay nhìn ta nhö vaäy.
d. - Thöa oâng, chuùng chaùu ôû Gia Laâm leân ñaáy aï ! Ñi boán naêm hoâm môùi leân ñeán ñaây, vaát vaû quaù!

BÀI TẬP 23Đọc truyện cười sau đây và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
CHIẾM HẾT CHỖ
            Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
            - Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
            - Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
            - Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
-          Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
BÀI TẬP 24Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a/ Tuấn hỏi Nam:
            - Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
            - Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b/ Lan hỏi Huệ:
            - Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
            - Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.
BÀI TẬP 25: Haõy cho bieát moãi töø ngöõ in ñaäm trong caùc ñoaïn trích döôùi ñaây theå hieän pheùp lieân keát naøo?
a)  rõng mïa nµy thư­êng như­ thÕ. ưaNhư­ng ưa ®¸. Lóc ®Çu t«i kh«ng biÕt. Như­ng råi cã tiÕng lanh canh gâ trªn nãc hang. Cã c¸i g× v« cïng s¾c xÐ kh«ng khÝ ra tõng m¶nh vôn. Giã.  t«i thÊy ®au, ­ưít ë m¸.
b) Tõ phßng bªn kia mét c« bÐ rÊt xinh mÆc chiÕc ¸o may « con trai vµ vÉn cßn cÇm thu thu mét ®o¹n d©y sau ưng ch¹y sang. C« bРbªn nhµ hµng xãm ®· quen víi c«ng viÖc nµy.  lÔ ph¸p hái NhÜ: “B¸c cÇn n»m xuèng ph¶i kh«ng ¹ ?”
c) Như­ng c¸i “ com – pa” kia lÊy lµm bÊt b×nh l¾m, tá vÎ khinh bØ, ười kh¸y t«i nh­ư cười kh¸y mét người Ph¸p kh«ng biÕt ®Õn N· Ph¸ Lu©n, mét ng­ười Mü kh«ng biÕt ®Õn Hoa ThÞnh §èn vËy! Råi nãi:
 - Quªn µ! Ph¶i , b©y giê cao sang råi th× ®Ó ý ®©u ®Õn bän chóng t«i n÷a!
- T«i ho¶ng hèt, ®øng dËy nãi :
- §©u ph¶i thÕ! T«i...

BÀI TẬP 26:
            Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái. Nêu rõ liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên.

BÀI TẬP 27:  Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
a/ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
b/ Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
c/ Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
d/ Đối với cháu, thật là đột ngột …
e/ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

BÀI TẬP 28: Hãy thêm từ sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ nào?
a/ những, các, một
b/ hãy, đã, vừa
c/ rất, hơi, quá

/. . . . . ……./ hay
/. . . . . ……/ đọc
/. . . . . …../ lần
/. . . ……../ nghĩ ngợi
/. . . ……./ cái(lăng)
/. . . …....../ phục dịch
/. . . ……../ làng
/. . . ……../ đập
/ ………../ đột ngột
/ ………./ ông (giáo)
/ …… …/ phải
/ … ……/ sung sướng


BÀI TẬP 29: Các từ in đậm vốn thuộc từ nào và ở đây chúng dùng như từ thuộc từ loại nào?
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
c/ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô gái ngồi trước mặt đằng kia.
BÀI TẬP 30: Những từ in đậm trong các câu sau thuộc từ loại nào?
a/ Một lát sau, không chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên.
b/ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay,nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy .
c/ Ngoài cửa sổ ấy bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khimới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
d/ Trời ơichỉ còn có năm phút !
e/ Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sỹ hỏi.
g/ Đã bao giờ Tuấn sang bên kia chưa hả?
h/ Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
BÀI TẬP 31:  Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
BÀI TẬP 32: Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b/ Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
c/ Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

BÀI TẬP 33: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a/ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anhsẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b/ Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính …

BÀI TẬP 34: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sốngrất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b/ Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
c/ Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

BÀI TẬP 35: Hãy phân tích thành phần của các câu sau:
a/ Đôi càng tôi mẫm bóng.
b/ Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
c/ Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…

BÀI TẬP 36: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu:
a/ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
b/ Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
c/ Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

d/ Có người khẽ nói:
Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
e/   Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đầy!


BÀI TẬP 37: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau:
 a/ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
 b/ Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
c/ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
d/ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
e/ [Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh ? và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.] Anh thứ sáu và cũng tên Sáu.

BÀI TẬP 38:  Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
a/ Chợt ông lão lặng đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.
b/ Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
c/ Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố […]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

BÀI TẬP 39: Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây; chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được:
a/ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b/ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng.Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu…
c/ Ông lão vừa nói vừa chăm chăm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. Ông thấy cái lăng ấy một phần như có ông.
d/ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
e/ - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.

BÀI TẬP 40: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a/ Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
b/ Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.
c/ Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm được bao nhiêu là việc nữa!
BÀI TẬP 41: Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ (theo chỉ dẫn) bằng quan hệ từ thích hợp.
-Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
            + Nguyên nhân.
            + Điều kiện.
-Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
+ Tương phản.
+ Nhượng bộ.
BÀI TẬP 42:  Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom.
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.

BÀI TẬP 43:  Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì?
a/ Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
b/ Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên.
c/ Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

BÀI TẬP 44:  Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động:
a/ Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm.
b/ Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn.
c/ Người ta đã dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trước.

BÀI TẬP 45: Trong đoạn trích, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
Bà hỏi :
- Ba con, sao con không nhận?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì!

BÀI TẬP 46: Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
a/ Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy.
b/ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.

BÀI TẬP 47: Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán)? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để bộc lộ cảm xúc? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó?
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét