Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu:

PHƯƠNG TRÀ (thực hiện)

“Phải viết thì mới yên lòng …”
Theo nghiệp văn chương, chừng như con gái của thi sĩ Nguyễn Bính  muốn thử thách chính mình. Đã có lúc định từ bỏ vì không đủ tự tin, đã có lúc bất lực trước từng con chữ, nhưng rồi Nguyễn Bính Hồng Cầu tiếp tục dấn bước. Và người đàn bà đơn độc “nhặt bóng mình” đã được thơ cứu rỗi…

Nguyen-Binh-Hong-Cau.jpg
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu
* Chị làm thơ vì muốn giãi bày chia sẻ, hay vì muốn tiếp nối con đường của thi sĩ Nguyễn Bính?

- Tôi không nghĩ mình làm thơ để tiếp nối con đường của ông cụ. Mình là kẻ hậu sinh, chắc chắn không thể vượt qua bao nhiêu chữ nghĩa của người đi trước. Tôi đến với thơ như một cứu cánh để giãi bày những điều tưởng như mình không thể chịu đựng nổi. Rất may tôi đã được giải tỏa bằng thơ và tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ. Bạn tôi nói Hồng Cầu làm thơ như… ma nhập. Khi đó, tôi không thể không viết. Phải viết thì mới yên lòng.

* Sau khi trải hết lòng mình trên trang giấy, chị có cảm thấy kiệt sức?

- Có, sau khi tôi làm bài thơ Bỗng một ngày. Đây là bài thơ tình, được viết sau khi chị Trương Tuyết Mai đưa cho tôi đọc những bức thư tình của chị. Tôi nói: Chị để lại đây cho em. Chị Trương Tuyết Mai để thư lại trên bàn làm việc của tôi rồi đi về. Từ cơ quan tôi về nhà chị ấy khoảng 40 phút. Khi chị ấy vừa về nhà, tôi gọi điện và đọc bài thơ tình mà mình vừa mới viết xong: Bỗng một ngày em biết anh/Tình yêu đến như sóng cuồng bão dậy/Em nắm trong tay trái tim mình run rẩy/… Viết xong bài thơ này, tôi buông bút và cảm thấy kiệt sức hoàn toàn. Bài thơ đã được phổ nhạc và phát trên đài.

* Là con gái của một nhà thơ nổi tiếng, có lẽ chị không dễ dàng khi muốn thoát ra khỏi cái bóng của ông cụ để khẳng định mình?

- Cuộc đời của bố tôi đầy bất trắc, giông bão. Tôi là con gái của bố, tôi lớn lên trong niềm tự  hào về bố mình. Dường như bài thơ Lỡ bước sang ngang của ông cụ vận vào đời tôi. Là con của một nhà thơ được rất nhiều người yêu mến, tôi phải phấn đấu nhiều, rất nhiều để tự khẳng định mình, để thoát ra khỏi cái bóng của ông cụ. Nên khi vào con đường này thì tôi chọn văn xuôi, viết truyện ngắn, làm báo. Còn thơ, có lẽ là định mệnh sắp đặt cho mình.

* Bao nhiêu năm dấn thân vào nghiệp văn chương, có bao giờ chị nhận thấy rằng bên cạnh nhiều cái được thì mình cũng để mất nhiều thứ?

- Tôi không nghĩ là mình mất gì. Có những lúc tôi không đủ tự tin, và muốn dừng lại vì con đường này chông gai quá. Nhưng đã mang nghiệp vào thân thì không dứt được. Tôi vẫn lặn lội với những con chữ. Rồi thơ lại bật lên trong đầu. Rồi mình phải ghi ra. Tôi người đàn bà độc hành/Trên đường thiên lý/Phía đích đến/ Không người đón đợi/Con đường lụt gió mưa…Dẫu thế nào cũng không quay lại được/Tôi bươn về phía trước/Con đường ngược gió…

* Những người làm thơ viết văn thường nhạy cảm. Điều đó giúp ích cho họ trong công việc sáng tạo, song cũng khiến họ gặp bất trắc trong cuộc sống đời thường. Riêng chị thì sao?

- Ừ, trong Nhặt bóng mình, bạn đọc sẽ thấy một người đàn bà chông chênh và đa mang. Cuộc đời tôi có nhiều bất trắc, vô cùng bất trắc, nhưng tôi chưa bao giờ thấy mình bất hạnh. Bất trắc thì có, gian nan thì có nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc với những năm tháng đã qua. Vượt qua đoạn đường chồng chất tai ương và bất trắc đó, tôi thấy mình giàu có.

Sau Ca dao một nửa (xuất bản vào cuối năm 2005), Nguyễn Bính Hồng Cầu ra mắt tập thơ thứ hai Nhặt bóng mình (năm 2007). Tác phẩm này với gần 80 bài thơ, trong đó có 3 bài thơ được phổ nhạc, là sự trải nghiệm của chị sau bao nhiêu năm gắn với nghiệp chữ nghĩa, là tấm lòng của một đứa con đối với mảnh đất Cà Mau - nơi chôn nhau cắt rốn. Nhà thơ sinh năm 1952 này đang sống tại TP Hồ Chí Minh, là Phó Giám đốc NXB Văn nghệ. 
* Có những hạnh phúc rất bình dị, như mái ấm gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, song người phụ nữ làm nghệ thuật cũng không dễ dàng có được…

- Bài thơ Định mệnh vận vào tôi như một sự vô tình. Tôi đã đi một mình trên  chặng đường dài mấy chục năm. Tôi nghĩ sự cô đơn cũng gần với sự sáng tạo.

* Món quà nào quý nhất mà chị nhận được từ cha mình?

- Ông cụ để lại cho, không riêng gì tôi, một gia sản tinh thần rất lớn. Tôi muốn bảo tồn những di sản của cha tôi. Hạnh phúc lớn nhất của gia đình tôi, bản thân tôi là tấm lòng của các thế hệ độc giả dành cho cụ, nhất là độc giả ở mảnh đất Phú Yên này. Tôi nghĩ mình nặng nợ với Phú Yên. Lần đầu tiên đến đây, mọi người chưa biết tôi là ai, chỉ biết rằng tôi là con của nhà thơ Nguyễn Bính, thì họ đến bằng tấm lòng ngưỡng mộ ba tôi, yêu thương ông thật sự. Trong cuộc hành phương Nam , ông cụ có đi qua đây, tiếc là không ghé lại. Nhưng tình cảm mà bà con Phú Yên dành cho ba tôi đã vượt qua không gian, thời gian. Chính vì điều đó, tôi như người mắc nợ. Mắc nợ tấm lòng, tình cảm của người Phú Yên dành cho ba tôi và cho tôi.

* Xin cảm ơn chị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu:

PHƯƠNG TRÀ (thực hiện)

“Phải viết thì mới yên lòng …”
Theo nghiệp văn chương, chừng như con gái của thi sĩ Nguyễn Bính  muốn thử thách chính mình. Đã có lúc định từ bỏ vì không đủ tự tin, đã có lúc bất lực trước từng con chữ, nhưng rồi Nguyễn Bính Hồng Cầu tiếp tục dấn bước. Và người đàn bà đơn độc “nhặt bóng mình” đã được thơ cứu rỗi…

Nguyen-Binh-Hong-Cau.jpg
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu
* Chị làm thơ vì muốn giãi bày chia sẻ, hay vì muốn tiếp nối con đường của thi sĩ Nguyễn Bính?

- Tôi không nghĩ mình làm thơ để tiếp nối con đường của ông cụ. Mình là kẻ hậu sinh, chắc chắn không thể vượt qua bao nhiêu chữ nghĩa của người đi trước. Tôi đến với thơ như một cứu cánh để giãi bày những điều tưởng như mình không thể chịu đựng nổi. Rất may tôi đã được giải tỏa bằng thơ và tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ. Bạn tôi nói Hồng Cầu làm thơ như… ma nhập. Khi đó, tôi không thể không viết. Phải viết thì mới yên lòng.

* Sau khi trải hết lòng mình trên trang giấy, chị có cảm thấy kiệt sức?

- Có, sau khi tôi làm bài thơ Bỗng một ngày. Đây là bài thơ tình, được viết sau khi chị Trương Tuyết Mai đưa cho tôi đọc những bức thư tình của chị. Tôi nói: Chị để lại đây cho em. Chị Trương Tuyết Mai để thư lại trên bàn làm việc của tôi rồi đi về. Từ cơ quan tôi về nhà chị ấy khoảng 40 phút. Khi chị ấy vừa về nhà, tôi gọi điện và đọc bài thơ tình mà mình vừa mới viết xong: Bỗng một ngày em biết anh/Tình yêu đến như sóng cuồng bão dậy/Em nắm trong tay trái tim mình run rẩy/… Viết xong bài thơ này, tôi buông bút và cảm thấy kiệt sức hoàn toàn. Bài thơ đã được phổ nhạc và phát trên đài.

* Là con gái của một nhà thơ nổi tiếng, có lẽ chị không dễ dàng khi muốn thoát ra khỏi cái bóng của ông cụ để khẳng định mình?

- Cuộc đời của bố tôi đầy bất trắc, giông bão. Tôi là con gái của bố, tôi lớn lên trong niềm tự  hào về bố mình. Dường như bài thơ Lỡ bước sang ngang của ông cụ vận vào đời tôi. Là con của một nhà thơ được rất nhiều người yêu mến, tôi phải phấn đấu nhiều, rất nhiều để tự khẳng định mình, để thoát ra khỏi cái bóng của ông cụ. Nên khi vào con đường này thì tôi chọn văn xuôi, viết truyện ngắn, làm báo. Còn thơ, có lẽ là định mệnh sắp đặt cho mình.

* Bao nhiêu năm dấn thân vào nghiệp văn chương, có bao giờ chị nhận thấy rằng bên cạnh nhiều cái được thì mình cũng để mất nhiều thứ?

- Tôi không nghĩ là mình mất gì. Có những lúc tôi không đủ tự tin, và muốn dừng lại vì con đường này chông gai quá. Nhưng đã mang nghiệp vào thân thì không dứt được. Tôi vẫn lặn lội với những con chữ. Rồi thơ lại bật lên trong đầu. Rồi mình phải ghi ra. Tôi người đàn bà độc hành/Trên đường thiên lý/Phía đích đến/ Không người đón đợi/Con đường lụt gió mưa…Dẫu thế nào cũng không quay lại được/Tôi bươn về phía trước/Con đường ngược gió…

* Những người làm thơ viết văn thường nhạy cảm. Điều đó giúp ích cho họ trong công việc sáng tạo, song cũng khiến họ gặp bất trắc trong cuộc sống đời thường. Riêng chị thì sao?

- Ừ, trong Nhặt bóng mình, bạn đọc sẽ thấy một người đàn bà chông chênh và đa mang. Cuộc đời tôi có nhiều bất trắc, vô cùng bất trắc, nhưng tôi chưa bao giờ thấy mình bất hạnh. Bất trắc thì có, gian nan thì có nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc với những năm tháng đã qua. Vượt qua đoạn đường chồng chất tai ương và bất trắc đó, tôi thấy mình giàu có.

Sau Ca dao một nửa (xuất bản vào cuối năm 2005), Nguyễn Bính Hồng Cầu ra mắt tập thơ thứ hai Nhặt bóng mình (năm 2007). Tác phẩm này với gần 80 bài thơ, trong đó có 3 bài thơ được phổ nhạc, là sự trải nghiệm của chị sau bao nhiêu năm gắn với nghiệp chữ nghĩa, là tấm lòng của một đứa con đối với mảnh đất Cà Mau - nơi chôn nhau cắt rốn. Nhà thơ sinh năm 1952 này đang sống tại TP Hồ Chí Minh, là Phó Giám đốc NXB Văn nghệ. 
* Có những hạnh phúc rất bình dị, như mái ấm gia đình với người đàn ông mà mình yêu thương, song người phụ nữ làm nghệ thuật cũng không dễ dàng có được…

- Bài thơ Định mệnh vận vào tôi như một sự vô tình. Tôi đã đi một mình trên  chặng đường dài mấy chục năm. Tôi nghĩ sự cô đơn cũng gần với sự sáng tạo.

* Món quà nào quý nhất mà chị nhận được từ cha mình?

- Ông cụ để lại cho, không riêng gì tôi, một gia sản tinh thần rất lớn. Tôi muốn bảo tồn những di sản của cha tôi. Hạnh phúc lớn nhất của gia đình tôi, bản thân tôi là tấm lòng của các thế hệ độc giả dành cho cụ, nhất là độc giả ở mảnh đất Phú Yên này. Tôi nghĩ mình nặng nợ với Phú Yên. Lần đầu tiên đến đây, mọi người chưa biết tôi là ai, chỉ biết rằng tôi là con của nhà thơ Nguyễn Bính, thì họ đến bằng tấm lòng ngưỡng mộ ba tôi, yêu thương ông thật sự. Trong cuộc hành phương Nam , ông cụ có đi qua đây, tiếc là không ghé lại. Nhưng tình cảm mà bà con Phú Yên dành cho ba tôi đã vượt qua không gian, thời gian. Chính vì điều đó, tôi như người mắc nợ. Mắc nợ tấm lòng, tình cảm của người Phú Yên dành cho ba tôi và cho tôi.

* Xin cảm ơn chị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét