Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 3 : Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI
-          Tác giả: Kim Lân là nhà văn viết truyện ngắn, chuyên về đề tài nông thôn và người nông dân. Ông có nhiều truyện ngắn xuất sắc.
-          Tác phẩm: Truyện ngắn “Làng” viết về những người nông dân vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Vấn đề nghị luận: Nhân vật ông Hai.
II. THÂN BÀI
A. Giới thiệu :Ông Hai là người nông dân bình thường như bao người nông dân khác. Làng chợ Dầu cũng bình thường như bất kì làng quê nào ở miền Bắc. Làng chợ Dầu nơi ông Hai sinh ra và lớn lên, là nơi tổ tiên ông sinh cơ lập nghiệp nên ông rất gắn bó với làng.
B. Suy nghĩ về ông Hai
1. Tình yêu làng 
-   Ông Hai rất hãnh diện. tự hào về làng. Ông hay khoe làng: làng ông giàu đẹp, có phong trào kháng chiến tích cực.
-   Đi tản cư, ông rất nhớ làng “Quê cha đất tổ, một lúc dứt ruột bỏ đi, làm gì mà không đau xót”
-   Ông hay theo dõi tin tức về làng. Ông ra phòng thông tin nghe đọc báo, hỏi thăm những người đi tản cư…
-   Ông đau  khổ, xót xa khi nghe tin làng theo giặc”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
è Tình yêu làng chân thành, cảm động.
2. Tình yêu nước
-   Khi nghe tin đồn làng theo giặc, ông cảm thấy bàng hoàng, bất ngờ “cổ nghẹn lại, lặng người đi. Da mặt tê rân rân…”
-   Ông xấu hổ, nhục nhã vì mình là người dân làng theo giặc “Cúi gằm mặt xuống mà đi”
-   Ông đau đớn, căm giận người làng mình làm tay sai cho giặc “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?”
-   Ông nhớ làng nhưng khi bị bà chủ nhà đuổi, ông không thèm về làng “Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi”, “Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”
-   Không dám nói chuyện với ai, ông chỉ biết tâm sự với con để giải bày lòng trung thành với kháng chiến “Ừ, ủng hộ cụ Hồ, con nhỉ?”
-   Ông Hai vui sướng, hãnh diện khi tin đồn được cải chính, đi khoe với mọi người “Cái tin đồn làng chúng tôi Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”
-   Ông không buồn khi mà nhà mình bị Tây đốt vì đó là bằng chứng làng ông chống Pháp quyết liệt “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!
è Từ tình yêu làng chuyển thành tình yêu đất nước, ông đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, tuyệt đối trung thành với kháng chiến.
C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
-         Chọn tình huống gay cấn để làm bộc lộ tính cách nhân vật: ông Hai nghe tin đồn làng theo giặc.
-         Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, hợp lí: tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn, khi tin đồn được cải chính.
-         Các chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc qua nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói.
-         Có nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm phong phú, đa dạng.
-         Ngôn ngữ nhân vật dân dã, phù hợp với tính cách, giai cấp của nhân vật “ Toàn là sai sự mục đích cả”, “ Đốt nhẵn!”
III. KẾT BÀI
-          Đánh giá chung: truyện thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ nhân vật. Truyện thể hiện tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
-          Suy nghĩ, bài học: Truyện có ý giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”  ( Đỗ Trung Quân)

1 nhận xét:

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 3 : Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI
-          Tác giả: Kim Lân là nhà văn viết truyện ngắn, chuyên về đề tài nông thôn và người nông dân. Ông có nhiều truyện ngắn xuất sắc.
-          Tác phẩm: Truyện ngắn “Làng” viết về những người nông dân vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Vấn đề nghị luận: Nhân vật ông Hai.
II. THÂN BÀI
A. Giới thiệu :Ông Hai là người nông dân bình thường như bao người nông dân khác. Làng chợ Dầu cũng bình thường như bất kì làng quê nào ở miền Bắc. Làng chợ Dầu nơi ông Hai sinh ra và lớn lên, là nơi tổ tiên ông sinh cơ lập nghiệp nên ông rất gắn bó với làng.
B. Suy nghĩ về ông Hai
1. Tình yêu làng 
-   Ông Hai rất hãnh diện. tự hào về làng. Ông hay khoe làng: làng ông giàu đẹp, có phong trào kháng chiến tích cực.
-   Đi tản cư, ông rất nhớ làng “Quê cha đất tổ, một lúc dứt ruột bỏ đi, làm gì mà không đau xót”
-   Ông hay theo dõi tin tức về làng. Ông ra phòng thông tin nghe đọc báo, hỏi thăm những người đi tản cư…
-   Ông đau  khổ, xót xa khi nghe tin làng theo giặc”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
è Tình yêu làng chân thành, cảm động.
2. Tình yêu nước
-   Khi nghe tin đồn làng theo giặc, ông cảm thấy bàng hoàng, bất ngờ “cổ nghẹn lại, lặng người đi. Da mặt tê rân rân…”
-   Ông xấu hổ, nhục nhã vì mình là người dân làng theo giặc “Cúi gằm mặt xuống mà đi”
-   Ông đau đớn, căm giận người làng mình làm tay sai cho giặc “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?”
-   Ông nhớ làng nhưng khi bị bà chủ nhà đuổi, ông không thèm về làng “Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi”, “Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”
-   Không dám nói chuyện với ai, ông chỉ biết tâm sự với con để giải bày lòng trung thành với kháng chiến “Ừ, ủng hộ cụ Hồ, con nhỉ?”
-   Ông Hai vui sướng, hãnh diện khi tin đồn được cải chính, đi khoe với mọi người “Cái tin đồn làng chúng tôi Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”
-   Ông không buồn khi mà nhà mình bị Tây đốt vì đó là bằng chứng làng ông chống Pháp quyết liệt “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!
è Từ tình yêu làng chuyển thành tình yêu đất nước, ông đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, tuyệt đối trung thành với kháng chiến.
C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
-         Chọn tình huống gay cấn để làm bộc lộ tính cách nhân vật: ông Hai nghe tin đồn làng theo giặc.
-         Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, hợp lí: tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn, khi tin đồn được cải chính.
-         Các chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc qua nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói.
-         Có nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm phong phú, đa dạng.
-         Ngôn ngữ nhân vật dân dã, phù hợp với tính cách, giai cấp của nhân vật “ Toàn là sai sự mục đích cả”, “ Đốt nhẵn!”
III. KẾT BÀI
-          Đánh giá chung: truyện thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ nhân vật. Truyện thể hiện tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
-          Suy nghĩ, bài học: Truyện có ý giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”  ( Đỗ Trung Quân)

1 nhận xét: