I. MỞ BÀI:
- Tác giả: Chính Hữu là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh.
- Tác phẩm: Đồng chí là bài thơ tiêu biểu ca ngợi người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Vấn đề nghị luận: Giới thiệu và dẫn đoạn thơ cần phân tích.
II. THÂN BÀI:
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí( 7 câu đầu)
- “Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
- Đối ngữ” quê hương anh- làng tôi” -> Những người lính có chung một hoàn cảnh, một tâm sự.
- Thành ngữ “ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” -> họ xuất thân từ giai cấp nông dân nghèo khổ nên thông cảm và yêu thương nhau.
- “Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
- Lời thơ giản dị “ Anh với tôi.. chẳng hẹn quen nhau” -> Trước ngày vào lính, họ chẳng hề quen biết nhau.
- “Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- Điệp ngữ, ẩn dụ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu.” -> Vì yêu nước, họ lên đường tham gia chiến đấu, cùng chung một lí tưởng, cùng sát cánh bên nhau.
- Hình ảnh gợi tả, chi tiết hiện thực” Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” -> họ cùng chia sẻ những gian lao, buồn vui của đời lính.
- Từ gợi tả “đôi tri kỉ” -> họ trở thành bạn bè thân thiết của nhau.
- “ đồng chí!”
- Câu thơ là một câu cảm đặc biệt-> từ những sự gắn bó ấy, họ trở thành đồng chí của nhau.
è Tình đồng chí kết tinh từ tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí( 10 câu giữa)
- Những người lính chia sẻ cho nhau những tâm sự, nỗi lòng của mình.
- “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.”
- Hình ảnh gợi tả “gửi bạn… mặc kệ…” -> Những người lính hi sinh âm thầm cho kháng chiến.
- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
- Hình ảnh nhân hóa “ Giếng nước gốc đa nhớ” -> Họ chia sẻ cho nhau về nỗi nhớ quê hương.
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá…
…Chân không giày.”
- Chi tiết hiện thực: những cơn sốt rét hành hạ, quần áo rách tả tơi, chân không giày..-> họ chia sẻ những gian khổ, thiếu thốn của đời lính.
- “Miệng cười buốt giá
- …Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
- Từ ngữ gợi tả “cười buốt giá.. tay nắm lấy bàn tay.” -> trong gian khổ, họ vẫn lạc quan, tình đồng chí đã sưởi ấm cho họ trong giá rét.
è Tình đồng chí đã tạo nên sức mạnh lớn lao, giúp cho người lính càng thêm quyết tâm và chiến thắng.
3. Tình đồng chí trong chiến đấu(3 câu cuối)
- “ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.”
- Hình ảnh tương phản “rừng hoang sương muối - đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.” -> Thiên nhiên hoang vắng lạnh lẽo - con người yêu thương đoàn kết sẵn sàng chiến đấu.
- “Đầu súng trang treo.”
- Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn “Đầu súng trăng treo.”
- Hiện thực: Những người lính sát cánh bên nhau, cầm súng sẵn sàng chiến đấu.
- Lãng mạn : ẩn dụ “súng” tượng trưng cho cuộc chiến đấu của người chiến sĩ. “trăng” tượng trưng cho cuộc sống hòa bình, ước mơ của người thi sĩ. -> người lính chiến đấu là để mang lại hòa bình cho quê hương, đất nước.
è Người lính đoàn kết bên nhau trong chiến đấu, họ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, vì tình yêu quê hương, đất nước.
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá chung: Bài thơ có nhiều chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm, tác giả đã ca ngợi tình đồng chí và những phẩm chất cao đẹp của những người lính Vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp.
- Bài học: Cảm phục và biết ơn những người lính. Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta cần có tình bạn chân thành, cao quý.
Đề 6 : Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ của Phạm Tiến Duật
I.MỞ BÀI
- Tác giả : Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông hay viết về thế hệ trẻ Viẹt Nam trong chống Mĩ
- Tác phẩm : Bài thơ ra đời năm 1969, viết về những người lính ở Trường Sơn, trong chống Mĩ.
- Vấn đề nghị luận : Phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe ở Trường Sơn.
II.THÂN BÀI
1.Tinh thần dũng cảm phi thường
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. “
- Hình tượng thơ độc đáo “ những chiếc xe không có kính “ -> Tác giả đã đưa hiện thực của chiến tranh gian khổ vào thơ.
- Điệp ngữ “ Không có kính… bom giật bom rung… “ -> Con đường Trường Sơn thường xuyên hứng chịu bom đạn của giặc Mĩ nên không còn chiếc xe nào mà kính còn nguyên vẹn.
“ Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng “
-Từ gợi tả “ ung dung “ -> Người lính có tư thế ngồi lái xe bình tĩnh tự tin.
- Điệp ngữ “ Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng “ -> Thái độ coi thường gian khổ.
“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”
- Nhân hoá “ nhìn thấy gió “ -> Vì xe không có kính nên gió thổi tạt vào mặt.
- Ẩn dụ “ mắt đắng “ -> Những nỗi vất vả, khó khăn khi phải lái xe không kính : mắt cay, vô cùng khó chịu.
- Ẩn dụ “ con đường chạy thẳng vào tim “ -> Người lính vẫn quyết tâm hoàn thiện nhiệm vụ : lái xe đến nơi, đến chốn.
“ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái. “
- So sánh “ Thấy sao trời… như ùa vào buồng lái “ -> Lái xe vào ban đêm, người lính lấy thiên nhiên làm bạn, là niềm vui trên con đường cô đơn, gian khổ.
- Nhịp thơ nhanh, gấp diễn tả tâm trạng vui tươi phơi phới của người lính lái xe.
-> Tư thế hiên ngang, bất khuất, tinh thần dũng cảm phi thường của người lính lái xe.
2. Tinh thần lạc quan, vui tươi, trẻ trung của người lính lái xe.
“ Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già. “
- Ngôn ngữ gần với văn xuôi “ ừ thì “ -> người lính chấp nhận mọi gian khổ khi phải lái một chiếc xe không kính…
- So sánh “ tóc trắng như người già. “ -> Vì xe không kính nên mùa nắng, bụi đỏ bay mù trời, bám vào mặt, vào tóc của người lính.
“ Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. “
- Giọng thơ ngang tàng -> Thái độ bất cần, coi thường mọi gian khổ.
- Từ gợi tả “ cười ha ha.” -> Tiếng cười sảng khoái, trẻ trung, sôi nổi của những người lính trẻ.
“ Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. “ – Điệp cấu trúc câu “ Không có kính…ừ thì…chưa cần…”-> gian khổ ngày càng nhiều ( gió bụi mưa )
- So sánh “ như ngoài trời” -> mùa mưa, ở Trường Sơn, mưa tầm tã. Người lính ngồi trong buồng lái nhưng quần áo vẫn ướt át vì xe không có kính.
“ Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.”
- Từ ngữ gợi tả “ lái trăm cây số…khô mau thôi” -> Gian khổ là thế nhưng người lính vẫn tự động viên mình và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
-> Tâm hồn trẻ trung, trong sáng, vui tươi của người lính trẻ Trường Sơn trong chống Mĩ.
3.Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội”
- Từ ngữ gợi tả “ Những chiếc xe… họp thành tiểu đội.” -> Vượt qua những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt, bom đạn của kẻ thù, đoàn xe đã tập hợp thành một tiểu đội xe không kính.
“ Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”
- Từ ngữ gợi tả “ bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” -> Những người lính cùng chung một nhiệm vụ, cùng chung một lí tưởng nên khi gặp nhau, họ mau chóng trở thành bạn bè, đồng chí của nhau.
“ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
…Võng mắc chông chênh đường xe chạy
- Tả thực “ Bếp Hoàng Cầm… dựng giữa trời”, “ Võng mắc chông chênh” ->Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, cơ động của những người lính Trường Sơn.
“ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
- Từ ngữ gợi tả “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.” -> Những người lính sống gắn bó, thân thiết, coi nhau như anh em trong gia đình.
“ Lại đi lại đi trời xanh thêm”
- Điệp ngữ” lại đi” -> Chia tay nhau, những người lính tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ.
- Ẩn dụ “ trời xanh thêm” -> Người lính có niềm tin vào chiến thắng, mong được gặp lại nhau.
-> Tình đống chí là cùng chung một lí tưởng chiến đấu, cùng sẻ chia những gian khổ.
4.Tình yêu nước cháy bỏng, quyết tâm giải phóng miền Nam.
“ Không có kính rồi xe không đèn
Không có mui xe thùng xe có xước”
- Tăng cấp, liệt kê “ Không có kính, đèn, mui, thùng xe có xước,” -> Chiếc xe mất dần từng bộ phận: kính, đèn, mui, thùng xe trầy xước vì bom đạn của giặc Mĩ -> gian khổ, ác liệt ngày càng tăng dần.
- Hình ảnh hoán dụ “ vì miền Nam phía trước.” -> Vì lí tưởng giải phóng miền Nam, người lính vẫn quyết tâm chiến đấu.
- Hình ảnh hoán dụ “trái tim” -> Trái tim tượng trưng cho tình yêu nước cháy bỏng, ý chí chiến đấu sôi nổi, mãnh liệt trong lòng người lính.
-> Lòng yêu nước thiết tha, quyết tâm giải phóng miền Nam.
III.KẾT BÀI
- Đánh giá chung: Qua hình tượng thơ độc đáo, bài thơ đã khắc họa những phẩm chất cao đẹp của người lính Trường Sơn thời chống Mĩ.
- Bài học: Cảm phục tinh thần chiến đấu, sự hi sinh to lớn của thế hệ đi trước:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
( Tố Hữu )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét