Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 7: Suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận




I MỞ BÀI

- Tác giả : Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Trước CMT8, thơ Huy Cận thường buồn . Sau cách mạng, hồn thơ Huy Cận có những niềm vui trước cuộc sống mới ở miền Bắc.
Tác phẩm : Bài thơ sang tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Vấn đề nghị luận : Bài thơ đã miêu tả cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, đất nước và con người

II THÂN BÀI
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn  (khổ 1,2 )
    Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then đêm sập cửa
-          Nhân hóa “Mặt trời xuống”-> mặt trời lặn trên biển
-          So sánh “biển như hòn lửa”-> mặt trời  như một hòn than đỏ hồng, đang từ từ lặn xuống biển rồi tắt ngấm
-          Nhân hóa “ sóng cài then đêm sập cửa “ -> mặt trời  tắt dần, màn đêm bao trùm lên mặt biển , vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Câu hát căng buồm với gió khơi
-          Từ gợi tả “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” -> Cảnh làm ăn tập thể ở miền Bắc trong những năm đầu giải phóng. Công việc đánh cá vào ban đêm là công việc thường xuyên và liên tục
-          Hình ảnh đối lập : vũ trụ nghỉ ngơi- con người lại bắt đầu một ngày hoạt đông
-          Hình ảnh liên tưởng “Câu hát căng buồm với gió khơi” -> Người ngư dân ra khơi với câu hát, với tinh thần phẩn khởi, vui tươi
    Hát rằng :  cá bạc biển Đông lặng
   Cá thu biển Đông như đoàn thoi
-          Tác giả tưởng tượng ra lời hát của người ngư dân “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng.” ->Người ngư dân ca ngợi biển quê hương có nhiều cá, ít sóng gió, thích hợp với việc đánh bắt cá.
-          So sánh “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” -> Biển quê hương giàu đẹp , có nhiều loại cá ngon, nhất là cá thu
   Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
   Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
-          Ẩn dụ “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng . Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi. -> “ Cá bơi dọc ngang trên mặt biển” . Người ngư dân mong ước cá bơi vào lưới của mình.” “dệt lưới”
è Cảnh mặt trời lặn trên biển đẹp kì vĩ.
è Người ngư dân ra khơi với tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy niềm tin

2) Cảnh đánh bắt cá trên biển vào ban đêm ( khổ 3,4,5,6 )
    Thuyền ta lái gió với buồm trăng
    Lướt giữa mây cao với biển bằng
-          Phép liên tưởng đặc sắc “ Lái gió” -> Con thuyền ra khơi, lướt băng băng trên mặt biển giống như đang điều khiển cả sức gió, “ buồm trăng “ -> Cánh buồm sáng lên dưới ánh trăng, giống như làm bằng ánh trăng.
-          Từ ngữ gợi tả “Lướt …mây cao …biển bằng” -> Con thuyền kì vĩ, ngang tầm với thiên nhiên, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
    Ra đậu dặm xa dò bụng biển
    Dàn đan thế trận lưới vây giăng
-          Ẩn dụ “ dò bụng biển “ -> Con thuyền ra khơi, tìm chỗ có nhiều cá, đậu thuyền lại dể thả lưới cá.
-          Liên tưởng “Dàn đan thế trận” -> Công việc lao động hào hùng , giống như cuộc chiến đấu với biển khơi
  Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
-          Liệt kê “ Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, sử dụng thành ngữ “ Chim thu nhụ đé “-> Ca ngợi biển quê hương giàu đẹp , có nhiều loại cá ngon .
-          Từ ngữ gợi tả “lấp lánh đuốc đen hồng… trăng vàng chóe “ -> Biển lung linh , lấp lánh dưới ánh trăng bởi màu sắc và sự khuấy động của đàn cá
-          Nhân hóa “em” -> Tình yêu mến các loài cá, nguồn sống của người dân .
 Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long
-          Sự liên tưởng phong phú “ Đêm thở “ -> Mặt biển gợn sóng như nhịp thở của đêm, “sao lùa “ -> ánh sao in xuống nước như đang đùa giỡn -> Biển đẹp thơ mộng, lãng mạn dưới ánh trăng.
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
-          Nhân hóa “hát … gọi cá …” -> Người ngư dân gõ thuyền dụ cá vào lưới giống như  hát để gọi cá
-          Liên tưởng “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao “-> Ánh trăng in xuống nước , sóng vỗ vào mạn thuyền mang theo cả ánh trăng . Công việc lao động tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
-          So sánh “lòng mẹ”->tình cảm thủy chung, đôn hậu: biết ơn biển vì biển nuôi sống con người
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-          Từ ngữ gợi tả “kéo lưới kịp trời sáng…xoăn tay chùm cá nặng” -> Người lao động vất vả, khẩn trương nhưng vui tươi, hăng hái
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
-          Cách miêu tả cụ thể công việc kéo lưới và trở về của người ngư dân” lưới xếp buồm lên” ->sau một đêm lao động , người ngư dân chuẩn bị trở về với ngững thành quả lao động
è Cảnh biển đêm đẹp huyền ảo, thơ mộng dưới ánh trăng
è Công việc lao động hào hùng tràn đầy niềm vui tươi

3) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh (khổ 7)
“ Câu hát căng buồm với gió khơi
   Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
-          Điệp cấu trúc câu “Câu hát căng buồm với gió khơi” ->Người ngư dân ra đi và trở về với câu hát, tràn ngập niềm vui
-          Nhân hóa “chạy đua” -> Con người chạy đua cùng thời gian và đã chiến thắng
  Mặt trời đội biển nhô màu mới
  Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
-          Phép nhân hóa  mới lạ “Mặt trời đội biển” -> Mặt trời  mọc như đội biển chui lên. Cảnh tượng lì lạ , đẹp đẽ
-          Phép ẩn dụ táo bạo “Mắt cá” -> Mặt trời như một mắt cá khổng lồ trên  bầu trời buổi bình minh, tỏa ra ngàn tia nắng vàng rực rỡ bao phủ trên mặt biển
è Cảnh mặt trời mọc đẹp huy hoàng, rực rỡ
è Con người lao động chiến thắng thiên nhiên trong công cuộc dựng xây đất nước

III KẾT BÀI
-          Đánh giá chung : Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn, tràn đầy cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ. Tác giả bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
-          Bài học : Tình yêu thiên nhiên, đất nước. Tình yêu quí và trân trọng người lao động
                                       “ Bàn tay ta làm nên tất cả
                             Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”                                           (Hoàng Trung Thông)

Đề 8 : Hình  ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà trong hồi tưởng của nhà thơ trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

 I MỞ BÀI
-Tác giả : Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.Thơ của ông mang tính suy tưởng và hay hồi tưởng lại những kỉ niệm.
-Tác phẩm : Bài thơ sáng tác năm 1963,khi tác giả là sinh viên đang học ngành luật ở nước ngoài .
-Vấn đề nghị luận : Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà

II. THÂN BÀI
1. Hình ảnh bếp lửa (3 câu đầu)
- Mạch cảm xúc của nhà thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, đi từ kỉ niệm đến suy ngẫm:
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
   Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Từ ngữ gợi tả “chờn vờn…ấp iu nồng đượm.”->Hình ảnh cái bếp lửa ở thôn quê được nấu bằng rơm rạ hay củi khô. Khi mới nhóm bếp,lửa cháy yếu ớt.Khi bếp nóng thì lửa cháy bùng lên ->Hình ảnh sống động, gần gũi, quen thuộc của làng quê VN
- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Từ ngữ gợi cảm xúc “cháu thương bà”à Nhớ đến bếp lửa, đứa cháu nhớ đến bà vì bà thường nhóm lửa nấu cơm cho cháu ăn.
- Ẩn dụ: “nắng mưa”->cảm nhận được cuộc đời vất vả,khó nhọc của bà.
è Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên những kỉ niệm về người bà kính yêu và thời thơ ấu nhọc nhằn, gian khổ

2.Hình ảnh người bà trong hồi tưởng của nhà thơ(câu 4->9)
-“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
-Từ ngữ gợi tả “năm đói mòn đói mỏi”->Kỉ niệm thơ ấu diễn ra trong những năm đói khổ của đất nước (nạn đói 1945,2 triệu người chết đói)
-Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
-Từ ngữ gợi tả “khô rạc ngựa gầy “-> Gia đình nghèo khổ ,bố làm nghề đánh xe ngựa chở thuê.
-Chỉ nhớ khói hun hèn mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
-Câu cảm thán “Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay!”->Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm này, nhà thơ vẫn còn thấy xúc động ,muốn khóc
-“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
…Mẹ cùng cha công tác bận không về
    Cháu ở cùng bà…
Yếu tố tự sự ,hồi tưởng “Tám năm ròng “->Suốt một thời thơ ấu, cháu ở với bà, được bà chăm sóc ,yêu thương.
-Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
…Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
-Tiếng chim tu hú được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ->Tình nhớ thương quê hương,nhớ cánh đồng sống cùng bà ở vùng quê nghèo khó.
-Mẹ cùng cha công tác bận không về
 Cháu ở cùng bà,bà bảo cháu nghe
 Bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học .
- Yếu tố tự sự ->Suốt 8 năm kháng chiến chống Pháp,bố mẹ đi công tác xa, gửi cháu cho bà nuôi nấng, dạy dỗ.
- Điệp ngữ, liệt kê “bà bảo cháu nghe…dạy cháu làm…chăm cháu học.” è Công lao to lớn của bà đối với cháu : bà vừa là bà. là cha, là mẹ, là thầy
-Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
-Yếu tố biểu cảm “nghĩ thương bà khó nhọc”->bà không quản nhọc nhằn,chăm sóc yêu thương cháu à lòng biết ơn sâu sắc.
-Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
  Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
-Nhân hóa “tu hú ơi!”->gọi tu hú đến ở cùng bà->cảm thông với cuộc đời cô đơn,vất vả của bà.
-Năm giặc đốt làng cháy tan cháy rụi
- Chi tiết hiện thựv “cháy tàn cháy rụi”->thời điểm chiến tranh gian khổ,người dân phải đi tản cư,nhà bị Pháp đốt cháy.
-Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
      Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
-Từ ngữ gợi tả “lầm lụi…dựng lại túp lều tranh”->người dân bám đất bám làng để ủng hộ kháng chiến ->sự chịu đựng ,hi sinh của người nông dân trong kháng chiến.
-Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
-Từ ngử gợi tả”dặn cháu đinh ninh”->bà có một nghị lực phi thường,vững vàng một niềm tin sắt đá , vượt qua mọi khó khăn của kháng chiến.
-“Bố ở chiến khu,bố còn việc bố
    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
- Lời dặn dò của bà->bà chịu đựng những vất vả, hi sinh ở hậu phương để tiền tuyến yên lòng chiến đấu.
-Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
-Điệp ngữ “rồi sớm rồi chiều”->sau những đau thương ,mất mát,bà trở lại với cuộc sống thường ngày ,tiếp tục bám đất bám làng để ủng hộ kháng chiến.
-Một ngọn lửa ,lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
-Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, điệp ngữ”một ngọn lửa”->trong lòng bà ấp ủ một niềm tin,bà tin rằng kháng chiến sẽ thắng lợi,đất nước hòa bình,gia đình đoàn tụ.
è Hình ảnh người bà tần tảo,chịu thương chịu khó, giàu tình yêu nước, yêu thương con cháu, giàu đức hi sinh, có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc kháng chiến của dân tộc

3 Suy ngẫm về cuộc đời bà(30->38)
-Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi,đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
-Từ ngữ gợi cảm xúc “lận đận …nắng mưa … thói quen dậy sớm”-> Thương cuộc đời bà chịu nhiều vất vả ,thường hay thức khuya dậy sớm nên đã trở thành thói quen rất tội nghiệp.
-“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
    Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
-Điệp ngữ “nhóm”->bà không chỉ nhóm bếp để nấu cơm cho cháu ăn mà chính những việc làm của bà, chính cuộc đời của bà đã khơi dậy trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp ,giúp cháu trưởng thành để bước vào đời .
- Câu cảm thán, giàu tính triết lí “ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !”-> những kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ mỗi con người khi bước vào cuộc đời.
è Tình yêu thương ,trân trọng ,biết ơn bà -> từ tình yêu gia đình sẽ dẫn đến tình yêu quê hương, đất nước .


4.Nỗi nhớ về bà (4 câu cuối )
Dòng cảm xúc của nhà thơ quay về thực tại
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
  Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
-Điệp ngữ liệt kê”có…khói trăm tàu…lửa trăm nhà..niềm vui trăm ngã”-> cuộc sống nơi xứ người đầy đủ tiện nghi ,hiện đại nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ về bà , nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ.
-Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
-Câu hỏi tu từ ->Nỗi nhớ da diết về bà,niềm băn khoăn lo lắng cho sức khỏe của bà .
è  Nỗi nhớ về bà,nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ chính là nhớ về cội nguồn.

III. KẾT BÀI
-Đánh giá chung :bài thơ kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,bình luận …, sáng tạo đươc hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà .Bài thơ gợi cho ta tình yêu gia đình ,tình yêu quê hương , đất nước .
-Bài học: tình yêu thương,quý trọng ông bà , cha mẹ
                                    “Con người có tổ có tông
                               Như cây có cội như sông có nguồn”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 7: Suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận




I MỞ BÀI

- Tác giả : Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Trước CMT8, thơ Huy Cận thường buồn . Sau cách mạng, hồn thơ Huy Cận có những niềm vui trước cuộc sống mới ở miền Bắc.
Tác phẩm : Bài thơ sang tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Vấn đề nghị luận : Bài thơ đã miêu tả cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, đất nước và con người

II THÂN BÀI
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn  (khổ 1,2 )
    Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then đêm sập cửa
-          Nhân hóa “Mặt trời xuống”-> mặt trời lặn trên biển
-          So sánh “biển như hòn lửa”-> mặt trời  như một hòn than đỏ hồng, đang từ từ lặn xuống biển rồi tắt ngấm
-          Nhân hóa “ sóng cài then đêm sập cửa “ -> mặt trời  tắt dần, màn đêm bao trùm lên mặt biển , vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Câu hát căng buồm với gió khơi
-          Từ gợi tả “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” -> Cảnh làm ăn tập thể ở miền Bắc trong những năm đầu giải phóng. Công việc đánh cá vào ban đêm là công việc thường xuyên và liên tục
-          Hình ảnh đối lập : vũ trụ nghỉ ngơi- con người lại bắt đầu một ngày hoạt đông
-          Hình ảnh liên tưởng “Câu hát căng buồm với gió khơi” -> Người ngư dân ra khơi với câu hát, với tinh thần phẩn khởi, vui tươi
    Hát rằng :  cá bạc biển Đông lặng
   Cá thu biển Đông như đoàn thoi
-          Tác giả tưởng tượng ra lời hát của người ngư dân “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng.” ->Người ngư dân ca ngợi biển quê hương có nhiều cá, ít sóng gió, thích hợp với việc đánh bắt cá.
-          So sánh “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” -> Biển quê hương giàu đẹp , có nhiều loại cá ngon, nhất là cá thu
   Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
   Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
-          Ẩn dụ “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng . Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi. -> “ Cá bơi dọc ngang trên mặt biển” . Người ngư dân mong ước cá bơi vào lưới của mình.” “dệt lưới”
è Cảnh mặt trời lặn trên biển đẹp kì vĩ.
è Người ngư dân ra khơi với tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy niềm tin

2) Cảnh đánh bắt cá trên biển vào ban đêm ( khổ 3,4,5,6 )
    Thuyền ta lái gió với buồm trăng
    Lướt giữa mây cao với biển bằng
-          Phép liên tưởng đặc sắc “ Lái gió” -> Con thuyền ra khơi, lướt băng băng trên mặt biển giống như đang điều khiển cả sức gió, “ buồm trăng “ -> Cánh buồm sáng lên dưới ánh trăng, giống như làm bằng ánh trăng.
-          Từ ngữ gợi tả “Lướt …mây cao …biển bằng” -> Con thuyền kì vĩ, ngang tầm với thiên nhiên, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
    Ra đậu dặm xa dò bụng biển
    Dàn đan thế trận lưới vây giăng
-          Ẩn dụ “ dò bụng biển “ -> Con thuyền ra khơi, tìm chỗ có nhiều cá, đậu thuyền lại dể thả lưới cá.
-          Liên tưởng “Dàn đan thế trận” -> Công việc lao động hào hùng , giống như cuộc chiến đấu với biển khơi
  Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
-          Liệt kê “ Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, sử dụng thành ngữ “ Chim thu nhụ đé “-> Ca ngợi biển quê hương giàu đẹp , có nhiều loại cá ngon .
-          Từ ngữ gợi tả “lấp lánh đuốc đen hồng… trăng vàng chóe “ -> Biển lung linh , lấp lánh dưới ánh trăng bởi màu sắc và sự khuấy động của đàn cá
-          Nhân hóa “em” -> Tình yêu mến các loài cá, nguồn sống của người dân .
 Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long
-          Sự liên tưởng phong phú “ Đêm thở “ -> Mặt biển gợn sóng như nhịp thở của đêm, “sao lùa “ -> ánh sao in xuống nước như đang đùa giỡn -> Biển đẹp thơ mộng, lãng mạn dưới ánh trăng.
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
-          Nhân hóa “hát … gọi cá …” -> Người ngư dân gõ thuyền dụ cá vào lưới giống như  hát để gọi cá
-          Liên tưởng “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao “-> Ánh trăng in xuống nước , sóng vỗ vào mạn thuyền mang theo cả ánh trăng . Công việc lao động tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
-          So sánh “lòng mẹ”->tình cảm thủy chung, đôn hậu: biết ơn biển vì biển nuôi sống con người
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-          Từ ngữ gợi tả “kéo lưới kịp trời sáng…xoăn tay chùm cá nặng” -> Người lao động vất vả, khẩn trương nhưng vui tươi, hăng hái
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
-          Cách miêu tả cụ thể công việc kéo lưới và trở về của người ngư dân” lưới xếp buồm lên” ->sau một đêm lao động , người ngư dân chuẩn bị trở về với ngững thành quả lao động
è Cảnh biển đêm đẹp huyền ảo, thơ mộng dưới ánh trăng
è Công việc lao động hào hùng tràn đầy niềm vui tươi

3) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh (khổ 7)
“ Câu hát căng buồm với gió khơi
   Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
-          Điệp cấu trúc câu “Câu hát căng buồm với gió khơi” ->Người ngư dân ra đi và trở về với câu hát, tràn ngập niềm vui
-          Nhân hóa “chạy đua” -> Con người chạy đua cùng thời gian và đã chiến thắng
  Mặt trời đội biển nhô màu mới
  Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
-          Phép nhân hóa  mới lạ “Mặt trời đội biển” -> Mặt trời  mọc như đội biển chui lên. Cảnh tượng lì lạ , đẹp đẽ
-          Phép ẩn dụ táo bạo “Mắt cá” -> Mặt trời như một mắt cá khổng lồ trên  bầu trời buổi bình minh, tỏa ra ngàn tia nắng vàng rực rỡ bao phủ trên mặt biển
è Cảnh mặt trời mọc đẹp huy hoàng, rực rỡ
è Con người lao động chiến thắng thiên nhiên trong công cuộc dựng xây đất nước

III KẾT BÀI
-          Đánh giá chung : Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn, tràn đầy cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ. Tác giả bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
-          Bài học : Tình yêu thiên nhiên, đất nước. Tình yêu quí và trân trọng người lao động
                                       “ Bàn tay ta làm nên tất cả
                             Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”                                           (Hoàng Trung Thông)

Đề 8 : Hình  ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà trong hồi tưởng của nhà thơ trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

 I MỞ BÀI
-Tác giả : Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.Thơ của ông mang tính suy tưởng và hay hồi tưởng lại những kỉ niệm.
-Tác phẩm : Bài thơ sáng tác năm 1963,khi tác giả là sinh viên đang học ngành luật ở nước ngoài .
-Vấn đề nghị luận : Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà

II. THÂN BÀI
1. Hình ảnh bếp lửa (3 câu đầu)
- Mạch cảm xúc của nhà thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, đi từ kỉ niệm đến suy ngẫm:
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
   Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Từ ngữ gợi tả “chờn vờn…ấp iu nồng đượm.”->Hình ảnh cái bếp lửa ở thôn quê được nấu bằng rơm rạ hay củi khô. Khi mới nhóm bếp,lửa cháy yếu ớt.Khi bếp nóng thì lửa cháy bùng lên ->Hình ảnh sống động, gần gũi, quen thuộc của làng quê VN
- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Từ ngữ gợi cảm xúc “cháu thương bà”à Nhớ đến bếp lửa, đứa cháu nhớ đến bà vì bà thường nhóm lửa nấu cơm cho cháu ăn.
- Ẩn dụ: “nắng mưa”->cảm nhận được cuộc đời vất vả,khó nhọc của bà.
è Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên những kỉ niệm về người bà kính yêu và thời thơ ấu nhọc nhằn, gian khổ

2.Hình ảnh người bà trong hồi tưởng của nhà thơ(câu 4->9)
-“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
-Từ ngữ gợi tả “năm đói mòn đói mỏi”->Kỉ niệm thơ ấu diễn ra trong những năm đói khổ của đất nước (nạn đói 1945,2 triệu người chết đói)
-Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
-Từ ngữ gợi tả “khô rạc ngựa gầy “-> Gia đình nghèo khổ ,bố làm nghề đánh xe ngựa chở thuê.
-Chỉ nhớ khói hun hèn mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
-Câu cảm thán “Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay!”->Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm này, nhà thơ vẫn còn thấy xúc động ,muốn khóc
-“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
…Mẹ cùng cha công tác bận không về
    Cháu ở cùng bà…
Yếu tố tự sự ,hồi tưởng “Tám năm ròng “->Suốt một thời thơ ấu, cháu ở với bà, được bà chăm sóc ,yêu thương.
-Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
…Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
-Tiếng chim tu hú được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ->Tình nhớ thương quê hương,nhớ cánh đồng sống cùng bà ở vùng quê nghèo khó.
-Mẹ cùng cha công tác bận không về
 Cháu ở cùng bà,bà bảo cháu nghe
 Bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học .
- Yếu tố tự sự ->Suốt 8 năm kháng chiến chống Pháp,bố mẹ đi công tác xa, gửi cháu cho bà nuôi nấng, dạy dỗ.
- Điệp ngữ, liệt kê “bà bảo cháu nghe…dạy cháu làm…chăm cháu học.” è Công lao to lớn của bà đối với cháu : bà vừa là bà. là cha, là mẹ, là thầy
-Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
-Yếu tố biểu cảm “nghĩ thương bà khó nhọc”->bà không quản nhọc nhằn,chăm sóc yêu thương cháu à lòng biết ơn sâu sắc.
-Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
  Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
-Nhân hóa “tu hú ơi!”->gọi tu hú đến ở cùng bà->cảm thông với cuộc đời cô đơn,vất vả của bà.
-Năm giặc đốt làng cháy tan cháy rụi
- Chi tiết hiện thựv “cháy tàn cháy rụi”->thời điểm chiến tranh gian khổ,người dân phải đi tản cư,nhà bị Pháp đốt cháy.
-Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
      Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
-Từ ngữ gợi tả “lầm lụi…dựng lại túp lều tranh”->người dân bám đất bám làng để ủng hộ kháng chiến ->sự chịu đựng ,hi sinh của người nông dân trong kháng chiến.
-Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
-Từ ngử gợi tả”dặn cháu đinh ninh”->bà có một nghị lực phi thường,vững vàng một niềm tin sắt đá , vượt qua mọi khó khăn của kháng chiến.
-“Bố ở chiến khu,bố còn việc bố
    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
- Lời dặn dò của bà->bà chịu đựng những vất vả, hi sinh ở hậu phương để tiền tuyến yên lòng chiến đấu.
-Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
-Điệp ngữ “rồi sớm rồi chiều”->sau những đau thương ,mất mát,bà trở lại với cuộc sống thường ngày ,tiếp tục bám đất bám làng để ủng hộ kháng chiến.
-Một ngọn lửa ,lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
-Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, điệp ngữ”một ngọn lửa”->trong lòng bà ấp ủ một niềm tin,bà tin rằng kháng chiến sẽ thắng lợi,đất nước hòa bình,gia đình đoàn tụ.
è Hình ảnh người bà tần tảo,chịu thương chịu khó, giàu tình yêu nước, yêu thương con cháu, giàu đức hi sinh, có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc kháng chiến của dân tộc

3 Suy ngẫm về cuộc đời bà(30->38)
-Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi,đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
-Từ ngữ gợi cảm xúc “lận đận …nắng mưa … thói quen dậy sớm”-> Thương cuộc đời bà chịu nhiều vất vả ,thường hay thức khuya dậy sớm nên đã trở thành thói quen rất tội nghiệp.
-“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
    Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
-Điệp ngữ “nhóm”->bà không chỉ nhóm bếp để nấu cơm cho cháu ăn mà chính những việc làm của bà, chính cuộc đời của bà đã khơi dậy trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp ,giúp cháu trưởng thành để bước vào đời .
- Câu cảm thán, giàu tính triết lí “ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !”-> những kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ mỗi con người khi bước vào cuộc đời.
è Tình yêu thương ,trân trọng ,biết ơn bà -> từ tình yêu gia đình sẽ dẫn đến tình yêu quê hương, đất nước .


4.Nỗi nhớ về bà (4 câu cuối )
Dòng cảm xúc của nhà thơ quay về thực tại
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
  Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
-Điệp ngữ liệt kê”có…khói trăm tàu…lửa trăm nhà..niềm vui trăm ngã”-> cuộc sống nơi xứ người đầy đủ tiện nghi ,hiện đại nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ về bà , nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ.
-Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
-Câu hỏi tu từ ->Nỗi nhớ da diết về bà,niềm băn khoăn lo lắng cho sức khỏe của bà .
è  Nỗi nhớ về bà,nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ chính là nhớ về cội nguồn.

III. KẾT BÀI
-Đánh giá chung :bài thơ kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,bình luận …, sáng tạo đươc hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà .Bài thơ gợi cho ta tình yêu gia đình ,tình yêu quê hương , đất nước .
-Bài học: tình yêu thương,quý trọng ông bà , cha mẹ
                                    “Con người có tổ có tông
                               Như cây có cội như sông có nguồn”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét