Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Dàn ý tổng quát cho một bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ P2(tt)




Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
-Gợi nhớ hình ảnh thân thương của quê hương đất nước. “Hàng tre” là biểu tượng của con người Việt Nam đang xếp thành đội ngũ chỉnh tề đứng bên Bác, giữ giấc ngủ bình yên cho người, đó là một ẩn dụ đẹp và sâu sắc.
-Hình ảnh hàng tre xanh xanh, bát ngát không chỉ tạo màu sắc cho khổ thơ mà còn mở ra sự liên tưởng tới Bác: Bác là “cây tre Việt Nam” kiên cường, bất khuất, vững vàng trong bão táp mưa sa. Hình tượng thơ vì thế trở nên sâu sắc gợi cảm, nhạc điệu êm ái thiết tha.
-Từ hàng tre trước lăng Bác, tác giả đã liên tưởng tới đất nước, với sức sống kì diệu của dân tộc, tới hình tượng Hồ chủ tịch, tạo cho ý thơ thêm hàm xúc, sấu sắc, đó chính là thành công của khổ thơ. Tấm lòng nhà thơ dành cho người thật trọn vẹn, tha thiết.

*Khổ 2: Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng vẫn mang âm hưởng ngợi ca.
Được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thật và ảo sóng đôi nhau
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Thật là hình ảnh: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” và “dòng người đông đảo”, chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào viếng Bác đi thành vòng tròn.
+ Ảo là hình ảnh: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” và dòng người đó kết thành “trành hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
-Vì Bác với mặt trời là hình ảnh quá quen thuộc trong thơ ca cách mạng, nhưng nhận ra rằng Bác nằm trong lăng… là vầng mặt trời rất đỏ dưới cái nhìn chiêm ngưỡng của mặt trời thật đang sóng đôi và trường tồn với mặt trời thiên nhiên là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của riêng nhà thơ Viễn Phương… Mặt trời trong tự nhiên là nguồn sáng cho mọi vật, nó cần thiết cho con người biết bao. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”: Bác đã đem lại sự sống cho dân tộc, là mặt trời cách mạng đỏ rực, soi đường cho dân tộc Việt Nam đi à Bác đã mất nhưng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, trí tuệ của Người vẫn sáng mãi trong chúng ta. Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời…rất đỏ” gợi nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim yêu nước thương dân của con người vĩ đại à ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại có sức tỏa sáng của Bác. Bác phải chăng là mặt trời thứ hai mà nhân loại hằng ngưỡng mộ đó sao?
-“ Kết tràng hoa” lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, một lần nữa nhà thơ thể hiện tình cảm thương nhớ, tấm lòng thành kính của nhân dân với Bác.
- Hình ảnh “79 mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp, dùng để ca ngợi cuộc đời riêng, ca ngợi lẽ sống, cống hiến trọn vẹn của Bác cho cuộc đời chung… Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi. Cuộc đời Người là một cuộc đời kì diệu, mang lại bao cảm xúc cho nghệ thuật, đem lại bao giá trị tinh thần. Trong lòng những mùa xuân kì diệu đó, mỗi con người giống như một cánh hoa kết lại thành một tràng hoa rực rỡ. Những cánh hoa đó được gieo trồng, được ấp ủ, được khuyến khích, được bừng nở, được tỏa hương… được hưởng tất cả mọi thứ trong lòng mùa xuân bao la. Ý thơ thể hiện lòng biết ơn và tình yêu của nhà thơ dành cho Bác.
- Những hình ảnh kỳ vĩ rộng lớn nối tiếp nhau xuất hiện trong khổ thơ, khiến người đọc phải ngẫm nghĩ. Ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ và nghĩ về cái vô cùng bất diệt cao cả của một con người. Từ “ngày ngày” xuất hiện hai lần trong khổ thơ gợi cảm giác thời gian vô tận, vĩnh viễn không bao giờ ngừng như tấm lòng người dân Việt Nam không bao giờ nguôi nỗi nhớ Bác. Từ láy đó đã góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người.

*Khổ 3: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
-Khung cảnh lặng lẽ và không khí thanh tĩnh ở trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
                                                         Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                                                         Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
-Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ thật xúc động khi thấy Bác nằm thanh thản như chìm trong giấc ngủ. Ánh sáng dìu dịu trong lăng như bao quanh Bác, như vầng trăng sáng bàng bạc làm ấm cả không gian. Nhà thơ bồi hồi xúc động khi nghĩ về Bác. Lúc còn sống trong cuộc cách mạng của mình, nhiều đêm Bác đã không ngủ được và giờ đây người mới thật sự nằm trong giấc ngủ thanh thản. Sau cả cuộc đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền còn gợi cho ta đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vầng thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
-Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
                                                         Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                                                         Mà sao nghe nhói ở trong tim.
à Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Người đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Hình ảnh trời xanh tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Bác…èNghệ thuật đối, ẩn dụ: trời xanh là vĩnh cửu, Bác là bất tử trong lòng dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót trước một sự thật: “ Bác đã ra đi !”, một cảm giác đau “nhói” ở trong lòng tác giả, một cảm xúc chân thành, xúc động nhất: sự đau xót, tiếc thương khi phải chấp nhận một sự thật đau lòng là Bác đã ra đi và Bác mãi mãi không còn nữa. Đó cũng là sự đối lập giữa lí trí và tình cảm trong tâm hồn nhà thơ… Điều đó càng chứng tỏ chủ tịch HCM vĩ đại và thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi, thân thiết đối với mỗi người dân VN như thế nào. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.
ó Khổ thơ mang âm điệu da diết, nhức nhối nỗi buồn thương à Nỗi nhớ đã chuyển hóa thành nỗi đau. Sự bất lực của con người trước cái hữu hạn của kiếp người, trước cái vô hạn của vũ trụ tạo thành một nỗi đau vô tận

*Khổ 4: Nỗi niềm nhớ Bác dâng trào, ước nguyện mãi mãi đi theo con đường CM của người.
                                                         Mai về miền Nam thương trào nước mắt
à Ý thơ chân thành, xúc động, nước mắt của hàng triệu đồng bào miền Nam khóc Bác. Tình thương, nỗi nhớ chấp cánh cho bao ước mơ :
                                                         Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                                                         Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
                                                         Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
-Cảm xúc trước khi ra về: ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ, muốn được ở lại bên Bác để làm: con chim dâng tiếng hót vui, bông hoa dâng hương thơm mát, cây tre trung hiếu canh gác cho Bác đêm ngày.
+ Con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu mang nghĩa ẩn dụ sự thực nhỏ bé để tôn vinh hình tượng vĩ đại của Bác, để thể hiện ước nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng Bác đã đi. Tấm lòng nhà thơ thật trọn vẹn, thật thiết tha.
+ Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại ba lần làm ý thơ dồn dập thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhà thơ, cùng với những hình ảnh tượng trưng, nhịp thơ mênh mang dàn trải như muốn giải bày ước nguyện chân thành của tác giả, người con miền Nam đối với Bác, cũng là tình cảm thành kính thiêng liêng của nhân dân VN đối với lãnh tụ cách mạng.
-Hình ảnh hàng tre đã xuất hiện ở khổ thơ đầu nay lại xuất hiện ở khổ thơ cuối nhưng lại mang một sắc thái mới mẻ, là biểu hiện của tấm lòng nhà thơ, mong ước của nhà thơ, một mong ước rất mãnh liệt.
ó Đề tài về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu được thơ ca thể hiện sâu sắc và trân trọng. Nhưng trong số những bài thơ viết về bác, bài “ Viếng lăng Bác” là bài thơ thành công nhất.

3/ Kết bài:
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ trữ tình rất xúc động bởi giọng thơ thành kính, trang trọng bởi tình cảm chân thành của tác giả Viễn Phương làm xao xuyến lòng người. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa tình cảm từ cõi đời thường lên cõi vĩnh hằng cao cả.
- Bác đã đi xa, nhưng tình cảm và đạo đức của Người vẫn là kho đạo đức cho ta phấn đấu: “ Bác mong con cháu mau khôn lớn – nối gót ông cha bước kịp mình.”
- Bài thơ còn lại với mỗi con người VN như một lời nhắn nhủ yêu thương: “ Sống học tập, làm việc và lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại.”





First Alphabet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Dàn ý tổng quát cho một bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ P2(tt)




Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
-Gợi nhớ hình ảnh thân thương của quê hương đất nước. “Hàng tre” là biểu tượng của con người Việt Nam đang xếp thành đội ngũ chỉnh tề đứng bên Bác, giữ giấc ngủ bình yên cho người, đó là một ẩn dụ đẹp và sâu sắc.
-Hình ảnh hàng tre xanh xanh, bát ngát không chỉ tạo màu sắc cho khổ thơ mà còn mở ra sự liên tưởng tới Bác: Bác là “cây tre Việt Nam” kiên cường, bất khuất, vững vàng trong bão táp mưa sa. Hình tượng thơ vì thế trở nên sâu sắc gợi cảm, nhạc điệu êm ái thiết tha.
-Từ hàng tre trước lăng Bác, tác giả đã liên tưởng tới đất nước, với sức sống kì diệu của dân tộc, tới hình tượng Hồ chủ tịch, tạo cho ý thơ thêm hàm xúc, sấu sắc, đó chính là thành công của khổ thơ. Tấm lòng nhà thơ dành cho người thật trọn vẹn, tha thiết.

*Khổ 2: Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng vẫn mang âm hưởng ngợi ca.
Được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thật và ảo sóng đôi nhau
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Thật là hình ảnh: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” và “dòng người đông đảo”, chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào viếng Bác đi thành vòng tròn.
+ Ảo là hình ảnh: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” và dòng người đó kết thành “trành hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
-Vì Bác với mặt trời là hình ảnh quá quen thuộc trong thơ ca cách mạng, nhưng nhận ra rằng Bác nằm trong lăng… là vầng mặt trời rất đỏ dưới cái nhìn chiêm ngưỡng của mặt trời thật đang sóng đôi và trường tồn với mặt trời thiên nhiên là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của riêng nhà thơ Viễn Phương… Mặt trời trong tự nhiên là nguồn sáng cho mọi vật, nó cần thiết cho con người biết bao. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”: Bác đã đem lại sự sống cho dân tộc, là mặt trời cách mạng đỏ rực, soi đường cho dân tộc Việt Nam đi à Bác đã mất nhưng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, trí tuệ của Người vẫn sáng mãi trong chúng ta. Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời…rất đỏ” gợi nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim yêu nước thương dân của con người vĩ đại à ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại có sức tỏa sáng của Bác. Bác phải chăng là mặt trời thứ hai mà nhân loại hằng ngưỡng mộ đó sao?
-“ Kết tràng hoa” lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, một lần nữa nhà thơ thể hiện tình cảm thương nhớ, tấm lòng thành kính của nhân dân với Bác.
- Hình ảnh “79 mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp, dùng để ca ngợi cuộc đời riêng, ca ngợi lẽ sống, cống hiến trọn vẹn của Bác cho cuộc đời chung… Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi. Cuộc đời Người là một cuộc đời kì diệu, mang lại bao cảm xúc cho nghệ thuật, đem lại bao giá trị tinh thần. Trong lòng những mùa xuân kì diệu đó, mỗi con người giống như một cánh hoa kết lại thành một tràng hoa rực rỡ. Những cánh hoa đó được gieo trồng, được ấp ủ, được khuyến khích, được bừng nở, được tỏa hương… được hưởng tất cả mọi thứ trong lòng mùa xuân bao la. Ý thơ thể hiện lòng biết ơn và tình yêu của nhà thơ dành cho Bác.
- Những hình ảnh kỳ vĩ rộng lớn nối tiếp nhau xuất hiện trong khổ thơ, khiến người đọc phải ngẫm nghĩ. Ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ và nghĩ về cái vô cùng bất diệt cao cả của một con người. Từ “ngày ngày” xuất hiện hai lần trong khổ thơ gợi cảm giác thời gian vô tận, vĩnh viễn không bao giờ ngừng như tấm lòng người dân Việt Nam không bao giờ nguôi nỗi nhớ Bác. Từ láy đó đã góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người.

*Khổ 3: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
-Khung cảnh lặng lẽ và không khí thanh tĩnh ở trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
                                                         Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                                                         Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
-Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ thật xúc động khi thấy Bác nằm thanh thản như chìm trong giấc ngủ. Ánh sáng dìu dịu trong lăng như bao quanh Bác, như vầng trăng sáng bàng bạc làm ấm cả không gian. Nhà thơ bồi hồi xúc động khi nghĩ về Bác. Lúc còn sống trong cuộc cách mạng của mình, nhiều đêm Bác đã không ngủ được và giờ đây người mới thật sự nằm trong giấc ngủ thanh thản. Sau cả cuộc đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền còn gợi cho ta đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vầng thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
-Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
                                                         Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                                                         Mà sao nghe nhói ở trong tim.
à Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Người đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Hình ảnh trời xanh tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Bác…èNghệ thuật đối, ẩn dụ: trời xanh là vĩnh cửu, Bác là bất tử trong lòng dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót trước một sự thật: “ Bác đã ra đi !”, một cảm giác đau “nhói” ở trong lòng tác giả, một cảm xúc chân thành, xúc động nhất: sự đau xót, tiếc thương khi phải chấp nhận một sự thật đau lòng là Bác đã ra đi và Bác mãi mãi không còn nữa. Đó cũng là sự đối lập giữa lí trí và tình cảm trong tâm hồn nhà thơ… Điều đó càng chứng tỏ chủ tịch HCM vĩ đại và thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi, thân thiết đối với mỗi người dân VN như thế nào. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.
ó Khổ thơ mang âm điệu da diết, nhức nhối nỗi buồn thương à Nỗi nhớ đã chuyển hóa thành nỗi đau. Sự bất lực của con người trước cái hữu hạn của kiếp người, trước cái vô hạn của vũ trụ tạo thành một nỗi đau vô tận

*Khổ 4: Nỗi niềm nhớ Bác dâng trào, ước nguyện mãi mãi đi theo con đường CM của người.
                                                         Mai về miền Nam thương trào nước mắt
à Ý thơ chân thành, xúc động, nước mắt của hàng triệu đồng bào miền Nam khóc Bác. Tình thương, nỗi nhớ chấp cánh cho bao ước mơ :
                                                         Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                                                         Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
                                                         Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
-Cảm xúc trước khi ra về: ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ, muốn được ở lại bên Bác để làm: con chim dâng tiếng hót vui, bông hoa dâng hương thơm mát, cây tre trung hiếu canh gác cho Bác đêm ngày.
+ Con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu mang nghĩa ẩn dụ sự thực nhỏ bé để tôn vinh hình tượng vĩ đại của Bác, để thể hiện ước nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng Bác đã đi. Tấm lòng nhà thơ thật trọn vẹn, thật thiết tha.
+ Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại ba lần làm ý thơ dồn dập thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhà thơ, cùng với những hình ảnh tượng trưng, nhịp thơ mênh mang dàn trải như muốn giải bày ước nguyện chân thành của tác giả, người con miền Nam đối với Bác, cũng là tình cảm thành kính thiêng liêng của nhân dân VN đối với lãnh tụ cách mạng.
-Hình ảnh hàng tre đã xuất hiện ở khổ thơ đầu nay lại xuất hiện ở khổ thơ cuối nhưng lại mang một sắc thái mới mẻ, là biểu hiện của tấm lòng nhà thơ, mong ước của nhà thơ, một mong ước rất mãnh liệt.
ó Đề tài về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu được thơ ca thể hiện sâu sắc và trân trọng. Nhưng trong số những bài thơ viết về bác, bài “ Viếng lăng Bác” là bài thơ thành công nhất.

3/ Kết bài:
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ trữ tình rất xúc động bởi giọng thơ thành kính, trang trọng bởi tình cảm chân thành của tác giả Viễn Phương làm xao xuyến lòng người. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa tình cảm từ cõi đời thường lên cõi vĩnh hằng cao cả.
- Bác đã đi xa, nhưng tình cảm và đạo đức của Người vẫn là kho đạo đức cho ta phấn đấu: “ Bác mong con cháu mau khôn lớn – nối gót ông cha bước kịp mình.”
- Bài thơ còn lại với mỗi con người VN như một lời nhắn nhủ yêu thương: “ Sống học tập, làm việc và lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại.”





First Alphabet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét