Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

C. NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ , BÀI THƠ

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)
Biên soạn : 
GV: Trần Thị Thanh Thuỷ 
(Tr Phạm Ngọc Thạch)

Dàn ý tổng quát cho một bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ :
1.Mở bài
-         Giới thiệu đôi nét về tác giả ( phong cách, sự đóng góp, một chi tiết trong cuộc đời có liên quan đến sáng tác …) và đôi nét về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, vị trí của tác phầm trong toàn bộ sáng tác…)
-         Giới thiệu khái quát nội dung của tác phẩm
-         Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn trích (trích dẫn đoạn thơ cần phân tích)
-         Chuyển ý ……….

  1. Thân bài:
1)      Bước đầu ta có thể nêu nhận định chung về tác phẩm : Kết cấu, giọng điệu, hình ảnh, … hoặc cảm xúc chung của toàn tác phẩm.
2)      Tiếp theo ta chia kết cấu của tác phẩm thơ : Sau đó lần lượt phân tích từng  yếu tố nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Ta có thể sắp xếp theo trình tự sau :
a)      Nêu ý khái quát (luận điểm): ……
Trích dẫn thơ”
                                    + Nghệ thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
b)      Nêu ý khái quát (luận điểm tiếp theo) : ………
Trích dẫn thơ”
                                    + Nghệ thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
( Ta cứ tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm mà đề bài yêu cầu)
3)   Ta có thể nêu cảm nhận chung về tác phẩm (có thể xem như phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm)
            Gợi ý :
-         Cảm nhận, đánh giá về nội dung hiện thực cũng như tư tưởng mà tác phẩm đem lại : …..
-         Cảm nhận, đánh giá về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm : …..
-         Cảm nhận, đánh giá về tác giả ….
  1. Kết bài
-         Khẳng định lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ :….
-         Liên hệ thực tế - Liên hệ bản thân.
ĐỀ 1: Cảm nhận về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
1/ Mở bài:
- Nhà thơ Thanh Hải, nhà thơ xứ Huế, hoạt động văn nghệ suốt hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã góp phần tạo nên một sắc xuân nhẹ nhàng mà quyến rũ . Qua đó, nhà thơ còn gửi gắm khát vọng cống hiến thật chân thành , tha thiết. (trong đó có đoạn viết…)
2/Thân bài:
Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ / đoạn thơ :
- Bài thơ viết trong thời điểm tháng 11/1980 trước khi ông qua đời 1 tháng
- Có thể xem đây là 1 hành khúc mùa xuân của nhà thơ muốn hòa nhập vào mùa xuân bất tận của tổ quốc với tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống say đắm thiết tha.
- Bài thơ trở thành tiếng hát của muôn người với ngôn từ thơ ca giản dị mà đẹp đẽ.

     *khổ1:
1.Nội dung chính khổ thơ là gì?
Hình ảnh mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của tác giả
2.Bức tranh xứ Huế được diễn tả bằng hình ảnh gì? Cách tả như vậy có gì hay?
                                                   Mọc giữa dòng sông xanh
                                                   Một bông hoa tím biếc
                                                   Ơi!con chim chiền chiện
                                                   Hót chi mà vang trời.
Dòng sông xanh” Sắc xanh của dòng sông như phả vào thiên nhiên một thoáng dịu mát bình lặng hiền hòa. Dòng sông quê hương êm đềm, xanh tươi.
“Hoa tím biếc” Đây có phải là một bông hoa lục bình “mọc” trên dòng sông xanh biếc, è Với biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa động từ “mọc” lên đầu câu, tác giả đã vẻ nên một vẽ đẹp giản dị thơ mộng , tràn đầy sức sống , vẻ đẹp của màu tím Huế.
ð   Hình ảnh chọn lọc à vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống nhưng thơ mộng, êm đềm của thiên nhiên khi mùa xuân tới.Bức tranh càng đẹp khi được tô điểm bởi âm thanh của mùa xuân.
                             “Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”
      - Ơi  -> tiếng gọi đầy vui tươi, trìu mến.
      “ Hót chi mà” Chất giọng Huế thân thương, diễn tả sự ngạc nhiên ->sự ngỡ ngàng thích thú khi nghe tiếng chim hót của nhà thơ . Con người mở lòng đến với mùa xuân , chim cũng yêu mùa xuân cất tiếng rộn ràng làm cho tâm hồn yêu đời của thi nhân thêm náo nức.->không gian mùa xuân rộn ràng, rạo rực.
è Hoa, chim là 2 biểu tượng của mùa xuân . Hoa thì đơn sơ, chim thì là chim đồng nội. Tất cả không cầu kì, chăm chuốc, lộng lẫy nhưng lại thiết tha, sâu lắng dễ đi vào lòng người. Thanh Hải thật tinh tế khi chọn cái đời thường ấy vào trong khúc hát mùa xuân để thể hiện một tình yêu đất nước thầm lặng nhưng say đắm thiết tha .

3.Tác giả có cảm nhận gì về mùa xuân ?
Giọt long lanhcâu thơ tạo hình ->tiếng chim hót kết tinh thành những giọt long lanh sắc màu rơi xuống tâm hồn rộng mở của nhà thơ , nhà thơ không còn cảm nhận mùa xuân chỉ là khái niệm thời gian mà nó đã định hình trở thành diễn tả sự chuyển đổi cảm giác từ vô hình thành hữu hình đang rơi trên đôi tay đầy trân trọng của mình
                                                      Từng giọt long lanh rơi
                                                      Tôi đưa tay tôi hứng
=>Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh vi : từ nghe tiếng chim đến nhìn thấy giọt âm thanh rồi hứng lấy.
è Cũng có thể hiểu đây chính là giọt mưa xuân .Mưa xuân làm bật tung những chồi non. Thiên nhiên sống lại sau khi uống giọt long lanh ấy. Nếu mùa xuân là vẻ đẹp lộng lẫy , kì diệu thì mưa xuân là những giọt long lanh , điểm xuyết trên vẻ đẹp ấy.Vẻ đẹp kì diệu đến mức tâm hồn con người không cưỡng lại được phải “Tôi đưa tay tôi hứng”.-> cảm xúc say sưa , ngây ngất trước mùa xuân.
è  Khổ thơ nhịp điệu say sưa , trìu mến làm nổi bật hình ảnh bức tranh xuân xứ Huế thơ mộng đơn sơ mà dạt dào sức sống ,một nhà thơ với tình yêu mùa xuân say đắm , thiết tha.

*Khổ 2:
1.Nội  dung chính khổ thơ là gì?
Khổ thơ tiếp theo là hình ảnh mùa xuân cuộc sống , mùa xuân cách mạng.
                                                         Mùa xuân người cầm súng
                                                         Lộc giắt đầy trên lưng
                                                         Mùa xuân người ra đồng
                                                         Lộc trải dài nương mạ
2. Hình ảnh mùa xuân cuộc sống được miêu tả như thế nào? Nhận xét về cách miêu tả ấy ?
- Hai hình ảnh có sức khái quát nhất “người cầm súng” thì làm nhiệm vụ giữ nước , còn “người ra đồng” thì làm nhiệm vụ duy trì cuộc sống ->Hình ảnh tượng trưng ->Hai nhiệm vụ cách mạng và bảo vệ xây dựng nước.
Cảm nhận : Hình ảnh mùa xuân ở đây được nhà thơ thể hiện độc đáo :
“Lộc” ở đây là cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ lại được liên tưởng tới mùa xuân . Mùa xuân theo người lính ra trận chở che cho họ.-> Hình ảnh ẩn dụ :hình ảnh của mùa xuân , niềm tin , hy vọng.
- Với người ra đồng thì lộc mùa xuân trải dài nương mạ . Mùa xuân không chỉ để theo về mà mùa xuân còn được sinh thành , nảy nở, phát triển theo bước chân người ra đồng.
è Hai hình ảnh đẹp , đối xứng :Vẻ đẹp của cách mạng trong công cuộc xây dựng Tổ quốc .
- Nét độc đáo trong cách thể hiện là ở chỗ khổ thơ chỉ nói về mùa xuân . Những người tiêu biểu của đất nước mang lại lộc xuân , gieo lộc xuân ,góp vào mùa xuân của đất trời . Không chỉ người cầm súng ,người ra đồng cả dân tộc đang khẩn trương trong cuộc sống mới .
                                                         Tất cả như hối hả
                                                         Tất cả như xôn xao
è Tiết tấu nhanh , điệp từ “tất cả” , từ láy “như hối hả ,như xôn xao “ tạo nhịp điệu hối hả, khẩn trương như khí thế chiến đấu, lao động sôi nổi của đất nước .-> bản hòa ca sôi nổi , khẩn trương của nhân dân -> sức sống đang dâng trào, thôi thúc lòng người.
Tình yêu tổ quốc, cuộc sống mới đã tạo nên những vần thơ đẹp và lạc quan như vậy .

* Khổ 3:
1. Nội dung chính của khổ là gì ?
           Hình ảnh của mùa xuân đất nước
2. Hình ảnh mùa xuân đất nước được miêu tả như thế nào ? Nhận xét về cách miêu tả ấy ?
                                                         Đất nước bốn ngàn năm
                                                         Vất vả và gian lao
 Đất nước: hai tiếng gọi thiêng liêng  -> Tình yêu Tổ quốc tha thiết mặn nồng ,sâu lắng .
Bốn nghìn năm : lịch sử oai hùng , truyền thống bất khuất , văn hóa rực rỡ và cả những đau thương , gian khổ -> lòng tự hào sâu sắc về quê hương ,đất nước .
Từ gợi tả vất vả , gian lao : thương cảm về một đất nước luôn đương đầu với chiến tranh, với thiên tai; tự hào về một dân tộc nghèo tiền , nghèo của cải nhưng giàu lòng nhân nghĩa , giàu ý chí vượt qua mọi thử thách .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

C. NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ , BÀI THƠ

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)
Biên soạn : 
GV: Trần Thị Thanh Thuỷ 
(Tr Phạm Ngọc Thạch)

Dàn ý tổng quát cho một bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ :
1.Mở bài
-         Giới thiệu đôi nét về tác giả ( phong cách, sự đóng góp, một chi tiết trong cuộc đời có liên quan đến sáng tác …) và đôi nét về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, vị trí của tác phầm trong toàn bộ sáng tác…)
-         Giới thiệu khái quát nội dung của tác phẩm
-         Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn trích (trích dẫn đoạn thơ cần phân tích)
-         Chuyển ý ……….

  1. Thân bài:
1)      Bước đầu ta có thể nêu nhận định chung về tác phẩm : Kết cấu, giọng điệu, hình ảnh, … hoặc cảm xúc chung của toàn tác phẩm.
2)      Tiếp theo ta chia kết cấu của tác phẩm thơ : Sau đó lần lượt phân tích từng  yếu tố nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Ta có thể sắp xếp theo trình tự sau :
a)      Nêu ý khái quát (luận điểm): ……
Trích dẫn thơ”
                                    + Nghệ thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
b)      Nêu ý khái quát (luận điểm tiếp theo) : ………
Trích dẫn thơ”
                                    + Nghệ thuật – Nội dung
+ Nghệ thuật – Nội dung
( Ta cứ tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm mà đề bài yêu cầu)
3)   Ta có thể nêu cảm nhận chung về tác phẩm (có thể xem như phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm)
            Gợi ý :
-         Cảm nhận, đánh giá về nội dung hiện thực cũng như tư tưởng mà tác phẩm đem lại : …..
-         Cảm nhận, đánh giá về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm : …..
-         Cảm nhận, đánh giá về tác giả ….
  1. Kết bài
-         Khẳng định lại toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ :….
-         Liên hệ thực tế - Liên hệ bản thân.
ĐỀ 1: Cảm nhận về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
1/ Mở bài:
- Nhà thơ Thanh Hải, nhà thơ xứ Huế, hoạt động văn nghệ suốt hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã góp phần tạo nên một sắc xuân nhẹ nhàng mà quyến rũ . Qua đó, nhà thơ còn gửi gắm khát vọng cống hiến thật chân thành , tha thiết. (trong đó có đoạn viết…)
2/Thân bài:
Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ / đoạn thơ :
- Bài thơ viết trong thời điểm tháng 11/1980 trước khi ông qua đời 1 tháng
- Có thể xem đây là 1 hành khúc mùa xuân của nhà thơ muốn hòa nhập vào mùa xuân bất tận của tổ quốc với tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống say đắm thiết tha.
- Bài thơ trở thành tiếng hát của muôn người với ngôn từ thơ ca giản dị mà đẹp đẽ.

     *khổ1:
1.Nội dung chính khổ thơ là gì?
Hình ảnh mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của tác giả
2.Bức tranh xứ Huế được diễn tả bằng hình ảnh gì? Cách tả như vậy có gì hay?
                                                   Mọc giữa dòng sông xanh
                                                   Một bông hoa tím biếc
                                                   Ơi!con chim chiền chiện
                                                   Hót chi mà vang trời.
Dòng sông xanh” Sắc xanh của dòng sông như phả vào thiên nhiên một thoáng dịu mát bình lặng hiền hòa. Dòng sông quê hương êm đềm, xanh tươi.
“Hoa tím biếc” Đây có phải là một bông hoa lục bình “mọc” trên dòng sông xanh biếc, è Với biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa động từ “mọc” lên đầu câu, tác giả đã vẻ nên một vẽ đẹp giản dị thơ mộng , tràn đầy sức sống , vẻ đẹp của màu tím Huế.
ð   Hình ảnh chọn lọc à vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống nhưng thơ mộng, êm đềm của thiên nhiên khi mùa xuân tới.Bức tranh càng đẹp khi được tô điểm bởi âm thanh của mùa xuân.
                             “Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”
      - Ơi  -> tiếng gọi đầy vui tươi, trìu mến.
      “ Hót chi mà” Chất giọng Huế thân thương, diễn tả sự ngạc nhiên ->sự ngỡ ngàng thích thú khi nghe tiếng chim hót của nhà thơ . Con người mở lòng đến với mùa xuân , chim cũng yêu mùa xuân cất tiếng rộn ràng làm cho tâm hồn yêu đời của thi nhân thêm náo nức.->không gian mùa xuân rộn ràng, rạo rực.
è Hoa, chim là 2 biểu tượng của mùa xuân . Hoa thì đơn sơ, chim thì là chim đồng nội. Tất cả không cầu kì, chăm chuốc, lộng lẫy nhưng lại thiết tha, sâu lắng dễ đi vào lòng người. Thanh Hải thật tinh tế khi chọn cái đời thường ấy vào trong khúc hát mùa xuân để thể hiện một tình yêu đất nước thầm lặng nhưng say đắm thiết tha .

3.Tác giả có cảm nhận gì về mùa xuân ?
Giọt long lanhcâu thơ tạo hình ->tiếng chim hót kết tinh thành những giọt long lanh sắc màu rơi xuống tâm hồn rộng mở của nhà thơ , nhà thơ không còn cảm nhận mùa xuân chỉ là khái niệm thời gian mà nó đã định hình trở thành diễn tả sự chuyển đổi cảm giác từ vô hình thành hữu hình đang rơi trên đôi tay đầy trân trọng của mình
                                                      Từng giọt long lanh rơi
                                                      Tôi đưa tay tôi hứng
=>Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh vi : từ nghe tiếng chim đến nhìn thấy giọt âm thanh rồi hứng lấy.
è Cũng có thể hiểu đây chính là giọt mưa xuân .Mưa xuân làm bật tung những chồi non. Thiên nhiên sống lại sau khi uống giọt long lanh ấy. Nếu mùa xuân là vẻ đẹp lộng lẫy , kì diệu thì mưa xuân là những giọt long lanh , điểm xuyết trên vẻ đẹp ấy.Vẻ đẹp kì diệu đến mức tâm hồn con người không cưỡng lại được phải “Tôi đưa tay tôi hứng”.-> cảm xúc say sưa , ngây ngất trước mùa xuân.
è  Khổ thơ nhịp điệu say sưa , trìu mến làm nổi bật hình ảnh bức tranh xuân xứ Huế thơ mộng đơn sơ mà dạt dào sức sống ,một nhà thơ với tình yêu mùa xuân say đắm , thiết tha.

*Khổ 2:
1.Nội  dung chính khổ thơ là gì?
Khổ thơ tiếp theo là hình ảnh mùa xuân cuộc sống , mùa xuân cách mạng.
                                                         Mùa xuân người cầm súng
                                                         Lộc giắt đầy trên lưng
                                                         Mùa xuân người ra đồng
                                                         Lộc trải dài nương mạ
2. Hình ảnh mùa xuân cuộc sống được miêu tả như thế nào? Nhận xét về cách miêu tả ấy ?
- Hai hình ảnh có sức khái quát nhất “người cầm súng” thì làm nhiệm vụ giữ nước , còn “người ra đồng” thì làm nhiệm vụ duy trì cuộc sống ->Hình ảnh tượng trưng ->Hai nhiệm vụ cách mạng và bảo vệ xây dựng nước.
Cảm nhận : Hình ảnh mùa xuân ở đây được nhà thơ thể hiện độc đáo :
“Lộc” ở đây là cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ lại được liên tưởng tới mùa xuân . Mùa xuân theo người lính ra trận chở che cho họ.-> Hình ảnh ẩn dụ :hình ảnh của mùa xuân , niềm tin , hy vọng.
- Với người ra đồng thì lộc mùa xuân trải dài nương mạ . Mùa xuân không chỉ để theo về mà mùa xuân còn được sinh thành , nảy nở, phát triển theo bước chân người ra đồng.
è Hai hình ảnh đẹp , đối xứng :Vẻ đẹp của cách mạng trong công cuộc xây dựng Tổ quốc .
- Nét độc đáo trong cách thể hiện là ở chỗ khổ thơ chỉ nói về mùa xuân . Những người tiêu biểu của đất nước mang lại lộc xuân , gieo lộc xuân ,góp vào mùa xuân của đất trời . Không chỉ người cầm súng ,người ra đồng cả dân tộc đang khẩn trương trong cuộc sống mới .
                                                         Tất cả như hối hả
                                                         Tất cả như xôn xao
è Tiết tấu nhanh , điệp từ “tất cả” , từ láy “như hối hả ,như xôn xao “ tạo nhịp điệu hối hả, khẩn trương như khí thế chiến đấu, lao động sôi nổi của đất nước .-> bản hòa ca sôi nổi , khẩn trương của nhân dân -> sức sống đang dâng trào, thôi thúc lòng người.
Tình yêu tổ quốc, cuộc sống mới đã tạo nên những vần thơ đẹp và lạc quan như vậy .

* Khổ 3:
1. Nội dung chính của khổ là gì ?
           Hình ảnh của mùa xuân đất nước
2. Hình ảnh mùa xuân đất nước được miêu tả như thế nào ? Nhận xét về cách miêu tả ấy ?
                                                         Đất nước bốn ngàn năm
                                                         Vất vả và gian lao
 Đất nước: hai tiếng gọi thiêng liêng  -> Tình yêu Tổ quốc tha thiết mặn nồng ,sâu lắng .
Bốn nghìn năm : lịch sử oai hùng , truyền thống bất khuất , văn hóa rực rỡ và cả những đau thương , gian khổ -> lòng tự hào sâu sắc về quê hương ,đất nước .
Từ gợi tả vất vả , gian lao : thương cảm về một đất nước luôn đương đầu với chiến tranh, với thiên tai; tự hào về một dân tộc nghèo tiền , nghèo của cải nhưng giàu lòng nhân nghĩa , giàu ý chí vượt qua mọi thử thách .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét