Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 9: Cảm nhận của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI
-Tác giả: Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là người lính. Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ ở thành phố HCM.
-Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1978, khi đất nước đã hòa bình. Bài thơ trích trong tập thơ “Ánh trăng”, được giải A của hội nhà văn VN, năm 1984.
-Vấn đề nghị luận: Giới thiệu và dẫn khổ thơ cần phân tích.

II. THÂN BÀI:
1. Hình ảnh trăng trong quá khứ (khổ 1,2)
-Ánh trăng là một hình ảnh đa nghĩa, bao trùm cả bài thơ. Người lính nhớ về quá khứ:
-“Hồi nhỏ sống với đồng.
với sông rồi với bể”
-Yếu tố tự sự “Hồi nhỏ”  -> Người lính nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống ở nông thôn, gần gũi với thiên nhiên.
-Hình ảnh liên tưởng “đồng, sông, bể” -> hình ảnh của thiên nhiên thoáng đạt, rộng lớn, hình ảnh của quê hương thân thiết, gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ.
-“hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ”
-Nhân hóa tri kỉ -> Thời chiến tranh, chiến đấu ở trong rừng, trăng là người bạn thân thiết, gắn bó với người lính. (liên hệ “Đầu súng trăng treo”)
-“trần trụi với thiên nhiên.
hồn nhiên như cây cỏ”
-Từ ngữ gợi tả “trần trụi, hồn nhiên”->Hình ảnh trăng giản dị, thanh cao tượng trưng cho vẻ đẹp bình dị, vững bền của cuộc sống.
-“ngỡ không bao giờ quên.
cái vầng trăng tình nghĩa.”
-Hình ảnh tượng trưng “vầng trăng tình nghĩa” -> Ánh trăng tượng trưng cho những năm tháng gian khổ thời chiến tranh, tượng trưng cho tình nghĩa  của đồng bào, đồng chí. Người lính tự nhủ với lòng là không bao giờ  quên được. (liên hệ “Đồng chí”, “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”)
-> Hình ảnh ánh trăng gắn liền với những kỉ niệm của tuổi thơ, với cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.

2. Hình ảnh ánh trăng trong hiện tại (khổ 3,4,5)
-Dòng cảm xúc người lính quay trở về hiện tại:
-“ Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương”
-Yếu tố tự sự “từ hồi” -> Đất nước hòa bình, người lính giải ngũ, về công tác tại thành phố.
-Từ ngữ gợi tả “ánh điện cửa gương” -> cuộc sống ở thành phố văn minh, hiện đại, đầy đủ tiện nghi nên người lính không cần đến trăng.
-“vầng trăng đi qua ngõ.
như người dưng qua đường.”
-Nhân hóa “đi qua ngõ” -> mỗi tháng một lần, trăng mọc rồi lại lặn, đều đặn, thủy chung, không lỗi hẹn.
-So sánh “người dưng qua đường” -> Cuộc sống ở thành phố quá bận rộn, bon chen nên người lính không có thời gian để ngắm trăng -> Con người vô tình và lãng quên quá khứ.
-“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ”
-Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính. “đèn điện tắt…tối om”. ->Thành phố bị cúp điện, người lính vội mở cửa sổ để tìm chút ánh sáng -> Trong cuộc đời, người ta gặp những lúc trắc trở, bất hạnh thì hay nhớ về quá khứ để tìm sự an ủi, nương tựa.
-“đột ngột vầng trăng tròn”
-Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng tròn” ->Vầng trăng thủy chung, tình nghĩa, đánh thức tâm hồn người lính để nhớ về một quá khứ đẹp đẽ.
-“Ngửa mặt lên nhìn mặt.
có cái gì rưng rưng”
-Yếu tố biểu cảm “rưng rưng” ->Khi ngắm trăng, người lính nghẹn ngào, sung sướng như gặp lại người bạn thân thời quá khứ.
-“như là đồng là bể.
như là sông là rừng.
-So sánh, liên tưởng “đồng, bể, sông, rừng” ->Ánh trăng gợi cho người lính nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, những năm tháng chiến tranh gian khổ, nhận ra sự vô tình của mình và cảm thấy xúc động, ân hận.
-> Ánh trăng gợi cho người lính nhớ về quá khứ, nhận ra sự vô tình của mình bấy lâu nay.

3. Suy ngẫm về hình ảnh ánh trăng (khổ 6)
-“Trăng cứ tròn vành vạnh.
kể chi người vô tình”
-Hình ảnh ẩn dụ “Trăng tròn vành vạnh” -> Trăng tượng trưng cho tấm lòng thủy chung. Độ lượng của nhân dân.
-“ánh trăng im phanh phắc”
-Nhân hóa “im phăng phắc.”-> Ánh trăng như một nhân chứng nhắc nhở ta về quá khứ.
-“đủ cho ta giật mình”
-Từ ngữ gợi tả “giật mình”-> Người lính giật mình vì nhận ra sự vô tình của mình, cảm thấy ân hận và tự trách mình.
-> Ý nghĩa triết lý: Con người không thể lãng quên quá khứ, sống thì phải ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.

III. KẾT BÀI
- Đánh giá chung: Bài thơ có giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Tác giả nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
-Bài học: Thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Đề 9: Cảm nhận của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Gv Trần Thị Thanh thuỷ (tr Phạm Ngọc Thạch)

I. MỞ BÀI
-Tác giả: Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là người lính. Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ ở thành phố HCM.
-Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1978, khi đất nước đã hòa bình. Bài thơ trích trong tập thơ “Ánh trăng”, được giải A của hội nhà văn VN, năm 1984.
-Vấn đề nghị luận: Giới thiệu và dẫn khổ thơ cần phân tích.

II. THÂN BÀI:
1. Hình ảnh trăng trong quá khứ (khổ 1,2)
-Ánh trăng là một hình ảnh đa nghĩa, bao trùm cả bài thơ. Người lính nhớ về quá khứ:
-“Hồi nhỏ sống với đồng.
với sông rồi với bể”
-Yếu tố tự sự “Hồi nhỏ”  -> Người lính nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống ở nông thôn, gần gũi với thiên nhiên.
-Hình ảnh liên tưởng “đồng, sông, bể” -> hình ảnh của thiên nhiên thoáng đạt, rộng lớn, hình ảnh của quê hương thân thiết, gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ.
-“hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ”
-Nhân hóa tri kỉ -> Thời chiến tranh, chiến đấu ở trong rừng, trăng là người bạn thân thiết, gắn bó với người lính. (liên hệ “Đầu súng trăng treo”)
-“trần trụi với thiên nhiên.
hồn nhiên như cây cỏ”
-Từ ngữ gợi tả “trần trụi, hồn nhiên”->Hình ảnh trăng giản dị, thanh cao tượng trưng cho vẻ đẹp bình dị, vững bền của cuộc sống.
-“ngỡ không bao giờ quên.
cái vầng trăng tình nghĩa.”
-Hình ảnh tượng trưng “vầng trăng tình nghĩa” -> Ánh trăng tượng trưng cho những năm tháng gian khổ thời chiến tranh, tượng trưng cho tình nghĩa  của đồng bào, đồng chí. Người lính tự nhủ với lòng là không bao giờ  quên được. (liên hệ “Đồng chí”, “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”)
-> Hình ảnh ánh trăng gắn liền với những kỉ niệm của tuổi thơ, với cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.

2. Hình ảnh ánh trăng trong hiện tại (khổ 3,4,5)
-Dòng cảm xúc người lính quay trở về hiện tại:
-“ Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương”
-Yếu tố tự sự “từ hồi” -> Đất nước hòa bình, người lính giải ngũ, về công tác tại thành phố.
-Từ ngữ gợi tả “ánh điện cửa gương” -> cuộc sống ở thành phố văn minh, hiện đại, đầy đủ tiện nghi nên người lính không cần đến trăng.
-“vầng trăng đi qua ngõ.
như người dưng qua đường.”
-Nhân hóa “đi qua ngõ” -> mỗi tháng một lần, trăng mọc rồi lại lặn, đều đặn, thủy chung, không lỗi hẹn.
-So sánh “người dưng qua đường” -> Cuộc sống ở thành phố quá bận rộn, bon chen nên người lính không có thời gian để ngắm trăng -> Con người vô tình và lãng quên quá khứ.
-“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ”
-Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính. “đèn điện tắt…tối om”. ->Thành phố bị cúp điện, người lính vội mở cửa sổ để tìm chút ánh sáng -> Trong cuộc đời, người ta gặp những lúc trắc trở, bất hạnh thì hay nhớ về quá khứ để tìm sự an ủi, nương tựa.
-“đột ngột vầng trăng tròn”
-Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng tròn” ->Vầng trăng thủy chung, tình nghĩa, đánh thức tâm hồn người lính để nhớ về một quá khứ đẹp đẽ.
-“Ngửa mặt lên nhìn mặt.
có cái gì rưng rưng”
-Yếu tố biểu cảm “rưng rưng” ->Khi ngắm trăng, người lính nghẹn ngào, sung sướng như gặp lại người bạn thân thời quá khứ.
-“như là đồng là bể.
như là sông là rừng.
-So sánh, liên tưởng “đồng, bể, sông, rừng” ->Ánh trăng gợi cho người lính nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, những năm tháng chiến tranh gian khổ, nhận ra sự vô tình của mình và cảm thấy xúc động, ân hận.
-> Ánh trăng gợi cho người lính nhớ về quá khứ, nhận ra sự vô tình của mình bấy lâu nay.

3. Suy ngẫm về hình ảnh ánh trăng (khổ 6)
-“Trăng cứ tròn vành vạnh.
kể chi người vô tình”
-Hình ảnh ẩn dụ “Trăng tròn vành vạnh” -> Trăng tượng trưng cho tấm lòng thủy chung. Độ lượng của nhân dân.
-“ánh trăng im phanh phắc”
-Nhân hóa “im phăng phắc.”-> Ánh trăng như một nhân chứng nhắc nhở ta về quá khứ.
-“đủ cho ta giật mình”
-Từ ngữ gợi tả “giật mình”-> Người lính giật mình vì nhận ra sự vô tình của mình, cảm thấy ân hận và tự trách mình.
-> Ý nghĩa triết lý: Con người không thể lãng quên quá khứ, sống thì phải ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.

III. KẾT BÀI
- Đánh giá chung: Bài thơ có giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Tác giả nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
-Bài học: Thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét