Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh



1/ Mở bài: Trong thơ ca VN, có nhiều bài thơ ca ngợi về mùa thu. Nhưng viết về thời điểm giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu thì “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một tác phẩm xưa nay hiếm. ( dẫn thơ)

2/ Thân bài
A Thiên nhiên sang thu:
Khổ 1: Khúc giao mùa từ hạ sang thu.
-          Ba câu thơ đầu không cấu trúc theo trình tự thời gian mà theo cảm xúc lan tỏa mỗi lúc một rộng, một xa trong không gian.
-          Mùa thu đến khá đột ngột (bỗng) bằng những tín hiệu vô hình: hương ổi, gió se, sương chùng chình trong không gian.
-          “Bỗng nhận ra”: câu thơ bắt đầu một cảm giác sửng sốt, đột ngột, ngạc nhiên,khiến cho người đọc có thể hình dung ra hương ổi không phải chỉ lúc ấy mới có mà nó có từ rất lâu rồi mà không ai nhận ra
-          Hương ổi:  mùi hương đặc trưng báo hiệu một mùa trái chín ( thời tiết tháng 7-8: hạ-thu) lan tỏa khắp khu vườn hương thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ à Hình ảnh đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương, gợi nhớ tuổi ấu thơ, gợi nhớ một buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, những đàn Trâu bò no cỏ đang đùa giỡn nhau và những đứa trẻ đang ẩn hiện trong những triền ổi chín ven sông. Và như thế hương ổi đơn sơ lại trở thành quý giá, là chiếc chìa khóa mở thẳng vào tâm hồn ta.
-          Phả: động từ diễn tả sự lan tỏa . Hương ổi thơm lừng tỏa khắp không gian, phả ngập tâm hồn người đứng.
-          Gió se: gió thổi mạnh và khô khác gió mùa hạ nóng ẩm à hết hạ sang thu.
-          Sương chùng chình: từ láy tượng hình à nhân hóa à  diễn tả một sự cố ý chậm lại. Sương thu đến trong không khí lạnh nên tan chậm hơn. “Sương chùng chình” khi ngửi thấy mùi hương ổi trong gió se. Thiên nhiên cũng cố ý chậm lại, không nỡ làm tan đi vẻ đẹp do chính thiên nhiên tạo ra.
è Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: hương ổi, gió se, sương chùng chình - những thứ vô hình, mờ ảo nhưng dễ cảm nhận.
è Miêu tả độc đáo, sự chuyển đổi cảm giác từ nhận ra mùi hương ổi chín đến cảm giác hơi lạnh qua làn gió se và nhìn thấy màn sương giăng mắc nhẹ nhàng, mờ ảo.
-          Ngõ: ngõ nhà, ngõ xóm, thôn hay ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
-          Chùng chình” ở đây cũng chính là sự chùng chình của tâm trạng. Hiện thực lung linh ấy, con người tìm kiếm đã rất lâu ấy không ngờ lại hiện ra một cách đặc biệt như vậy nên bản thân nhà thơ cũng không nỡ rời, cố giữ lại chút gì còn sót lại của hương mùa thu, của cuộc đời
è Cảnh đẹp mơ mộng nên thơ chỉ có ở  nông thôn Bắc Bộ. Tất cả tín hiệu mùa thu chỉ mới ở trạng thái bắt đầu nên tác giả dường như chỉ cảm nhận được bằng các giác quan.
Hình như thu đã về
-          Hình như: diễn tả cảm xúc mơ hồ, không xác định à không còn bắt đầu cho một cảm xúc nghi vấn nữa mà có giá trị như một thán từ à tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng trước thời khắc giao mùa.
è miêu tả tinh tế, đầy sức gợi  tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
ó Cảm  nhận : mùa thu trong thơ của Hữu Thỉnh được cảm nhận thật đặc biệt, không chỉ bằng thị giác, xúc giác mà còn có cả khứu giác. Hương vị thu của Hữu Thỉnh đơn sơ, mộc mạc, chân chất như quê hương ông. Tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương hòa vào làm một, đó là vẻ đẹp của quê hương hòa bình trong một buổi chiều đầu thu.

Khổ 2: Bức tranh thu chuyển sang những nét hữu tình, cụ thể hơn (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời vợi.
-         2 câu thơ: “Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
      có cấu trúc đối tự nhiên như trong thơ cổ điển (thơ Đường)
-         Từ láy “dềnh dàng” diễn tả dòng nước trôi lững lờ, chậm chạp, thong thả. “Sông được lúc dềnh dàng”: một hình ảnh nhân hóa tạo cho câu thơ một ấn tượng độc đáo. Mùa hạ đã qua kết thúc những cơn mưa lớn, những cơn lũ rừng hung bạo không còn nữa, sông không còn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ. Dòng sông như đang trầm lắng lại, dùng dằng, lưu luyến.
-         Tương phản với sông, “chim bắt đầu vội vã”, câu từ đối lập như điểm một nét động, thanh thoát cho bức tranh thu vốn có phần tĩnh lặng.
-         Từ “bắt đầu” rất đc đáo. Vừa đối với “được lúc” ở câu trên , va diễn tả được cái bắt đầu vội vã” thôi chứ chưa phải đang “vội vã” cũng như trời vừa chớm sang thu chứ chưa hẳn mùa thu - phải tinh tế lắm mời nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.
-                                   “Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
è Tứ thơ làm người đọc giật mình. Sao chỉ có một nửa mình, phải trọn vẹn đám mây mùa thu chứ?                  Mùa hạ vừa đi qua, nên nửa đám mây ấy vẫn còn ở mùa hạ, nửa còn lại nằm ở mùa thu.
-         Cùng với cái “vội vã” mới chớm của cánh chim, không khí mùa thu vẫn là thư thái, lâng lâng. Vì thế mà “đám mây mùa hạ” mới duyên dáng “vắt nửa mình sang thu” như một dải lụa.
-         Cụm từ “vắt nửa mình” gợi hình, gợi cảm làm sao! Nó gợi ta hình dung một ranh giới mà đám mây đang nhẹ nhàng lướt qua. Hình ảnh đám mây là thực nhưng ranh giới giữa 2 mùa là ảo è tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, độc đáo. Chỉ cần một áng mây ngập ngừng đã gợi cả bầu trời đã nhuộm nửa sắc thu. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện. Liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết của Hữu Thỉnh. Đây là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Chỉ bằng ngôn từ, Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu vĩnh cửu.
Cảm nhận: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình chaàm chaäm , nheï nhaøng  sang thu. Người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, gôïi caûm giaùc xao xuyeán baâng khuaâng

         B. Hồn người sang thu:
Khổ 3khổ thơ thứ 3 mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, tâm hồn con người sang thu.
-          Sang khổ cuối, mùa thu được cảm nhận bằng những suy ngẫm về cuộc sống đang từ từ lắng đọng vào tâm tưởng.
-                               “Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
-          Vẫn còn có nắng, mưa, sấm sét nhưng cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, ổn định.
à “nắng” và “mưa” là hai hình ảnh đối lập, mưa vơi dần chứ không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khi thu về. “Bao nhiêu nắng” cũng lại là một nghi vấn bất ngờ. Nắng đến nhiều hơn nhưng cơn mưa thì vẫn cứ còn vì lúc này chỉ mới đầu thu, chớm heo may. Quan sát ấy quả thật tinh tế.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Vẻ điềm tĩnh của “hàng cây đứng tuổi” trước sấm sét, bão giông lúc giao mùa mang hàm ý sâu xa. Nghệ thuật ẩn dụ gợi cho ta suy ngẫm về một con người từng trải, chín chắn, vững vàng trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, những giông bão của cuộc đời. Những cơn mưa mùa hạ ở tuổi chập chững vào đi không biết đi, chỉ có điều nó đến với tuổi trưởng thành thì không còn quá kinh hoàng, nặng nề nữa. Khó khăn vẫn cứ còn nhưng “vơi dần”, nhẹ bớt. Đấy chính là hành trình của cuộc đời.
ó Câu thơ đã toát lên cái cốt cách kiêu hùng của mùa thu. Mùa thu trong thơ ca xưa thường miêu tả vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên phù hợp với tâm trạng, tình cảm u buồn của con người. Nhưng mùa thu trong bài thơ này đã thể hiện cốt cách, bản lĩnh của con người. Lòng người đng tuổi như lắng lại, vừa nghiệm trong chừng mực lại vừa pha chút hãnh diện, tự hào của một đời dạn dày từng trải.
*Cảm nhận: Sang thu không chỉ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút giao từ mùa hạ sang thu của trời đất, mà còn là những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời. Cái hay của bài thơ là sự pha trộn hài hòa giữa cái mềm mại, tha thiết của thiên nhiên mùa thu với cái vóc dáng vạm vỡ và tâm tình sâu lắng của con người từng trải.

3/ Kết bài:
Đánh giá chung về nội chung nghệ thuật của tác phẩm: Một bài thơ thu hay ở những cảm nhận tinh tế, sâu lắng với những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái rất đắt. Một từ ngữ đều phập phồng sự sông bằng những rung động tinh vi của trái tim nghệ sĩ. Cách sử dụng nhân hóa và ẩn dụ thật tài tình tạo nên bức tranh thu thanh thoát nhưng vạm vỡ, kiêu hùng. Đó là nét rất mới ở Hữu Thỉnh về đề tài thu.
Đánh giá chung về tác phẩm: với bài thơ này, ông đã góp phần đưa vào kho tàng VH dân tộc một bài thơ thu đặc sắc.
Đề 4Cảm nhận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương
1/ Mở bài:
Y phương là nhà thơ dân tộc Tày, một nhà thơ đặc biệt quan trọng của dòng văn học các dân tộc ít người. Những hình ảnh biệu tượng văn hóa dân tộc Tày được Y Phương khai thác và làm cho chúng trở nên linh động, nhiều ý nghĩa trong một thứ tiếng Việt mạch lạc, trong sáng.
- “Nói với con” là một bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách của Y Phương. Tâm hồn người miền núi nói riêng và tâm hồn người Việt nói chung được biểu hiện trong sáng, chân thực, đầy sức mạnh. Mượn lời người cha nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào trước sức sống bền bĩ của quê hương mình. Những chân lí đơn sơ về giá trị con người được tái tạo trong một ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đầy cảm xúc.

2/ Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :Y Phương sáng tác bài thơ khi nước nhà thống nhất. Từ chiến trường miền Nam, ông lấy vợ, sinh con. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn . Lúc ấy con người cư xử với nhau rất tốt. Nhưng rồi cuộc sống sau hòa bình nhiều thuận lợi đã làm mất đi bản chất tốt đẹp ở một số người. Điều đó làm nhà thơ xót xa. Ông viết bài thơ này là để khuyên con dù có ở bất kì hoàn cảnh khó khăn hay tốt đẹp thì vẫn phải giữ tâm trong sáng để làm người. Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của bài thơ “Nói với con”. Bài thơ đã đi từ tình cảm gia đình rồi mở rộng và nâng cao để trở thành tình cảm quê hương, đất nước. Từ những kỉ niệm gần gũi, gắn bó với con người mà nâng lên làm thành lẽ sống chung. Chủ đề của bài thơ được dẫn dắt tự nhiên, mạch lạc, tuy đậm chất riêng tư mà vẫn có ý nghĩa khái quát.
Đoạn 1 : Lời cha dạy: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc che chở của người đồng mình,  quê hương đã nuôi dưỡng cưu mang con người từ ấu thơ đến trưởng thành, con người phải yêu quí, gắn bó với quê hương.
* Bốn câu đầu với cách viết giản dị, nhà thơ đã phản ánh thật đẹp không khí gia đình hạnh phúc, đầm ấm:
“Chân phải… tiếng cười”
_Chân phải, chân trái, một bước, hai bước: cách liệt kê khiến ta hình dung ra cái bước đi chập chững của đứa con nhỏ. Chỉ là cách tả đứa con ngây thơ, lẩm chẩm tập đi, tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ g con chập chững những bước đầu đời trong sự chăm chút yêu thương của cha mẹ.
+ “Chân phải”, hay”chân trái” chỉ là một cách nói để khẳng định trên mảnh đất Việt Nam thiêng liêng này đi bất kì đâu, về bất kì hướng nào ta cũng bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ, người anh em của mình. Đấy cũng là ý nghĩa về sự gắn kết, về một dân tộc Việt Nam duy nhất.
“Tiếng nói,… tiếng cười”: gian nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười vui sướng, hạnh phúc. Câu thơ cũng mang một ý nghĩa khái quát. Đất nước ta sau hòa bình, hầu hết ai cũng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đó là điều mà nhà thơ muốn dạy,  muốn nói cho con biết.
Động từ “chạm” khơi lên một cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi, dường như cũng tràn đầy sự e lệ kín đáo, nhắc con tấm lòng của nhân dân, đất nước với mỗi con người, gợi tình cảm thủy chung với tổ quốc, một bài học về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
gtác giả đã khẳng định gia đình chính là cái nôi, là tổ ấm để con sống, lớn khôn, trưởng thành trong bình yên, tình yêu và niềm mơ ước của cha mẹ.
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
_  “Người đồng mình” là cách gọi độc đáo về những con người quê hương. Cách gọi thật gần gũi thân thương gắn liền với lời đối thoại tha thiết “Con ơi”.
a Một câu thơ giản dị mang cách nói của dân tộc miền núi tạo tính chân thật, giản dị nhưng trĩu nặng cảm xúc vì nó đã tiếp nối bởi tình cảm cộng đồng lớn lao trong bốn câu thơ đầu. “Người đồng mình” ở đây chính là dân tộc Việt Nam ta “Yêu lắm con ơi” chính là tấm lòng của nhà thơ, của người miền núi luôn mang một ý nghĩa đoàn kết, gắn bó các dân tộc trên dải đất này thành một khối đoàn kết, thống nhất. Tứ thơ vì vậy trở nên dạt dào cảm xúc.
_Tác giả đã có cách lí giải rất cụ thể về dân tộc mình với những nét đáng yêu: “Đan lờ… câu hát” .
- Lờ, ken, vách nhà: là những sự vật rất gần gũi với dân tộc miền núi
_Các động từ “cài, then” gợi cảm giác quấn quýt thân thương
_Họ sống đẹp, họ làm ra một cách có nghệ thuật từ cái dụng cụ lao động để bắt cá hằng ngày. Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp nghĩa tình.
a Cách dùng những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ để giới thiệu với người đọc tấm lòng nâng đỡ, đùm bọc, chở che của quê hương với con người để tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc với nhà thơ, hiệu quả tiếp nhận vì thế mà đạt kết quả không ngờ. Ý thức dân tộc, quê hương càng được củng cố.
         “Rừng cho hoa… tấm lòng”g Rừng núi, quê hương đã chở che, nuôi dưỡng nhiều thế hệ.
_Bằng cách nhân hóa “rừng” và “con đường” cùng với điệp ngữ “cho”- lối sống rất tình nghĩa của người đồng mình. Chính thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. g Sử dụng một nhịp điệu quen thuộc trong dân ca Tày với một cách so sánh quen thuộc của người miền núi, nhà thơ đã bày tỏ một bản chất không thể đổi thay của “con đường” liên kết những người đồng mình với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng.
_Cuối đoạn thơ người cha còn nhắc con một kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình, có tính chất cội nguồn của hạnh phúc: “Cha mẹ… trên đời”g Hai câu thơ này là hệ quả của những câu thơ trước. Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ hạnh phúc bền lâu.
-Mở đầu bài thơ là một mái ấm gia đình hạnh phúc. Lời thơ mộc mạc mà trang trọng niềm vui, niềm tự hào sâu sắc. Gắn trong ngôn ngữ dân tộc ít người giản dị, chân thật nhưng gợi hình, sống động, tác giả đã ca ngợi tấm lòng của quê hương, đất nước đã cưu mang, nuôi dưỡng con người và cũng hình thành ở con người một tư tưởng, một lối sống ân tình thủy chung.
Đoạn 2 : Lời cha dạy: hãy tự hào về sức sống bền bĩ, mạnh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
_ Cảm xúc và suy nghĩ về con người đang cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc:
+  “Người đồng mình… con ơi!” cách gọi “người đồng mình” thật tự nhiên , mộc mạc, mang đậm tính địa phương của người dân tộc…kết hợp với ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi!”. Thể hiện tinh thần gắn bó, gần gũi, thân thiết của tác giả với mảnh đất và con người quê hương.
+ Những đức tinh cao đẹp, đáng yêu đáng quý của người đồng mình
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
- Một ý thơ với nhiều hình ảnh đối lập “cao” với “xa”, “nỗi buồn” với “chí lớn” người cha muốn nhắc nhở con mình 1 điều: con người không được phép buồn vì những điều nhỏ nhặt, nếu có buồn thì hãy buồn vì mình chưa đạt đến những đỉnh cao nhân văn nhất. chính nỗi buồn ấy sẽ hun đúc nên ý chí con người.
g Một ý thơ thật sâu sắc mà không đơn giản. Đó là đặc trưng dùng ngôn ngữ người miền núi, ngắn gọn, nhắm thẳng vào sự vật. Các từ càng ít càng giống như một lời nhắn nhủ, một mệnh lệnh găm thẳng vào tâm hồn người.
-Bài học đầu tiên mà nhà thơ muốn dạy cho con mình thật giá trị, sâu sắc, cần thiết của cuộc đời mỗi con người chính là những giá trị của cải tinh thần chứ không phải là của cải vật chất thông thường.
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên dá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”
g Lời cha dạy con ở ý thơ này chính là dạy con sự thủy chung, gắn bó với quê hương cho dù quê hương đói nghèo, khổ sở.g Ẩn ý của đoạn thơ là sự nối tiếp tứ thơ của đoạn trước. Nếu đã hiểu giá trị tinh thần là cao quí thì họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống một cách tự nhiên không kêu ca, chê bai. Trên đá cằn khô hay trong thung cằn cỗi ấy, con người vẫn tìm thấy sự tươi đẹp của cuộc đời.
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống gềnh
Không lo cực nhọc”
- Hình ảnh so sánh cụ thể với thiên nhiên như “sông, suối, thác, gềnh”, cách diễn đạt mộc mạc giọng thơ tự nhiên như lời nói g được người cha dùng với tính chất biểu tượng cho khó khăn, gian khổ và sức mạnh vượt khó khăn, gian khổ của con người quê hương.
-sự chấp nhận gian khổ ấy còn thể hiện trong từ ngữ “không chê, không lo” và cách nói tha thiết “vẫn muốn” à  “Người đồng mình” vất vả và nghèo đói, cực nhọc, lam lũ mà vẫn sống mạnh mẽ “như sông như suối”, sống khoáng đạt với chí lớn , luôn yêu quí tự hào, bền bỉ gắn bó với quê hương…
g Ý thơ lần nữa lại mang một hàm ý. Đời người sống như sông, dòng suối, có đoạn êm ả, có đoạn đầy thác gềnh. Con người biết chấp nhận điều đó thì mọi khó khăn trong cuộc đời này thì sẽ không làm cho họ cực nhọc, nản chí.
a Người cha mong muốn con sống có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của chính bản thân mình, không ruồng bỏ chê bai, phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo, còn buồn, còn vất vả gian nan.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
à Lại một cách nói ẩn dụ “ thô sơ da thịt” : Phản ánh một bản chất đặc biệt của con người miền núi: sự chân thật. Đây là điều làm nhà thơ tự hào về “người đồng mình”. Giá trị không thể đo bằng của cải mà đo bằng tâm hồn và ý chí của họ. Chính những con người ấy đã làm nên diện mạo quê hương khác hẳn với triền núi kho cằn hay những thung lũng sâu đầy giông bão.
à Người đồng mình không phải là một sự lặp lại ngẫu nhiên. Nó góp phần tăng cao niềm tự hào của nhà thơ về dân tộc mình. Những con người luôn biết hướng tới đời sống tinh thần cao cả, biết vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường làm thối rữa, mục nát những hoài bão tốt đẹp của đời người.
 a Cách nói đối lập, tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trongg Người đồng mình sống giản dị, chất phác, khỏe mạnh nhưng giàu chí khí niềm tin và nghị lực….
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
à Mỗi một con người bằng ý chí và khát vọng cống hiến của mình đã đóng góp cho quê hương những điều tốt đẹp nhất. Sự đóng góp ấy đầy khó khăn như việc “đục đá” và để đáp lại sự hi sinh đó, cộng đồng đó cũng đền lại cho họ những “phong tục” đẹp đẽ đậm chất nhân văn, mang lại sự bình yên vui sống. “Tự đục đá kê cao quê hương” là một cách nói có ý khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn của họ.Bằng sự lao động nhẫn nại hằng ngày, họ đã làm nên quê hương, sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Những câu thơ cuối là lời nhắn nhủ chứa chan bao hi vọng của cha với con “con ơi…nghe con”
à lời cha dạy: phải sống có ý thức, trách nhiệm với dân tộc, với cộng đồng, không được sống một cách nhỏ nhoi, hèn kém.
à Lời cha nói thật thiết tha, chân tình với lời gọi “con ơi” và lời nhắn nhủ “nghe con”
è Lời thơ với giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh đối lập “thô sơ da thịt” với “không bao giờ nhỏ bé được”. Con người ở đây, một lần nữa nhà thơ lại buộc chặt họ vào hai chữ ý thức và trách nhiệm để có thể sống tốt đẹp. Tác giả đã truyền tải bài học giáo dục sâu sắc đó bằng những dòng thơ ngắn và thường không có vần, với những câu kế tiếp làm cho chúng giống với một lời nhắn nhủ. Những câu thơ mộc mạc đơn sơ, chân chất như người đồng mình vậy. Câu thơ, bài thơ giống như tiếng hằng ngày và do đó nó gần gũi với tâm hồn người đọc hơn.
è Lời cha dặn con thật ngắn gọn, hàm súc mà cũng thật sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim. Con người phải sống theo mệnh lệnh đó, phải sống cho cao đẹp, không được nhỏ nhoi, hèn kém… Lời dặn dò thực sự là niềm tin và tình yêu của cha, mong con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, chọn lẽ sống cao đẹp để bước vào đời.
□ Khổ thơ có nhiều hình ảnh tượng trưng đẹp, lời thơ mc mạc chứa đựng tình yêu thương tha thiết và tin tưởng của cha đối vói con, 1 tình cảm thấm đẫm tình nghĩa thủy chung sâu nặng với quê hương.
ó Từ cảm xúc chung rộng lớn đối với quê hương, tác giả đã trở về với tình cảm riêng tư, tình cha con đằm thắm. Hình ảnh đối lập “ tuy thô sơ da thịt” với “ không bao giờ nhỏ bé được” đã làm nổi bật mong ước và kì vọng của người cha đối với đứa con thân yêu. Lời dặn dò thực sự là niềm tin và tình yêu thương của người cha: mong con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, chọn lẽ sng cao đẹp đ tự tin bước vào đời, đem theo hành trang cần thiết là tình yêu tha thiết của cha mẹ và quê hương

3/ Kết bài:
 “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ hay và giàu tình cảm. Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc, giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện tình cảm cha con ấm cúng, niềm tự hào về truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của dân tộc và quê hương. Giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, đồng thời gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh



1/ Mở bài: Trong thơ ca VN, có nhiều bài thơ ca ngợi về mùa thu. Nhưng viết về thời điểm giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu thì “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một tác phẩm xưa nay hiếm. ( dẫn thơ)

2/ Thân bài
A Thiên nhiên sang thu:
Khổ 1: Khúc giao mùa từ hạ sang thu.
-          Ba câu thơ đầu không cấu trúc theo trình tự thời gian mà theo cảm xúc lan tỏa mỗi lúc một rộng, một xa trong không gian.
-          Mùa thu đến khá đột ngột (bỗng) bằng những tín hiệu vô hình: hương ổi, gió se, sương chùng chình trong không gian.
-          “Bỗng nhận ra”: câu thơ bắt đầu một cảm giác sửng sốt, đột ngột, ngạc nhiên,khiến cho người đọc có thể hình dung ra hương ổi không phải chỉ lúc ấy mới có mà nó có từ rất lâu rồi mà không ai nhận ra
-          Hương ổi:  mùi hương đặc trưng báo hiệu một mùa trái chín ( thời tiết tháng 7-8: hạ-thu) lan tỏa khắp khu vườn hương thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ à Hình ảnh đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương, gợi nhớ tuổi ấu thơ, gợi nhớ một buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, những đàn Trâu bò no cỏ đang đùa giỡn nhau và những đứa trẻ đang ẩn hiện trong những triền ổi chín ven sông. Và như thế hương ổi đơn sơ lại trở thành quý giá, là chiếc chìa khóa mở thẳng vào tâm hồn ta.
-          Phả: động từ diễn tả sự lan tỏa . Hương ổi thơm lừng tỏa khắp không gian, phả ngập tâm hồn người đứng.
-          Gió se: gió thổi mạnh và khô khác gió mùa hạ nóng ẩm à hết hạ sang thu.
-          Sương chùng chình: từ láy tượng hình à nhân hóa à  diễn tả một sự cố ý chậm lại. Sương thu đến trong không khí lạnh nên tan chậm hơn. “Sương chùng chình” khi ngửi thấy mùi hương ổi trong gió se. Thiên nhiên cũng cố ý chậm lại, không nỡ làm tan đi vẻ đẹp do chính thiên nhiên tạo ra.
è Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: hương ổi, gió se, sương chùng chình - những thứ vô hình, mờ ảo nhưng dễ cảm nhận.
è Miêu tả độc đáo, sự chuyển đổi cảm giác từ nhận ra mùi hương ổi chín đến cảm giác hơi lạnh qua làn gió se và nhìn thấy màn sương giăng mắc nhẹ nhàng, mờ ảo.
-          Ngõ: ngõ nhà, ngõ xóm, thôn hay ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
-          Chùng chình” ở đây cũng chính là sự chùng chình của tâm trạng. Hiện thực lung linh ấy, con người tìm kiếm đã rất lâu ấy không ngờ lại hiện ra một cách đặc biệt như vậy nên bản thân nhà thơ cũng không nỡ rời, cố giữ lại chút gì còn sót lại của hương mùa thu, của cuộc đời
è Cảnh đẹp mơ mộng nên thơ chỉ có ở  nông thôn Bắc Bộ. Tất cả tín hiệu mùa thu chỉ mới ở trạng thái bắt đầu nên tác giả dường như chỉ cảm nhận được bằng các giác quan.
Hình như thu đã về
-          Hình như: diễn tả cảm xúc mơ hồ, không xác định à không còn bắt đầu cho một cảm xúc nghi vấn nữa mà có giá trị như một thán từ à tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng trước thời khắc giao mùa.
è miêu tả tinh tế, đầy sức gợi  tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
ó Cảm  nhận : mùa thu trong thơ của Hữu Thỉnh được cảm nhận thật đặc biệt, không chỉ bằng thị giác, xúc giác mà còn có cả khứu giác. Hương vị thu của Hữu Thỉnh đơn sơ, mộc mạc, chân chất như quê hương ông. Tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương hòa vào làm một, đó là vẻ đẹp của quê hương hòa bình trong một buổi chiều đầu thu.

Khổ 2: Bức tranh thu chuyển sang những nét hữu tình, cụ thể hơn (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời vợi.
-         2 câu thơ: “Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
      có cấu trúc đối tự nhiên như trong thơ cổ điển (thơ Đường)
-         Từ láy “dềnh dàng” diễn tả dòng nước trôi lững lờ, chậm chạp, thong thả. “Sông được lúc dềnh dàng”: một hình ảnh nhân hóa tạo cho câu thơ một ấn tượng độc đáo. Mùa hạ đã qua kết thúc những cơn mưa lớn, những cơn lũ rừng hung bạo không còn nữa, sông không còn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ. Dòng sông như đang trầm lắng lại, dùng dằng, lưu luyến.
-         Tương phản với sông, “chim bắt đầu vội vã”, câu từ đối lập như điểm một nét động, thanh thoát cho bức tranh thu vốn có phần tĩnh lặng.
-         Từ “bắt đầu” rất đc đáo. Vừa đối với “được lúc” ở câu trên , va diễn tả được cái bắt đầu vội vã” thôi chứ chưa phải đang “vội vã” cũng như trời vừa chớm sang thu chứ chưa hẳn mùa thu - phải tinh tế lắm mời nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.
-                                   “Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
è Tứ thơ làm người đọc giật mình. Sao chỉ có một nửa mình, phải trọn vẹn đám mây mùa thu chứ?                  Mùa hạ vừa đi qua, nên nửa đám mây ấy vẫn còn ở mùa hạ, nửa còn lại nằm ở mùa thu.
-         Cùng với cái “vội vã” mới chớm của cánh chim, không khí mùa thu vẫn là thư thái, lâng lâng. Vì thế mà “đám mây mùa hạ” mới duyên dáng “vắt nửa mình sang thu” như một dải lụa.
-         Cụm từ “vắt nửa mình” gợi hình, gợi cảm làm sao! Nó gợi ta hình dung một ranh giới mà đám mây đang nhẹ nhàng lướt qua. Hình ảnh đám mây là thực nhưng ranh giới giữa 2 mùa là ảo è tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, độc đáo. Chỉ cần một áng mây ngập ngừng đã gợi cả bầu trời đã nhuộm nửa sắc thu. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện. Liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết của Hữu Thỉnh. Đây là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ. Chỉ bằng ngôn từ, Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu vĩnh cửu.
Cảm nhận: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình chaàm chaäm , nheï nhaøng  sang thu. Người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, gôïi caûm giaùc xao xuyeán baâng khuaâng

         B. Hồn người sang thu:
Khổ 3khổ thơ thứ 3 mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, tâm hồn con người sang thu.
-          Sang khổ cuối, mùa thu được cảm nhận bằng những suy ngẫm về cuộc sống đang từ từ lắng đọng vào tâm tưởng.
-                               “Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
-          Vẫn còn có nắng, mưa, sấm sét nhưng cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, ổn định.
à “nắng” và “mưa” là hai hình ảnh đối lập, mưa vơi dần chứ không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khi thu về. “Bao nhiêu nắng” cũng lại là một nghi vấn bất ngờ. Nắng đến nhiều hơn nhưng cơn mưa thì vẫn cứ còn vì lúc này chỉ mới đầu thu, chớm heo may. Quan sát ấy quả thật tinh tế.
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Vẻ điềm tĩnh của “hàng cây đứng tuổi” trước sấm sét, bão giông lúc giao mùa mang hàm ý sâu xa. Nghệ thuật ẩn dụ gợi cho ta suy ngẫm về một con người từng trải, chín chắn, vững vàng trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, những giông bão của cuộc đời. Những cơn mưa mùa hạ ở tuổi chập chững vào đi không biết đi, chỉ có điều nó đến với tuổi trưởng thành thì không còn quá kinh hoàng, nặng nề nữa. Khó khăn vẫn cứ còn nhưng “vơi dần”, nhẹ bớt. Đấy chính là hành trình của cuộc đời.
ó Câu thơ đã toát lên cái cốt cách kiêu hùng của mùa thu. Mùa thu trong thơ ca xưa thường miêu tả vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên phù hợp với tâm trạng, tình cảm u buồn của con người. Nhưng mùa thu trong bài thơ này đã thể hiện cốt cách, bản lĩnh của con người. Lòng người đng tuổi như lắng lại, vừa nghiệm trong chừng mực lại vừa pha chút hãnh diện, tự hào của một đời dạn dày từng trải.
*Cảm nhận: Sang thu không chỉ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút giao từ mùa hạ sang thu của trời đất, mà còn là những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời. Cái hay của bài thơ là sự pha trộn hài hòa giữa cái mềm mại, tha thiết của thiên nhiên mùa thu với cái vóc dáng vạm vỡ và tâm tình sâu lắng của con người từng trải.

3/ Kết bài:
Đánh giá chung về nội chung nghệ thuật của tác phẩm: Một bài thơ thu hay ở những cảm nhận tinh tế, sâu lắng với những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái rất đắt. Một từ ngữ đều phập phồng sự sông bằng những rung động tinh vi của trái tim nghệ sĩ. Cách sử dụng nhân hóa và ẩn dụ thật tài tình tạo nên bức tranh thu thanh thoát nhưng vạm vỡ, kiêu hùng. Đó là nét rất mới ở Hữu Thỉnh về đề tài thu.
Đánh giá chung về tác phẩm: với bài thơ này, ông đã góp phần đưa vào kho tàng VH dân tộc một bài thơ thu đặc sắc.
Đề 4Cảm nhận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương
1/ Mở bài:
Y phương là nhà thơ dân tộc Tày, một nhà thơ đặc biệt quan trọng của dòng văn học các dân tộc ít người. Những hình ảnh biệu tượng văn hóa dân tộc Tày được Y Phương khai thác và làm cho chúng trở nên linh động, nhiều ý nghĩa trong một thứ tiếng Việt mạch lạc, trong sáng.
- “Nói với con” là một bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách của Y Phương. Tâm hồn người miền núi nói riêng và tâm hồn người Việt nói chung được biểu hiện trong sáng, chân thực, đầy sức mạnh. Mượn lời người cha nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào trước sức sống bền bĩ của quê hương mình. Những chân lí đơn sơ về giá trị con người được tái tạo trong một ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ nhưng đầy cảm xúc.

2/ Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :Y Phương sáng tác bài thơ khi nước nhà thống nhất. Từ chiến trường miền Nam, ông lấy vợ, sinh con. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn . Lúc ấy con người cư xử với nhau rất tốt. Nhưng rồi cuộc sống sau hòa bình nhiều thuận lợi đã làm mất đi bản chất tốt đẹp ở một số người. Điều đó làm nhà thơ xót xa. Ông viết bài thơ này là để khuyên con dù có ở bất kì hoàn cảnh khó khăn hay tốt đẹp thì vẫn phải giữ tâm trong sáng để làm người. Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của bài thơ “Nói với con”. Bài thơ đã đi từ tình cảm gia đình rồi mở rộng và nâng cao để trở thành tình cảm quê hương, đất nước. Từ những kỉ niệm gần gũi, gắn bó với con người mà nâng lên làm thành lẽ sống chung. Chủ đề của bài thơ được dẫn dắt tự nhiên, mạch lạc, tuy đậm chất riêng tư mà vẫn có ý nghĩa khái quát.
Đoạn 1 : Lời cha dạy: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc che chở của người đồng mình,  quê hương đã nuôi dưỡng cưu mang con người từ ấu thơ đến trưởng thành, con người phải yêu quí, gắn bó với quê hương.
* Bốn câu đầu với cách viết giản dị, nhà thơ đã phản ánh thật đẹp không khí gia đình hạnh phúc, đầm ấm:
“Chân phải… tiếng cười”
_Chân phải, chân trái, một bước, hai bước: cách liệt kê khiến ta hình dung ra cái bước đi chập chững của đứa con nhỏ. Chỉ là cách tả đứa con ngây thơ, lẩm chẩm tập đi, tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ g con chập chững những bước đầu đời trong sự chăm chút yêu thương của cha mẹ.
+ “Chân phải”, hay”chân trái” chỉ là một cách nói để khẳng định trên mảnh đất Việt Nam thiêng liêng này đi bất kì đâu, về bất kì hướng nào ta cũng bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ, người anh em của mình. Đấy cũng là ý nghĩa về sự gắn kết, về một dân tộc Việt Nam duy nhất.
“Tiếng nói,… tiếng cười”: gian nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười vui sướng, hạnh phúc. Câu thơ cũng mang một ý nghĩa khái quát. Đất nước ta sau hòa bình, hầu hết ai cũng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đó là điều mà nhà thơ muốn dạy,  muốn nói cho con biết.
Động từ “chạm” khơi lên một cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi, dường như cũng tràn đầy sự e lệ kín đáo, nhắc con tấm lòng của nhân dân, đất nước với mỗi con người, gợi tình cảm thủy chung với tổ quốc, một bài học về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
gtác giả đã khẳng định gia đình chính là cái nôi, là tổ ấm để con sống, lớn khôn, trưởng thành trong bình yên, tình yêu và niềm mơ ước của cha mẹ.
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
_  “Người đồng mình” là cách gọi độc đáo về những con người quê hương. Cách gọi thật gần gũi thân thương gắn liền với lời đối thoại tha thiết “Con ơi”.
a Một câu thơ giản dị mang cách nói của dân tộc miền núi tạo tính chân thật, giản dị nhưng trĩu nặng cảm xúc vì nó đã tiếp nối bởi tình cảm cộng đồng lớn lao trong bốn câu thơ đầu. “Người đồng mình” ở đây chính là dân tộc Việt Nam ta “Yêu lắm con ơi” chính là tấm lòng của nhà thơ, của người miền núi luôn mang một ý nghĩa đoàn kết, gắn bó các dân tộc trên dải đất này thành một khối đoàn kết, thống nhất. Tứ thơ vì vậy trở nên dạt dào cảm xúc.
_Tác giả đã có cách lí giải rất cụ thể về dân tộc mình với những nét đáng yêu: “Đan lờ… câu hát” .
- Lờ, ken, vách nhà: là những sự vật rất gần gũi với dân tộc miền núi
_Các động từ “cài, then” gợi cảm giác quấn quýt thân thương
_Họ sống đẹp, họ làm ra một cách có nghệ thuật từ cái dụng cụ lao động để bắt cá hằng ngày. Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp nghĩa tình.
a Cách dùng những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ để giới thiệu với người đọc tấm lòng nâng đỡ, đùm bọc, chở che của quê hương với con người để tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc với nhà thơ, hiệu quả tiếp nhận vì thế mà đạt kết quả không ngờ. Ý thức dân tộc, quê hương càng được củng cố.
         “Rừng cho hoa… tấm lòng”g Rừng núi, quê hương đã chở che, nuôi dưỡng nhiều thế hệ.
_Bằng cách nhân hóa “rừng” và “con đường” cùng với điệp ngữ “cho”- lối sống rất tình nghĩa của người đồng mình. Chính thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. g Sử dụng một nhịp điệu quen thuộc trong dân ca Tày với một cách so sánh quen thuộc của người miền núi, nhà thơ đã bày tỏ một bản chất không thể đổi thay của “con đường” liên kết những người đồng mình với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng.
_Cuối đoạn thơ người cha còn nhắc con một kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình, có tính chất cội nguồn của hạnh phúc: “Cha mẹ… trên đời”g Hai câu thơ này là hệ quả của những câu thơ trước. Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ hạnh phúc bền lâu.
-Mở đầu bài thơ là một mái ấm gia đình hạnh phúc. Lời thơ mộc mạc mà trang trọng niềm vui, niềm tự hào sâu sắc. Gắn trong ngôn ngữ dân tộc ít người giản dị, chân thật nhưng gợi hình, sống động, tác giả đã ca ngợi tấm lòng của quê hương, đất nước đã cưu mang, nuôi dưỡng con người và cũng hình thành ở con người một tư tưởng, một lối sống ân tình thủy chung.
Đoạn 2 : Lời cha dạy: hãy tự hào về sức sống bền bĩ, mạnh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
_ Cảm xúc và suy nghĩ về con người đang cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc:
+  “Người đồng mình… con ơi!” cách gọi “người đồng mình” thật tự nhiên , mộc mạc, mang đậm tính địa phương của người dân tộc…kết hợp với ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi!”. Thể hiện tinh thần gắn bó, gần gũi, thân thiết của tác giả với mảnh đất và con người quê hương.
+ Những đức tinh cao đẹp, đáng yêu đáng quý của người đồng mình
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
- Một ý thơ với nhiều hình ảnh đối lập “cao” với “xa”, “nỗi buồn” với “chí lớn” người cha muốn nhắc nhở con mình 1 điều: con người không được phép buồn vì những điều nhỏ nhặt, nếu có buồn thì hãy buồn vì mình chưa đạt đến những đỉnh cao nhân văn nhất. chính nỗi buồn ấy sẽ hun đúc nên ý chí con người.
g Một ý thơ thật sâu sắc mà không đơn giản. Đó là đặc trưng dùng ngôn ngữ người miền núi, ngắn gọn, nhắm thẳng vào sự vật. Các từ càng ít càng giống như một lời nhắn nhủ, một mệnh lệnh găm thẳng vào tâm hồn người.
-Bài học đầu tiên mà nhà thơ muốn dạy cho con mình thật giá trị, sâu sắc, cần thiết của cuộc đời mỗi con người chính là những giá trị của cải tinh thần chứ không phải là của cải vật chất thông thường.
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên dá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”
g Lời cha dạy con ở ý thơ này chính là dạy con sự thủy chung, gắn bó với quê hương cho dù quê hương đói nghèo, khổ sở.g Ẩn ý của đoạn thơ là sự nối tiếp tứ thơ của đoạn trước. Nếu đã hiểu giá trị tinh thần là cao quí thì họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống một cách tự nhiên không kêu ca, chê bai. Trên đá cằn khô hay trong thung cằn cỗi ấy, con người vẫn tìm thấy sự tươi đẹp của cuộc đời.
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống gềnh
Không lo cực nhọc”
- Hình ảnh so sánh cụ thể với thiên nhiên như “sông, suối, thác, gềnh”, cách diễn đạt mộc mạc giọng thơ tự nhiên như lời nói g được người cha dùng với tính chất biểu tượng cho khó khăn, gian khổ và sức mạnh vượt khó khăn, gian khổ của con người quê hương.
-sự chấp nhận gian khổ ấy còn thể hiện trong từ ngữ “không chê, không lo” và cách nói tha thiết “vẫn muốn” à  “Người đồng mình” vất vả và nghèo đói, cực nhọc, lam lũ mà vẫn sống mạnh mẽ “như sông như suối”, sống khoáng đạt với chí lớn , luôn yêu quí tự hào, bền bỉ gắn bó với quê hương…
g Ý thơ lần nữa lại mang một hàm ý. Đời người sống như sông, dòng suối, có đoạn êm ả, có đoạn đầy thác gềnh. Con người biết chấp nhận điều đó thì mọi khó khăn trong cuộc đời này thì sẽ không làm cho họ cực nhọc, nản chí.
a Người cha mong muốn con sống có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của chính bản thân mình, không ruồng bỏ chê bai, phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo, còn buồn, còn vất vả gian nan.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
à Lại một cách nói ẩn dụ “ thô sơ da thịt” : Phản ánh một bản chất đặc biệt của con người miền núi: sự chân thật. Đây là điều làm nhà thơ tự hào về “người đồng mình”. Giá trị không thể đo bằng của cải mà đo bằng tâm hồn và ý chí của họ. Chính những con người ấy đã làm nên diện mạo quê hương khác hẳn với triền núi kho cằn hay những thung lũng sâu đầy giông bão.
à Người đồng mình không phải là một sự lặp lại ngẫu nhiên. Nó góp phần tăng cao niềm tự hào của nhà thơ về dân tộc mình. Những con người luôn biết hướng tới đời sống tinh thần cao cả, biết vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường làm thối rữa, mục nát những hoài bão tốt đẹp của đời người.
 a Cách nói đối lập, tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trongg Người đồng mình sống giản dị, chất phác, khỏe mạnh nhưng giàu chí khí niềm tin và nghị lực….
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
à Mỗi một con người bằng ý chí và khát vọng cống hiến của mình đã đóng góp cho quê hương những điều tốt đẹp nhất. Sự đóng góp ấy đầy khó khăn như việc “đục đá” và để đáp lại sự hi sinh đó, cộng đồng đó cũng đền lại cho họ những “phong tục” đẹp đẽ đậm chất nhân văn, mang lại sự bình yên vui sống. “Tự đục đá kê cao quê hương” là một cách nói có ý khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn của họ.Bằng sự lao động nhẫn nại hằng ngày, họ đã làm nên quê hương, sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Những câu thơ cuối là lời nhắn nhủ chứa chan bao hi vọng của cha với con “con ơi…nghe con”
à lời cha dạy: phải sống có ý thức, trách nhiệm với dân tộc, với cộng đồng, không được sống một cách nhỏ nhoi, hèn kém.
à Lời cha nói thật thiết tha, chân tình với lời gọi “con ơi” và lời nhắn nhủ “nghe con”
è Lời thơ với giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh đối lập “thô sơ da thịt” với “không bao giờ nhỏ bé được”. Con người ở đây, một lần nữa nhà thơ lại buộc chặt họ vào hai chữ ý thức và trách nhiệm để có thể sống tốt đẹp. Tác giả đã truyền tải bài học giáo dục sâu sắc đó bằng những dòng thơ ngắn và thường không có vần, với những câu kế tiếp làm cho chúng giống với một lời nhắn nhủ. Những câu thơ mộc mạc đơn sơ, chân chất như người đồng mình vậy. Câu thơ, bài thơ giống như tiếng hằng ngày và do đó nó gần gũi với tâm hồn người đọc hơn.
è Lời cha dặn con thật ngắn gọn, hàm súc mà cũng thật sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim. Con người phải sống theo mệnh lệnh đó, phải sống cho cao đẹp, không được nhỏ nhoi, hèn kém… Lời dặn dò thực sự là niềm tin và tình yêu của cha, mong con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, chọn lẽ sống cao đẹp để bước vào đời.
□ Khổ thơ có nhiều hình ảnh tượng trưng đẹp, lời thơ mc mạc chứa đựng tình yêu thương tha thiết và tin tưởng của cha đối vói con, 1 tình cảm thấm đẫm tình nghĩa thủy chung sâu nặng với quê hương.
ó Từ cảm xúc chung rộng lớn đối với quê hương, tác giả đã trở về với tình cảm riêng tư, tình cha con đằm thắm. Hình ảnh đối lập “ tuy thô sơ da thịt” với “ không bao giờ nhỏ bé được” đã làm nổi bật mong ước và kì vọng của người cha đối với đứa con thân yêu. Lời dặn dò thực sự là niềm tin và tình yêu thương của người cha: mong con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, chọn lẽ sng cao đẹp đ tự tin bước vào đời, đem theo hành trang cần thiết là tình yêu tha thiết của cha mẹ và quê hương

3/ Kết bài:
 “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ hay và giàu tình cảm. Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc, giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện tình cảm cha con ấm cúng, niềm tự hào về truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của dân tộc và quê hương. Giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, đồng thời gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét